Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Tổng quan về Giáo hội Công giáo ở những quốc gia Xô-viết cũ

Catholistan: Tình hình Giáo hội ở Trung Á




trung á
Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giê-su ở Tashkent, Uzbekistan. (Image via Wikimedia Commons)
Hậu tố “-stan”, khi được gán vào với một dân tộc hay địa hạt, là một cách gọi khác của hậu tố “-land” (vùng đất) gán vào các quốc gia ở Châu Âu.
Hầu hết mọi người quen với tên Afghanistan, nhiều người còn chưa nghe tới những tên các quốc gia Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan — những quốc gia này đã từng là một phần của USSR (Liên bang Xô-viết cũ).
Nếu bạn không ở trong một căn cứ quân sự, bạn khó có thể là người Công giáo ở Afghanistan. Nhưng Công giáo ở những quốc gia -stan khác thì có thể, mặc dù ở một số trường hợp người Công giáo chỉ là một thiểu số rất ít đến mức hầu như không thấy.
Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II thiết lập Giám quản Tông tòa ở Trung Á, phủ một khu vực gồm đại đa số là Hồi giáo và một ít vô thần của Soviet còn lại.
Những người Ki-tô hữu, mặc dù là nhóm thiểu số, chỉ chiếm một phần nhỏ về dân số ở Trung Á. Tuy nhiên, số lớn Ki-tô hữu ở đó lại là Chính thống giáo, không phải Công giáo Roma. Trong số những người Công giáo Roma ở đây, hầu hết là hậu duệ của những người Châu Âu chạy di tản sang Trung Á dưới thời chiếm đóng của Joseph Stalin và thời kỳ hà khắc của thể chế Soviet.

Uzbekistan
Uzbekistan có dân số khoảng 31,5 triệu, đây là con số cao nhất trong các quốc gia “-stan” thuộc cựu-USSR. Giáo hội có một Giám quản Tông tòa ở Uzbekistan, ở đây có 3.500 người Công giáo và 5 giáo xứ với 9 linh mục, theo báo cáo của catholic-hierarchy.org
Tashkent, thành phố thủ đô, có 7.000 người Công giáo năm 1917, theo website Advantour, một công ty cung cấp các chuyến du lịch trong vùng Con đường Tơ Lụa. Ngược lại năm 1917, công trình xây dựng một nhà thờ khổng lồ ở trong thành phố được bắt đầu.
Tuy nhiên, dưới thể chế Soviet, dự án bị treo lại — và mãi đến năm 2000 thì mới đi vào hoàn tất, Giáo đường Thánh Tâm Chúa Giê-su đứng vút lên như một nét kiến trúc và tôn giáo nổi bật trong thủ đô Uzbek. Giáo đường có những Thánh lễ bằng tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Ba lan, và tiếng Hàn.
Cho dù những dịch vụ đa ngôn ngữ đều được phép, nhưng nếu cố hoán cải người nào sang Công giáo ở Uzbekistan là bất hợp pháp, đứng số 15 trong trong World Watch List (Danh sách Theo dõi Thế giới) mới nhất về tình trạng bách hại Ki-tô hữu được thống kê bởi Open Doors USA (số càng nhỏ, tình trạng đàn áp càng mạnh: Bắc Hàn đứng số 1).

Turkmenistan
Turkmenistan nằm trong số những quốc gia đàn áp thô bạo nhất trên trái đất, bất kể tôn giáo.
Theo website cộng đồng Công giáo ở Turkmenistan, trong khoảng năm 1900, vùng đất Turkmen có nhiều ngàn người Công giáo, rất nhiều trong số đó làm việc xây đường xe lửa.
Một nhà thờ Công giáo được xây dựng ở Ashgabat, thành phố thủ đô của Turkmenistan, nơi tập trung chủ yếu người gốc Ba lan. Nhà thờ này đã bị phá hủy năm 1948 do một trận động đất tàn phá thành phố và cướp đi sinh mạng của hầu hết cư dân.
Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao với Turkmenistan tháng 7 năm 1996, và thời điểm đó có 2 linh mục được gửi đến khu vực.
Giáo hội có được sự công nhận chính thức của chính phủ năm 2010, lúc đó, theo Cơ quan Thông tấn Zenit, Turkmenistan có 100 người Công giáo, 30 dự tòng, và không có nhà thờ. Toàn quốc có tổng dân số khoảng 5,2 triệu.
Ngày nay Thánh lễ được dâng tại các nhà riêng hoặc tại tòa Sứ thần Vatican ở Ashgabat.

Tajikistan
Tajikistan có dân số khoảng 8,6 triệu. Có 326 người Công giáo trong nước năm 2010, nhưng chỉ còn 150 vào năm 2014, theo catholic-hierarchy.org. Theo một chuyên mục của AsiaNews năm  2012, lúc đó chỉ có 3 giáo xứ trên toàn quốc.
Trong giữa thập niên 1970, các nhà thờ được xây dựng ở thành phố thủ đô Dushanbe, nhưng nhiều người Công giáo bỏ đi sau khi kết thúc Soviet Union, và Tajikistan đi vào nội chiến.
Tajikistan xếp thứ 31 trên World Watch List.
Kazakhstan
Stalin đã trục xuất nhiều ngàn người Công giáo sang vùng bây giờ gọi là Kazakhstan. Trong giữa thập niên 1960, hai nhà thờ Công giáo ở đó được đăng ký, trước khi bị giải tán, thực ra chỉ để đăng ký lại, theo quyển Catholicism and Politics in Communist Societies (Công giáo và Chính trị ở những Xã hội Cộng sản), do Sabrina P. Ramet biên tập.
Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao với Kazakhstan năm 1994. Trong thập niên sau đó, thành phố thủ đô Astana được lập thành một tổng giáo phận. Đức Giám mục phó của Tổng giáo phận này, đức cha Athanasius Schneider, đã nhận được những chú ý đáng kể vì những quan điểm truyền thống dứt khoát của ngài. Ngài là tác giả quyển Dominus Est – It Is the Lord! Reflections of a Bishop of Central Asia on Holy Communion (Dominus Est – Đó là Thiên Chúa! Những suy tư của một Giám mục vùng Trung Á về Thánh thể).
Ngoài Tổng giáo phận Astana, Kazakhstan có hai giáo phận khác và một Giám quản Tông tòa. Quốc gia có dân số khoảng 17,6 triệu, 184.000 là người Công giáo Roma, theo Tổng giáo phận Melbourne (Úc), giáo phận đã góp phần vào sự cải tổ dòng Ca-mê-lô ở Kazakhstan.
Tháng 5 năm 2016, theo báo cáo cho biết (it was reported) một nhà thờ (Tin lành) và các căn nhà Ki-tô hữu ở Kazakhstan bị đột kích, tại đây, nhiều tháng trước, một người Hồi giáo bản xứ chuyển sang Ki-tô giáo đã bị tống ngục 2 năm trong một trại lao động.
Kazakhstan xếp thứ 42 trong World Watch List.

Kyrgyzstan
Kyrgyzstan có dân số khoảng 6 triệu. Ước chừng có 500 người Công giáo sống ở quốc gia này, và ở đây có một hội truyền giáo được thành lập năm 1997, theo Liên hiệp tin tức Công giáo Châu Á (Union of Catholic Asian News).
Kyrgyzstan là quốc gia duy nhất ở Trung Á không có trong World Watch List gần đây nhất về tình trạng bách hại người Ki-tô giáo, và Hiến pháp của quốc gia bảo đảm sự tự do tôn giáo.
Cha Janez Michelcic, một linh mục dòng Tên và là người bản xứ Slovenia, đến Kyrgyzstan tháng 11 năm 1998. Cha dạy tiếng Nhật ở một trường đại học giúp dâng thánh lễ bằng tiếng Anh tại giáo xứ Thánh Micae Tổng lãnh thiên thần ở Bishkek, thành phố thủ đô. Vào các ngày Chủ nhật, có khoảng 60-70 người tham dự Thánh lễ bằng tiếng Nga và khoảng hơn 10 người tham dự Thánh lễ bằng tiếng Anh.
Cha Michelcic là một trong số 5 linh mục ở Kyrgyzstan, và ở đây cũng có một giám mục, 5 nữ ty, và 3 giáo xứ.
Cho dù Tòa thánh đã có quan hệ ngoại giao với chính phủ ở đây, “Nhưng Giáo hội Công giáo ở Kyrgyzstan là một thiểu số quá ít nên không giành được một sự công nhận chính thức như một cộng đồng tôn giáo,” cha Michelcic nói. “Nhưng về mặt khác, vì thiểu số quá ít, nên không ai làm phiền chúng tôi.”
Cha cho biết không có những căng thẳng giữa người Công giáo và Hồi giáo, tôn giáo chiếm tới 75 phần trăm dân số quốc gia. “Về một mặt, tôi cho rằng vì số người Công giáo quá ít, và về mặt khác, người Hồi giáo ở đây không cực đoan,” cha nói.
Ở Kyrgyzstan, Giáo hội có “những liên lạc rất tốt với nhiều phái Tin lành khác nhau, và một ít liên lạc với Chính thống giáo.”
Cha Michelcic cho biết mặc dù người Công giáo địa phương đều sinh ở Kyrgyzstan, họ có khuynh hướng thuộc các nhóm sắc tộc khác, họ thuộc người Đức, Ba lan, Ukrainia, Lithuania, hay thậm chí Hàn quốc. Một số nhỏ thuộc các gia đình lai, trong đó chỉ có mẹ hoặc cha là gốc sắc tộc Kyrgyz. Những người Công giáo nguyên gốc Kyrgyz rất hiếm.
Cứ vài năm một lần có thể có một người ở Kyrgyzstan chuyển sang Công giáo. Tuy nhiên những lần chuyển tôn giáo nư vậy không bị bách hại trên mức độ chính thức, “chuyện xảy ra trong gia đình lại là vấn đề khác,” cha Michelcic nói.
Cha Michelcic nói ngài cảm thấy lạc quan về tương lai của Giáo hội ở Kyrgyzstan, diminutive as it is.
Sơ lược tác giả
Ray Cavanaugh

Ray Cavanaugh là thành viên Hiệp hội Nhà văn và Ký giả Mỹ (ASJA). Ông đã viết cho các tờ The Guardian, USA Today, và Washington Post.






[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/08/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét