Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Bologna: “Chúng ta không thể để mình quen với tình trạng thất nghiệp của tuổi trẻ”

Bologna: “Chúng ta không thể để mình quen với tình trạng thất nghiệp của tuổi trẻ”

Cần phải tăng thêm thật nhiều những cơ hội việc làm phù hợp”
1 tháng Mười, 2017
Bologna: “Chúng ta không thể để mình quen với tình trạng thất nghiệp của tuổi trẻ”
© L'Osservatore Romano
“Tình hình thất nghiệp của giới trẻ, và của rất nhiều người đã mất việc làm và không thể tìm lại, là những thực tại mà chúng ta không thể để mình quen với nó, xem chúng đơn giản chỉ như những con số thống kê,” Đức Thánh Cha Phanxico nói trong buổi gặp gỡ ở quảng trường chính của Bologna hôm 1 tháng Mười, 2017, trong chuyến tông du đến thành phố nước Ý.
Rời khỏi Trung tâm Regional Hub, Đức Thánh Cha đến Quảng trường chính, buổi gặp gỡ diễn ra tại đây vào giờ trưa với các công nhân, những người có việc làm, Đại diện của ngành Công nghiệp, các Liên đoàn Lao động, Conf-Cooperative và Legacoop. Trong số những phái đoàn mà Tòa Thánh chào đón là thân nhân của những nạn nhân trong vụ thảm sát tại ga xe lửa Bologna ngày 2 tháng Tám, 1980.
Sau bài diễn từ chào mừng của Đức Tổng Giám mục của Bologna là Đức ông Matteo Maria Zuppi, Đức Thánh Cha có bài diễn từ sau đây trước những người hiện diện và kết thúc bằng Kinh Truyền Tin.
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ bằng tiếng Ý.
* * *
Diễn từ của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em ngày Chúa nhật tốt lành!
Tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em thuộc thế giới lao động hiểu theo nghĩa rộng của nó. Không may, trong số này có một trường hợp không tốt, cụ thể là có những thời điểm lâm vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ thiếu việc làm. Cảm ơn anh chị em về sự chào đón!
Anh chị em đại diện cho nhiều khu vực xã hội khác nhau, thường có sự đối chọi rất lớn với nhau, nhưng anh chị em đã học biết rằng anh chị em chỉ có thể cùng chung sức để bước ra khỏi cuộc khủng hoảng và xây dựng tương lai với nhau. Trong nhiều mối tương quan lẫn nhau, chỉ đối thoại mới có thể giúp tìm ra được những câu trả lời hiệu quả và đầy sáng tạo cho tất cả, trong đó có vấn đề chất lượng công việc, đặc biệt là phúc lợi không thể thiếu được. Đó là vấn đề mà một số người gọi là “hệ thống Emilia.” Hãy cố thúc đẩy hệ thống đó phát triển. Cần phải có những giải pháp ổn định đủ khả năng giúp nhìn về tương lai để trả lời cho nhu cầu của con người và gia đình.
Kinh nghiệm về sự hợp tác đã phát triển một thời gian dài trong địa hạt của anh chị em, nó được sinh ra từ giá trị của tình đoàn kết nền tảng. Ngày nay nó vẫn còn nhiều giá trị để cho đi, để giúp cho nhiều người đang gặp khó khăn và đang cần “đòn bẩy của xã hội” đó, mà theo một số người, nó không còn hữu dụng nữa. Chúng ta đừng bao giờ bẻ cong sự đoàn kết theo luận lý của lợi nhuận tài chính, vì cũng vì con đường này mà chúng ta lấy mất nó – tôi có thể nói thẳng là cướp mất nó – khỏi tay của những người cô thế nhất đang rất cần nó. Tìm kiếm một xã hội công bằng hơn không phải là một giấc mơ của quá khứ nhưng là một cam kết, một công việc, mà ngày nay đang rất cần nó.
Tình hình thất nghiệp của giới trẻ, và của rất nhiều người đã mất việc làm và không thể tìm lại, là những thực tại mà chúng ta không thể để mình quen với nó, xem chúng đơn giản chỉ như những con số thống kê.
Tình hiếu khách và cuộc chiến chống lại nghèo đói chuyển sang một phạm vi rộng lớn qua việc làm. Sự giúp đỡ cho người nghèo sẽ không thật đúng nghĩa nếu không giúp họ có thể tìm được việc làm và phẩm giá. Đây là một thách đố thú vị, cũng như trong những năm tái kiến thiết sau Chiến tranh, nó đã để lại quá nhiều sự nghèo đói. “Công ước về Việc làm” gần đây, được tìm thấy trong tất cả các khu vực xã hội, và cả trong Giáo hội, ký một cam kết chung giúp đỡ lẫn nhau để tìm ra những câu trả lời chắc chắn, chứ không chỉ là những của bố thí, là một con phương pháp quan trọng mà tôi hy vọng sẽ có thể đưa đến những kết quả như mong đợi.
Cuộc khủng hoảng kinh tế mang chiều kích Châu Âu và toàn cầu. Và như chúng ta biết, nó cũng là cuộc khủng hoảng về luân lý, tinh thần và nhân loại. Gốc rễ của nó là sự phản bội lại thiện ích chung, bất kể đó là những cá nhân hay các nhóm quyền lực. Vì thế, cần phải gỡ bỏ tính trung tâm của luật lợi nhuận và chuyển nó sang cho con người và thiện ích chung. Tuy nhiên, để tính trung tâm này trở thành sự thật, có hiệu quả và không chỉ là những từ ngữ nói suông, cần phải tăng thêm thật nhiều những cơ hội việc làm phù hợp. Đây là trách nhiệm thuộc toàn thể xã hội: trong giai đoạn này, bằng một cách đặc biệt, toàn thể khối xã hội trong những vai trò riêng của mình, có trách nhiệm phải đưa ra mọi nỗ lực để việc làm là một điều được quan tâm chính vì nó là yếu tố ban đầu của phẩm giá.
Ở đây chúng ta đang đứng trước Thánh Petronius, được kính nhớ là Vị Tổ nghiệp và Đấng Bảo trợ, và luôn được vẽ ảnh miêu tả với cả thành phố trong đôi tay của ngài. Từ đây chúng ta nhìn thấy cụ thể ba khía cạnh chính của thành phố này: Giáo hội, Thành phố tự trị và Trường Đại học. Khi cả ba khía cạnh này đối thoại và hợp tác với nhau, thì một chủ thuyết nhân văn vô cùng đẹp đẽ được củng cố, được thể hiện, và thành phố này – theo một cách nói – “hít thở,” nó có một chân trời, và không e ngại giải quyết những thách đố nổi lên. Tôi khuyến khích anh chị em hãy thăng tiến giá trị của nó, mà anh chị em là những người đón nhận, hãy tìm kiếm những giải pháp khôn ngoan và lâu dài cho những vấn đề phức tạp của thời đại chúng ta, nhìn chúng, đúng, nhìn chúng như những sự khó khăn, nhưng cũng là những cơ hội để phát triển và đổi mới. Và những điều tôi nói đây là đúng cho cả nước Ý nói chung và toàn thể Châu Âu.
Các bạn thân mến, tôi xin hiệp thông với anh chị em, hãy đặt vào tay của Chúa và Đức Mẹ mọi điều lo âu và khó khăn của anh chị em. Hãy dâng lên Mẹ, Đấng mọi người dân Bologna sùng kính, bây giờ chúng ta cùng đọc Kinh Truyền Tin.
Copyright of the translation, ZENIT
Virginia M. Forrester

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/10/2017]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét