Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Luân lý không phải là chuyện “anh có thể, anh không thể”

Luân lý không phải là chuyện “anh có thể, anh không thể”

Đức Thánh Cha nói chuyện với ông Dominique Wolton
1 tháng Chín, 2017
Luân lý không phải là chuyện “anh có thể, anh không thể”
Dominique Wolton 28/08/2017 © L'Osservatore Romano
Luân lý không phải là chuyện “anh có thể, anh không thể” hay “anh phải thế này, anh không được,” Đức Thánh Cha nói trong quyển sách phỏng vấn với nhà nghiên cứu người Pháp, Dominique Wolton. Đức Thánh Cha nói rằng ngài “sợ” “tính cứng nhắc” và ngài hy vọng rằng các mục tử sẽ không rút gọn bài giảng về luân lý của họ “thành công thức.”
Ngày 1 tháng Chín, 2017, Le Figaro Magazine trích đăng tác phẩm “Đức Thánh Cha Phanxico: Những cuộc gặp gỡ với Dominique Wolton: Chính trị và Xã hội” (Editions de L’Observatoire), lịch phát hành tại Pháp ngày 6 tháng Chín.
Trong hàng chục buổi gặp gỡ riêng tại Vatican, Đức Thánh Cha đã nói đến vấn đề “luân lý” với nhà xã hội học. Ngài nhấn mạnh, người ta không thể dạy luân lý “ với những quy tắc như ‘anh không thể làm việc đó, anh phải làm việc đó, anh phải, anh không được, anh có thể, và anh không thể.’”
Ngài giải thích rằng luân lý là một kết quả của sự gặp gỡ với Đức Giê-su Ki-tô. Nó là kết quả của đức tin cho chúng ta là người Công giáo. Và với những người khác, luân lý là một kết quả của sự gặp gỡ một lý tưởng, hay với Thượng đế, hay với chính bản thân, nhưng là phần tốt đẹp nhất của bản thân. Luân lý luôn luôn là một kết quả.”
Việc rút gọn luân lý thành “công thức”
Đức Thánh Cha cảnh báo các nhà giảng thuyết về “sự nguy hiểm rất lớn” biến luân lý thành những sự lên án – tôi xin lỗi – gọi là ‘công thức’.” Tuy nhiên, những tội khác, nghiêm trọng nhất – thù hận, ganh ghét, kiêu căng, tự phụ, giết nhau, sát nhân … những điều này chưa được nói đến nhiều,” ngài nói.
Cũng nhắc lại vấn đề Rước lễ đối với người ly dị và tái hôn, Đức Thánh Cha đưa ra những quy phạm “cố định” và “cứng rắn.” Ngài cho các mục tử lời khuyên này: “Hãy nói chuyện với người đàn ông ly dị, hãy nói chuyện với người phụ nữ ly dị, tiếp đón, hỗ trợ, hòa nhập, nhận thức!”
Ngài phê bình “cám dỗ của Giáo hội” muốn thể hiện bản thân theo những cách nói “họ không được làm điều này”: “Nhưng không, và không, và không! Kiểu cấm đoán như vậy là điều chúng ta tìm thấy trong những câu truyện của Chúa Giê-su với người Pha-ri-sêu. Cũng như nhau! Những người vĩ đại của Giáo hội là những người có một tầm nhìn vượt xa hơn, những người thấu hiểu.”
“Đàng sau mỗi sự cứng nhắc là một sự vô năng về giao tiếp … đó là một hình thức của trào lưu chính thống. Khi tôi gặp một con người cứng nhắc, đặc biệt là người trẻ tuổi, tôi liền bảo mình rằng anh ta bị bệnh … Tôi sợ tính cứng nhắc. Tôi thích một tuổi trẻ hơi lộn xộn, với những vấn đề thường tình, người cảm thấy mệt mỏi … vì tất cả những mâu thuẫn này sẽ giúp anh ta phát triển.”

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/09/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét