Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Đức Hồng y Charles Bo nói về những thách đố của chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Miến điện

Đức Hồng y Charles Bo nói về những thách đố của chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Miến điện

Cardinal Charles Bo, Archbishop of Yangon, will be welcoming Pope Francis to Myanmar on November 27th - OSS_ROM
Đức Hồng y Charles Bo, tổng Giám mục Yangon, sẽ đón Đức Thánh Cha Phanxico đến Miến điện ngày 27 tháng Mười Một - OSS_ROM
25/11/2017 10:00
(Vatican Radio) Hôm Chủ nhật theo lịch Đức Thánh Cha sẽ rời Roma, bay đến Miến điện và Bangladesh trong chuyến tông du ra nước ngoài thứ 21 của ngài.
Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường quốc tế Yangon thứ Hai 27 và lưu lại 3 ngày ở Miến điện, đến thủ đô mới, Nay Pyi Taw để có những cuộc nói chuyện với tổng thống và Cố vấn Chính phủ là bà Aung San Suu Kyi. Tại Yangon ngài sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật giáo của quốc gia và các Giám mục Công giáo, cũng như dâng Lễ, trước khi khởi hành đi Bangladesh ngày 30 tháng Mười Một.
Đây là chuyến đi đầu tiên của một giáo hoàng đế một đất nước, trước đây được gọi là Burma, chịu đau khổ suốt chiều dài hơn nửa thế kỷ dưới sự nắm quyền đàn áp của quân đội cho đến những cuộc bầu cử năm 2015, và chiến thắng thuộc về phe Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi đứng đầu.
Trước ngày khởi hành của Đức Thánh Cha, Philippa Hitchen trao đổi với Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Yangon, Hồng y Charles Bo và hỏi ngài về tiến trình tiến đến dân chủ trong quốc gia này …
Đức Hồng y Bo nói rằng trong quá khứ đảng nắm quyền quốc gia do độc quyền các Phật tử Miến điện, nhưng bây giờ đảng đã có thêm những nhóm sắc tộc khác, và “không chỉ có Phật tử, nhưng có cả Ki-tô hữu và những tôn giáo khác. Đó là một tiến bộ lớn,” ngài nói.
Nền dân chủ vẫn còn mong manh
Một sự thay đổi nổi bật nữa mà Hồng y cho biết là người dân bây giờ đã có điện thoại thông minh, báo chí và tập san vì thế họ có quyền tự do bày tỏ nhiều hơn. Dưới sự lãnh đạo của Bà Aung San Suu Kyi, ngài nói, đảng NLD đã có những tiến bộ trong việc quản lý dân sự, mặc dù quân đội còn rất mạnh và “chúng tôi có thể nhìn thấy rằng nền dân chủ của chúng tôi còn rất mong manh.”
Ngài tiếp tục, quân đội vẫn nắm giữ quốc phòng, các vấn đề về biên giới và nội vụ, vì vậy quyền hạn của bà Aung San Suu Kyi là “rất giới hạn và trong quốc hội bà không có tiếng nói phản đối lại quân đội.”
Sự gây hấn của quân đội ở tiểu bang Rakhine
Bình luận những chỉ trích về sự im lặng của bà trong những vụ tấn công vào các làng mạc thuộc tiểu bang Rakhine ở miền bắc, đã dẫn đến một sự khủng hoảng lớn về nhân quyền, Đức hHồng y nói rằng cộng đồng quốc tế đã “hơi thổi phồng” vì truyền thông nước ngoài “rất mạnh, đặc biệt là Al-Jazeera”, trong khi truyền thông địa phương “rất yếu và chúng tôi không có nhiều khả năng để tiếp cận được với cộng đồng quốc tế.”
Ngài không thích dùng các từ như diệt chủng hay thanh trừng sắc tộc, ngài nói rằng quân đội Miến điện “đáp trả theo một cách rất bạo lực” đối với những chiến binh Rohingya nhắm vào các tiền đồn của cảnh sát. Ngài nhấn mạnh rằng “không thể so sánh” giữa những vụ tấn công “nhỏ” của các chiến binh, và chính phủ với “những cuộc tấn công theo cách rất hung hãn bằng bom và bắn giết và đốt phá.”
Kêu gọi dừng những cách nói thù hận
Đức hồng y Bo nói rằng Bà Aung San Suu Kyi hiện đang cố gắng áp dụng những đều nghị theo báo cáo của ông Kofi Annan, với những người thiện nguyện trẻ tuổi hoạt động tại những khu vực người tị nạn trở về. Ngài nói rằng dư luận là “rất đa chiều và khá gay gắt,” với rất nhiều người chuyển đến Cox’s Bazar và muốn tiếp tục đi đến những quốc gia thứ ba.
Nhà lãnh đạo Công giáo cũng nói về những cách nói thù hận mà những nhà tu hành Phật giáo cực đoan lan truyền bằng loa phóng thanh bốn hay năm năm về trước. Ngài nói, trước những vụ tấn công của Hồi giáo vào tiểu bang Rakhine, hình thức đó đã trở lại, khi một vị cao tăng Phật giáo nói rằng việc giết những người không theo Phật giáo là chính đáng.
Tôn trọng các tôn giáo khác
Ngài lưu ý rằng người Miến điện nói chung có sự kính trọng rất lớn đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo, vì vậy làn sóng chống Hồi giáo của người Phật giáo đang lan rộng: “đa số đều có ác cảm với người Hồi giáo nói chung và đặc biệt là người Hồi giáo ở tiểu bang Rakhine”.
Ngài nói, để chống lại những quan điểm như vậy, “chúng tôi đang hết sức cố gắng có những cuộc họp nhóm liên tôn và thuyết phục các linh mục và tu sĩ, đặc biệt trong các bài giảng, phải thật tôn trọng và thấu hiểu các tôn giáo khác.”
Sự đón tiếp rất tích cực dành cho  Đức giáo hoàng
Đức Hồng y nói, trong một đất nước với dân số 51 triệu người, trong đó người Công giáo chiếm khoảng 1,4 phần trăm, hoặc con số là 700.000 người. Giáo hội có những mối quan hệ rất tốt với phái Baptist và các tông phái Ki-tô khác, và cả với các nhà tu hành Phật giáo và các nhà lãnh đạo Hồi giáo. Ngài nói rằng không có những nhận định tiêu cực về chuyến đi của Đức Giáo hoàng, ngay cả đối với các nhà sư Phật giáo cực đoan là những người “rất muốn gặp gỡ” ngài, nhưng “ngài phải rất cẩn thận về những thuật ngữ khi ngài sử dụng” vì vậy “chúng tôi đề nghị ngài chỉ cố gắng kìm chế không sử dụng từ Rohingya”.
Nói về sự xung đột với các nhóm quân sự khác, Hồng y nói “nó đã hơi lắng xuống,” và Bà Aung San Suu Kyi đã kết thúc một hội nghị hòa bình thứ hai, nhưng một vài nhóm sắc tộc vũ trang “vẫn cảm thấy miễn cưỡng và nghi ngờ về quân đội.”
Những ưu tiên về giáo dục và việc làm
Cuối cùng đức hồng y nói về những nỗ lực của Giáo hội hỗ trợ giới trẻ đã phải chịu đau khổ vì thiếu học hành và việc làm. Ngài nói rằng có khoảng 3 triệu người Miến điện di cư đang làm việc tại Thái lan và nhiều người trong số đó rất có nguy cơ bị bán và bị bóc lột. Ngài nói ưu tiên hàng đầu của Giáo hội là giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, và cho dù “sự thay đổi không diễn ra ngay lập tức,” nhưng ngài hy vọng dần dần “sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho giới trẻ.”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/11/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét