Cán bộ Trung quốc thay ảnh Chúa Giê-su trong nhà bằng ảnh Tập Cận Bình
Người Công giáo lo sợ sự trở lại của Cách mạng Văn hóa chính thức ép buộc ‘sự sùng bái Tập’ và khuyến khích trẻ em theo dõi và tố cáo cha mẹ
Người Công giáo tỉnh Giang tây đang treo ảnh ông Tập thay thế những ảnh tôn giáo trong nhà của họ. Các linh mục lo ngại rằng những tỉnh khác cũng sẽ làm theo cách này. (Nguồn: wechat)
ucanews.com reporter, Hong Kong
China
16 tháng 11, 2017
Cán bộ trong tỉnh Giang tây thuộc miền Đông Trung quốc đi thay những ảnh tôn giáo trong các gia đình Ki-tô hữu bằng ảnh của lãnh tụ quốc gia Tập Cận Bình.
Ngày 12 tháng 11, các ảnh được đăng tải trên một tài khoản trên mạng xã hội phổ biến WeChat, tài khoản của chính quyền thành phố Huangjinbu, hạt Yugan, cho thấy các cán bộ đang thay những hình ảnh thánh giá và các ảnh tượng tôn giáo khác.
Bản tin từ các cán bộ nói rằng những người Ki-tô hữu trong ảnh đã “nhận ra sai lầm của họ và quyết định không tin tưởng vào Giê-su nữa nhưng tin tưởng và Đảng (Cộng sản)” tuyên bố rằng người Ki-tô hữu tình nguyện tháo bỏ 624 hình ảnh tôn giáo và treo lên 453 ảnh chân dung của ông Tập.
Các cán bộ cũng tuyên bố rằng họ đã “cải tạo” được những người Ki-tô hữu trở thành những người trung thành với Đảng qua chương trình xóa đói giảm nghèo và những chương trình khác giúp đỡ người bị thua thiệt.
Gần 10 phần trăm trong số một triệu dân đa phần thuộc tầng lớp cùng khổ là người Ki-tô hữu.
Cha An-rê, từ chối cho biết tên đầy đủ vì e sợ sự trả thù của chính quyền, nói với ucanews.com rằng việc tháo gỡ những hình ảnh Ki-tô giáo trong đó có việc cán bộ cho tiền các hộ gia đình nghèo để đổi lại bằng việc treo ảnh chân dung ông Tập.
Cha Gio-an ở miền Bắc Trung quốc, có cảm giác rằng Tập Cận Bình đã trở thành “một Mao khác” sau Đại hội đảng vào tháng Mười, và dự báo rằng các cán bộ khác trên toàn quốc có thể bắt chước những gì đã được áp dụng ở hạt Yugan.
Với “Các quy định về Sự vụ Tôn giáo” được sửa đổi của Đảng sẽ được áp dụng ngày 1 tháng Hai, người Ki-tô hữu và quan sát viên tin rằng chính sách tôn giáo sẽ gần như đi theo mô hình “Trung hoa hóa” của ông Tập.
Ying Fuk-tsang, giám đốc khoa thần học thuộc Đại học Trung quốc của Hồng-công, phân tích những sự nguy hiểm của lối sùng bái cá nhân của “Chủ tịch Mao’. Trong thời Cách mạng Văn hóa, sự bất khoan dung đối với tôn giáo và sự tôn thờ Mao Trạch Đông đã thắng thế.
Các linh mục ở Trung quốc trao đổi với ucanews.com rằng họ không nhìn thấy một sự trở lại rõ ràng của thời kỳ Cách mạng Văn hóa, nhưng lo ngại việc kiểm soát xã hội và tôn giáo tiếp tục siết chặt hơn.
Một vị linh mục nói, “Sẽ không có gì tốt đẹp.”
Việc phát hành những video ở Trung quốc khuyến khích trẻ em theo dõi gia đình của chúng đã gợi lại những ký ức đen tối của cuộc Cách mạng Văn hóa 1966-67 trong đó giới trẻ bị ép buộc phải theo hệ tư tưởng Đảng Cộng sản.
Thanh niên gia nhập Hồng vệ binh tham gia tích cực trong việc bắt bớ và dùng các hình thức làm nhục nơi công cộng đối với bất kỳ người nào bị cho là đi lệch hướng với những lời dạy của lãnh tụ cách mạng Mao.
Gần đây Tổ chức Giáo dục Trung hoa, là một nhánh của Bộ Giáo dục, phát hành hai video trên mạng (online) nhắm mục đích dạy trẻ em biết cách báo cáo về những thành viên trong gia đình có chiều hướng đe dọa an ninh quốc gia.
Một video dành cho học sinh tiểu học và một video khác cho học sinh trung học.
Cả hai video hướng dẫn cho trẻ em cách báo cáo với cục an ninh quốc gia bất cứ ai, kể cả cha mẹ, có thể phát tán thông tin mật một cách bất hợp pháp, đặc biệt cho người nước ngoài.
Hai video cung cấp số điện thoại đường dây nóng để báo cáo các hoạt động khả nghi.
Một thông báo của cán bộ nói rằng các video được làm theo đúng với chiến lược của Chủ tịch Tập nhằm đưa những mục tiêu an ninh quốc gia vào trong hệ thống giáo dục.
Tuy nhiên, sau khi hai video được đăng tải, một blogger nói rằng lời kêu gọi trẻ em theo dõi những hoạt động của các thành viên gia đình góp phần ‘tẩy não’ đang làm hồi tưởng lại cuộc Cách mạng Văn hóa.
Joan, một giáo viên phụ đạo, được hỏi về sự cần thiết phải có những mật vụ an ninh vị thành niên.
Một người Công giáo 30 tuổi của tỉnh Chiết giang nói, "Các video này nhắc tôi nhớ lại những Hồng vệ binh vị thành niên trong suốt thời Cách mạng Văn hóa.”
Trong thời Cách mạng Văn hóa giới trẻ được khuyến khích tố cáo những người lớn trong gia đình, kể cả cha mẹ và thầy cô.
Những người bị buộc tội làm gián điệp cho các lực lượng nước ngoài đều bị cầm tù và bị tra tấn buộc phải cung khai.
Việc tung các video diễn ra sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung quốc lần thứ 19, được xem như cách nâng ông Tập lên ngang hàng với vị thế lịch sử của Mao.
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/11/2017]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét