Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần của Đức Thánh Cha

Bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần của Đức Thánh Cha

‘Những ai nhờ đức tin được ngụp lặn trong màu nhiệm tái sinh này sẽ được tái sinh trọn vẹn vào cuộc sống làm con cái chúa.’
MAY 15, 2016
Đức thánh cha phanxico
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống do Vatican cung cấp trong Lễ sáng  Chúa nhật tại Vương Cung Thánh đường Thánh Phê-rô.
***
“Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Gioan 14:18).
Ý định chính của sứ mệnh của Chúa Giê-su, đã lên đến tột bậc trong ơn sủng của Chúa Thánh Thần, là đổi mới mối tương quan với Chúa Cha, một mối tương quan đã bị tội lỗi làm hỏng, để đưa chúng ta từ tình trạng là những đứa con mồ côi và lấy lại phẩm vị cho chúng ta trở thành những người con của Người.
Thánh Phaolo Tông đồ, trong thư gửi tín hữu Roma đã viết: “Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa.15 Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi!’” (Rm 8:14-15). Ở đây chúng ta thấy được  mối tương quan của chúng ta được phục hồi: địa vị làm cha của Thiên Chúa được tái lập trong chúng ta nhờ vào công trình cứu độ của Chúa Ki-tô và ơn sủng của Chúa Thánh Thần.
Thần Khí được ban tặng cho chúng ta bởi Chúa Cha và dẫn dắt chúng ta trở về với Cha. Toàn thể công trình cứu độ là một “sự tái sinh”, trong đó địa vị làm Cha của Thiên Chúa, qua ơn sủng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, giải thoát chúng ta khỏi tình trạng là những người con mồ côi mà chúng ta đã rơi vào. Ngay cả trong đời sống của chúng ta, chúng ta đã chứng kiến nhiều dấu chỉ về tình trạng là người con mồ côi: trong sự cô đơn nội tâm mà chúng ta cảm thấy ngay cả khi chúng ta có nhiều người xung quanh, một sự cô đơn mà chính nó có thể trở thành một nỗi buồn cuộc sống của con người; khi cố gắng muốn thoát khỏi Thiên Chúa, ngay cả khi vẫn có lòng khát khao được sự hiện diện của Người; do tình trạng mù lòa tâm hồn rất phổ biến làm cho chúng ta bị mất khả năng cầu nguyện; trong sự khó khăn nắm bắt được chân lý và thực tại của đời sống vĩnh hằng như là một sự viên mãn của tình kết hiệp bắt đầu từ trên trần gian và đẹp như một bông hoa sau khi qua đời; trong nỗ lực nhìn những người khác như là “anh em” và “chị em”, vì chúng ta là con cùng một Cha; và những dấu chỉ khác.
Làm con cái Thiên Chúa đối lập lại với tất cả những dấu chỉ này và là ơn Thiên triệu từ ban đầu của chúng ta. Chúng ta được tạo dựng làm con cái của Thiên Chúa, từ trong DNA của chúng ta. Nhưng mối tương quan làm con cái này đã bị phá hỏng và cần phải có sự hy sinh của Con Một Thiên Chúa mới có thể phục hồi lại cho chúng ta. Từ ơn sủng của tình yêu vô biên là cái chết của Chúa Giê-su trên Thánh Giá, Chúa Thánh Thần đã được tuôn đổ xuống trên nhân loại như một nguồn ơn sủng bao la tuôn trào. Những ai nhờ đức tin được ngụp lặn trong ơn sủng tái sinh này sẽ được tái sinh trọng vẹn vào cuộc sống làm con cái Chúa.
“Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Hôm nay trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Lời của Chúa Giê-su cũng nhắc nhở chúng ta sự hiện hữu của Mẹ Maria trong phòng cầu nguyện trên gác. Thân mẫu Đức Giê-su cùng với nhóm các tông đồ tụ họp cầu nguyện: Mẹ là ký ức sống về Con Mẹ và là lời cầu khẩn hiện hữu của Chúa Thánh Thần. Mẹ là Mẹ Giáo Hội. Chúng ta hãy phó thác nhờ sự chuyển cầu của Mẹ, bằng một cách đặc biệt, cho mọi Ki-tô hữu, cho các gia đình và cộng đoàn đang rất cần đến Thần Khí, cần Thánh Linh, Người Biện hộ và Ủi an, Thần khí của chân lý, của tự do và hòa bình.
Như Thánh Phaolo nói, Thần khí hiệp nhất chúng ta với Chúa Ki-tô: “Ai không có Thần khí của Đức Ki-tô thì không thuộc về Người” (Rm 8:9). Làm vững chắc mối tương quan thuộc về Chúa Giê-su, Thần Khí làm cho chúng ta có thể bước vào trải nghiệm mới của tình huynh đệ. Nhờ vào người Anh cả của nhân loại của chúng ta – là Đức Giê-sulà Đức Giê-su – chúng ta có được một mối thân tình với nhau theo cách mới; không còn là những đứa con mồ côi nữa, nhưng là những đứa con cùng một Cha nhân từ và hay thương xót. Và điều này thay đổi mọi việc! Chúng ta có thể nhìn nhau như những người anh em chị em với những sự khác biệt lại làm tăng thêm niềm vui và sự kỳ diệu trong việc chia sẻ tình cha duy nhất và tình anh em.chúng ta có được một mối thân tình với nhau theo cách mới; không còn là những đứa con mồ côi nữa, nhưng là những đứa con của cùng một Cha nhân từ và hay thương xót. Và điều nay thay đổi mọi việc! Chúng ta có thể nhìn nhau như những người anh em chị em  và những sự khác biệt lại làm tăng thêm niềm vui và sự kỳ diệu trong việc chia sẻ tình cha duy nhất và tình anh em.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/05/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét