Toàn văn họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha Phanxico từ Colombia trở về
Đức Thánh Cha Phanxico nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay từ Roma đến Bogota, 6 tháng Chín, 2017. Credit: L'Osservatore Romano.
Trên chuyến bay giáo hoàng, 11 tháng Chín, 2017 / 10:10 sáng (CNA/EWTN News). - Trong buổi nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay từ Cartagena trở về Rome hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxico đụng chạm đến nhiều vấn đề, đáng chú ý là quyết định của chính phủ Hoa kỳ chấm dứt DACA và cuộc khủng hoảng ở Venezuela.
Ngài cũng nói đến tiến trình hòa bình ở Colombia, Siêu bão Irma, biến đổi khí hậu, và di cư trên chuyến bay ngày 11 tháng Chín.
Dưới đây là toàn văn bản dịch (tiếng Anh) buổi họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha.
Phần 1:
Greg Burke: Xin cảm ơn Đức Thánh Cha về thời gian người dành cho chúng con hôm nay sau một chuyến đi rất căng, rất mệt; rất mệt mỏi, nhưng cũng là một chuyến đi đầy kết quả tốt đẹp. Trong nhiều trường hợp cha cảm ơn mọi người vì những gì họ đã dạy cho cha. Chúng con cũng học được nhiều điều từ văn hóa gặp gỡ này và chúng con cảm ơn cha về điều đó.
Đặc biệt Columbia, với quá khứ vừa qua, và không chỉ vừa qua, đã cho chúng ta thấy một số chứng tá rất mạnh mẽ, một số chứng tá rất xúc động về sự tha thứ và hòa giải. Nhưng nó cũng cho chúng ta một bài học tiếp nối về niềm vui và hy vọng, hai cụm từ cha đã dùng rất nhiều trong chuyến đi này. Bây giờ chắc có lẽ cha có đôi điều muốn nói trước khi chúng ta chuyển sang phần đặt câu hỏi. Xin cảm ơn cha.
ĐTC Phanxico: Chào mọi người và cảm ơn anh chị em rất nhiều vì công việc của mình. Tôi rất xúc động vì niềm vui, sự dịu dàng, tuổi trẻ và sự tốt lành của người dân Columbia. Một dân tộc ưu tú không ngại bày tỏ tình cảm của mình, không ngại lắng nghe và thể hiện những cảm xúc của họ. Đây là điều mà tôi học được. Đây là lần thứ ba mà tôi nhớ [tôi đã đến Columbia] - nhưng có một đức giám mục nói với tôi: không, cha đến lần thứ tư rồi - nhưng chỉ là những cuộc gặp gỡ nhỏ. Một lần ở Laceja và hai lần khác ở Bogota, hay ba, nhưng tôi vẫn không biết nhiều về Columbia, những gì anh chị em nhìn thấy trên các con đường. Tôi rất trân quý chứng tá của niềm vui, của hy vọng, của sự kiên nhẫn chịu đựng của dân tộc này. Nó giúp ích cho tôi rất nhiều. Cảm ơn anh chị em.
Greg Burke: Bây giờ thưa Đức Thánh Cha. Câu hỏi đầu tiên từ César Moreno thuộc đài phát thanh Caracol.
Moreno: Xin cảm ơn Đức Thánh Cha. Chào mọi người. Trước hết con thay mặt toàn thể giới truyền thông Columbia tháp tùng trên chuyến đi này cảm ơn cha, và tất cả những đồng nghiệp và bạn bè đã đến đất nước của chúng con, đã cho chúng con rất nhiều thông điệp đẹp, sâu sắc và yêu thương, và sự gần gũi mà cha đã thể hiện đối với người dân Columbia. Xin cảm ơn Đức Thánh Cha.
Thưa Đức Thánh Cha, cha đã đến một đất nước bị chia rẽ. Bị chia rẽ về tiến trình hòa bình, giữa những người chấp thuận và những người không chấp thuận tiến trình này. Cụ thể có thể làm được những gì, có thể đặt những bước đi như thế nào, để những phần bị chia rẽ đến gần nhau hơn, để cho những nhà lãnh đạo của chúng con ngưng lại sự hận thù này, sự oán hận này? Nếu Đức Thánh Cha quay trở lại, nếu cha có thể quay trở lại đất nước của chúng con sau vài năm, cha nghĩ sao, cha muốn nhìn thấy một Columbia như thế nào? Xin cảm ơn cha.
ĐTC Phanxico: Tôi thích phương châm ít nhất phải là: “Chúng ta hãy bước thêm bước thứ hai.” Đó ít nhất nó là như vậy. Tôi nghĩ phải có nhiều hơn nữa. Tôi đếm được 60, nhưng họ nói với tôi là 54 năm du kích quân, ít hay nhiều hơn gì đó. Và ở đây nó đã chồng chất rất nhiều, rất nhiều. Rất nhiều hận thù, rất nhiều sự oán hận, rất nhiều chứng bệnh trong tâm hồn. Và chứng bệnh đó không phải là điều đáng lên án. Nó phải đến. Cái bệnh sởi đó túm lấy anh và lôi anh đi … ồ, xin lỗi! Tôi sẽ nói bằng tiếng Ý. Căn bệnh đó không phải là điều đáng lên án, nó phải đến. Và trong những cuộc chiến tranh du kích này - chúng đã thực sự nổ ra, bất kể họ là du kích quân, phe bán quân sự, hay người nào khác - và rồi nạn tham nhũng trong nước, chúng tạo nên những tội lỗi gớm giếc này dẫn đến căn bệnh hận thù, căn bệnh … Nhưng nếu họ đã chọn những bước đi tạo ra hy vọng, những bước đi trong đàm phán, nhưng nó đã kết thúc. Cuộc ngừng bắn ELN, và tôi rất biết ơn, rất biết ơn về điều này. Nhưng tôi còn nhận thấy có một điều khác nữa. Khát khao dấn bước trong tiến trình này vượt xa hơn những cuộc đàm phán đang được thực hiện hoặc cần phải được thực hiện. Nó là một khát khao không bị ép buộc, và đây là sức mạnh của dân tộc. Dân tộc này muốn hít thở, nhưng chúng ta phải giúp họ bằng sự hiệp thông trong lời cầu nguyện, và trên hết là sự thấu hiểu có biết bao sự đau đớn bên trong của rất nhiều người.
Greg Burke: Bây giờ là José Mojica từ El Tiempo, thưa Đức Thánh Cha.
José Mojica: Thưa Đức Thánh Cha, thật là một vinh dự được ở đây, được ở đây với người. Con tên là José Mojica và con là một ký giả cho El Tiempo, trung tâm xã luận của Colombia, và con cũng đại diện cho những đồng nghiệp và tất cả giới truyền thông trong Columbia của con xin kính chào người.
Colombia đã chịu đựng tình trạng bạo lực trong nhiều thập niên do chiến tranh, xung đột vũ trang và kể cả buôn lậu ma túy. Tuy nhiên, những tàn phá do tham nhũng trong chính trị cũng kinh khủng như chính chiến tranh, và cho dù tham nhũng không phải là vấn đề mới, chúng ta đều biết là nó luôn tồn tại, bây giờ mọi người dễ nhìn thấy nó hơn vì chúng ta không còn những bản tin về chiến tranh và xung đột vũ trang. Chúng ta có thể làm gì trước tai họa này, chúng ta có thể chịu đựng tham nhũng tới mức độ nào, bằng cách nào chúng ta có thể trừng phạt chúng? Và cuối cùng, tội tham nhũng có nên bị rút phép thông công?
ĐTC Phanxico: Anh hỏi tôi một câu mà tôi đã tự hỏi mình rất nhiều lần. Tôi đặt mình vào theo cách này: nạn tham nhũng có biết tha thứ không? Tôi đã hỏi mình như vậy. Và tôi đã tự hỏi mình khi có một hành động … trong tỉnh Catamarca, ở Argentina, một hành động ngược đãi, hành hạ, cưỡng dâm một em gái. Và có những con người mắc kẹt ở đó, gắn chặt vào quyền lực của chính trị và kinh tế trong tỉnh này.
Có một bài báo đăng trên La Nacion hồi đó làm tôi rất xúc động, và tôi có viết một quyển sách nhỏ có tiêu đề “Tội lỗi và Tham nhũng.” … chúng ta đều là những tội nhân, và chúng ta biết rằng Chúa luôn ở gần bên chúng ta, và Người không bao giờ thấy mệt mỏi trong việc tha thứ. Nhưng có sự khác biệt: Chúa không bao giờ thấy mệt mỏi trong việc tha thứ, tội nhân đôi khi tỉnh ngộ và cầu xin sự tha thứ. Vấn đề là nạn tham nhũng không hề xin tha thứ và quên cách cầu xin tha thứ, và đây là vấn đề nghiêm trọng. Nó là tình trạng xơ cứng trước những giá trị, trước sự tàn phá, trước việc bóc lột con người. Họ không còn khả năng cầu xin sự tha thứ, nó giống như một án phạt, thật vô cùng khó khăn có thể giúp đỡ cho những người tham nhũng, vô cùng khó. Nhưng Chúa có thể làm việc đó. Tôi cầu nguyện cho điều đó.
Greg Burke: Thưa Đức Thánh Cha, bây giờ là Hernan Reyes, từ TELAM.
Hernán Reyes: Thưa Đức Thánh Cha, câu hỏi này là của nhóm ký giả nói tiếng Tây Ban nha. Cha đã nói đến bước đi đầu tiên mà Columbia thực hiện. hôm nay trong Thánh Lễ, người nói rằng chưa có đủ sự đối thoại giữa hai bên, vậy có cần phải có thêm các nhân tố khác can thiệp vào? Cha có nghĩ rằng có thể tái lập mô hình của Columbia cho những cuộc xung đột khác trên thế giới không?
ĐTC Phanxico Hợp nhất mọi người. Trong bài giảng hôm nay tôi cũng nói đến điều này, lấy trong một trích đoạn Tin mừng. Hợp nhất mọi người. Đây không phải là lần đầu tiên, trong quá nhiều cuộc xung đột và quá nhiều người đã tham gia vào. Đó là cách tiến bước, một con đường chính trị khôn ngoan. Có một sự khôn ngoan nữa là nhờ giúp đỡ, nhưng tôi tin rằng, hôm nay tôi đã muốn lưu ý về điều này trong bài giảng - nó là một thông điệp, hơn là một bài giảng - tôi tin rằng những nguồn kỹ thuật này, chúng ta cứ gọi là ‘chính trị’ đi, trợ giúp và những sự can thiệp của Liên Hợp quốc đôi khi được yêu cầu phải rút ra khỏi cuộc khủng hoảng. Nhưng tiến trình hòa bình chỉ tiến được khi người dân được nắm lấy nó trong tay của họ. Nếu người dân không nắm được nó trong tay, nó có thể tiến được một chút rồi người ta lại bước đến một bước thỏa hiệp. Đó là những gì tôi đã cố gắng tìm nghe nơi mọi người trong chuyến thăm viếng này: vai diễn chính của tiến trình hòa bình hoặc phải là người dân hoặc nó chỉ tiến đến được một mức độ nào đó, nhưng khi nào người dân nắm được nó trong tay, họ có thể thực hiện nó rất tốt … đó là một con đường cao hơn.
Greg Burke: Bây giờ là Elena Pinardi.
Elena Pinardi (EBU): Con chào Đức Thánh Cha. Trước hết chúng con muốn hỏi thăm sức khỏe cha bây giờ thế nào. Chúng con nhìn thấy cha bị đập đầu … cha có sao không? Cha có đau không?
ĐTC Phanxico: Tôi quay sang đó để chào các em thiếu nhi và tôi không nhìn thấy kính và thế là “bụp”!
Pinardi: Câu hỏi của con là: khi chúng ta đang bay, chúng ta đế rất gần với trận bão Irma, nó gây ra … những cái chết và sự tàn phá kinh hoàng trên diện tích rộng trên những hòn đảo vùng Caribbe và Cuba, người ta sợ rằng nhiều vùng rộng lớn của Florida sẽ chìm trong nước, và 6 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. Sau trận bão Harvey, hầu như có liên tục 3 trận siêu bão liên tiếp trong vùng. Các nhà khoa học nói rằng việc ấm lên của các đại dương là một yếu tố góp phần tạo nên các trận bão và những siêu bão theo mùa ngày càng mạnh hơn. Liệu có một trách nhiệm đạo đức đối với các nhà lãnh đạo chính trị đã từ chối hợp tác với các quốc gia khác trong việc loại trừ khí thải nhà kính? Tại sao họ lại chối bỏ rằng sự biến đổi khí hậu cũng là công việc của con người?
ĐTC Phanxico: Cảm ơn anh. Với phần câu hỏi cuối để khỏi quên, ai mà phủ nhận điều này thì đến các nhà khoa học mà hỏi họ. Họ nói rất rõ. Các nhà khoa học là hoàn toàn chính xác. Có lúc, khi tin tức về chiếc tàu thủy của Nga lộ ra, tôi tin điều đó, nó đi từ Na-uy đến Nhật hay Đài loan theo ngả Bắc cực mà không cần một tàu phá băng và các ảnh chụp cho thấy những tảng băng vỡ. Anh có thể đến Bắc cực. Nó quá rõ ràng, quá rõ ràng. Khi tin đó lộ ra từ một trường đại học, tôi không nhớ là ở đâu, một tin khác cho biết rằng, ‘Chúng ta chỉ còn ba năm nữa để quay trở lại, nếu không, hậu quả sẽ vô cùng kinh hoàng.’ Tôi không biết là ba năm có phải là đúng hay không, nhưng nếu chúng ta không quay trở lại thì chúng ta sẽ đi xuống (vực), đó là sự thật. Sự biến đổi khí hậu, anh đã nhìn thấy hậu quả và các nhà khoa học nói rất rõ đâu là con đường phải đi theo. Và tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm, tất cả … mọi người … người nhỏ, người lớn, một trách nhiệm đạo đức, và phải chấp nhận ý kiến hoặc đưa ra những quyết định, và chúng ta phải nhìn đến vấn đề này thật nghiêm túc. Tôi nghĩ đây không phải là điều đặt ra để ngồi đùa cợt với nhau. Nó rất nghiêm trọng. Và anh hỏi tôi: đâu là trách nhiệm đạo đức. Mọi người đều có trách nhiệm này. Các nhà chính trị có trách nhiệm của riêng họ. Mọi người đều có trách nhiệm riêng của họ tùy theo câu trả lời của mỗi người đưa ra.
Tôi nói rằng: trước hết, mọi người phải có trách nhiệm đạo đức của riêng họ. Thứ hai, nếu một ai đó hơi nghi ngờ rằng điều này không đúng, hãy để họ đi hỏi các nhà khoa học. Các nhà khoa học nói rất rõ. Họ không đưa ra những ý kiến trên trời, họ nói rất rõ ràng cụ thể. Rồi để cho người ta đưa ra quyết định, và lịch sử sẽ phán xét những quyết định của họ. Cảm ơn anh.
Quý vị đọc tiếp phần 2 trong ngày mai. Cảm ơn quý vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét