Một lá thư Giáng sinh từ Aleppo
1.5 triệu người còn ở lại Aleppo đang cần một thông điệp hy vọng trong mùa Giáng sinh này
22 tháng 12, 2016
CHA ZIAD HILAL
Father Hilal With Some Of His Youngest Charges/ ACN Photo
ALEPPO, Syria (22 tháng 12, 2016) — Trong vài ngày qua, thành phố Aleppo đã thở phào nhẹ nhõm. Vì phiến quân đã đạt được thỏa thuận với các lực lượng cầm quyền và các đồng minh của họ di tản toàn bộ dân thường và chiến binh ra khỏi nơi chiếm đóng cuối cùng của họ ở phía đông thành phố Aleppo, cuối cũng cũng đã có thể có được ít yên tĩnh.
Ngay từ đầu của cuộc nội chiến của Syria, Aleppo đã phải trả một cái giá cao nhất về các mức độ nhân đạo, xã hội, kinh tế và môi trường. Rất nhiều người đã phải di tản khỏi nhà cửa và cửa hàng của họ do bạo lực. Quá nhiều mạng sống người đã bị mất, để lại những con số không thể thống kê được góa phụ và trẻ mồ côi. Cây cối và các ghế ngồi ở công viên bị chặt bởi những người tuyệt vọng không tìm được nguồn sưởi ấm, do sự khan hiếm dầu thô và khí đốt và giá cả cắt cổ. Đã từng là một thành phố có 5 triệu cư dân, hiện chỉ còn 1,5 triệu người ở lại.
Trong mùa đông lạnh buốt này nhiều gia đình trở thành vô gia cư đang tìm nơi trú ẩn trên các đường phố, trong những nhà máy bỏ hoang và những khu công trường xây dựng. Những cơ quan nhân đạo không chịu liên kết những hoạt động của họ, hậu quả gây ra những hỗn loạn. Hầu hết trẻ em di tản đã không được đến trường trong suốt 3 năm qua, đây là thảm họa cho thế hệ người lớn trong tương lai. Bệnh tật đang lây lan không có kiểm soát giữa những phụ nữ và trẻ em, rất nhiều em bị bỏ lại không có cha, cha của các trẻ đã di tản khỏi miền đông Aleppo.
Những người Ki-tô hữu chưa nghĩ đến việc rời khỏi Aleppo tìm thấy một cảnh địa ngục ở nơi họ đã và đang sinh sống. Những điều kiện nhân đạo thật khủng khiếp. Thành phố không có điện trong suốt 6 tháng vừa qua! Ngay cả những lúc đường truyền tải điện hoạt động bình thường, nó cũng chỉ hoạt động tốt được vài giờ. Nguồn nước thường xuyên bị cắt và nhiều nơi ở Aleppo đã không có nước trong suốt 40 ngày. Những nhà thờ cổ thuộc lịch sử trong khu vực thành phố bị tàn phá không còn khả năng sửa chữa được.
Aleppo là quê hương của 120.000 người Ki-tô hữu trước chiến tranh; bây giờ chỉ còn 30.000. Chiến tranh, bạo lực, những điều kiện nhân đạo kinh khủng, và nỗi kinh hoàng cho sự sống của họ và của con cái của họ đã buộc các gia đình phải đưa ra quyết định vô cùng khó khăn là chạy trốn sang Li-băng hoặc xa hơn nữa.
Các linh mục và tu sĩ năm nữ vẫn còn ở lại và tiếp tục thừa tác vụ của họ cho những người ở lại. Hội Phục vụ Cứu tế Dòng Tên phục vụ 10.000 suất ăn nóng mỗi ngày cho mọi người thuộc tất cả các tôn giáo và nền tảng niềm tin; chúng tôi cũng phân phát những giỏ thực phẩm và các đồ dùng cần thiết khác. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ y tế và xã hội. Tất cả các Giáo hội trong thành phố hoạt động hài hòa với nhau để giúp người Ki-tô hữu và Hồi giáo đồng đều như nhau.
Bất kể những điều kiện vô cùng ác nghiệt, Giáng sinh vẫn đến với thông điệp hy vọng — hy vọng hòa bình đã bị mất trong suốt 5 năm qua. Chuông vẫn sẽ vang lên ở những nhà thờ còn đứng vững, loan báo tin vui: Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Bài giảng Thánh Lễ Giáng sinh của tôi sẽ theo chủ đề: “Lòng thương xót: bàn tay mở những cánh cửa để tinh thần yêu thương sẽ đến.”
Những suy tư của tôi sẽ đụng chạm một chút đến nhận thức của Tây phương: người Ki-tô hữu ở Aleppo luôn đóng một phần chính trong sự trung gian giữa các bên tham chiến. Họ cần phải tiếp tục đóng vai trò trọng yếu này, đặc biệt vào lúc này, khi đất nước đã tiến được một bước đến một chương mới của hòa bình và tái thiết. Người Ki-tô hữu Syria sẽ đi theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Cha Phanxico, ngài giữ quan điểm phải có một giải pháp ba phần cho cuộc khủng hoảng Syria: tha thứ, đối thoại, và hòa giải. Thực hiện việc đó là một tiếng gọi của mọi người Ki-tô hữu ở Syria hôm nay.
Cha Hilal, S.J., là đại diện của Hội Cứu Trợ Bác Ái Công Giáo Quốc Tế cho Giáo Hội Thiếu Thốn (ACN). Từ đầu cuộc nội chiến Syria năm 2011, ACN đã chi tiêu xấp xỉ 20 triệu USD hỗ trợ cho Giáo hội bị bách hại và đau khổ ở đất nước này.
—
Hội Cứu Trợ Giáo Hội Thiếu Thốn là một tổ chức Bác ái Công giáo dưới sự hướng dẫn của Tòa Thánh, cung cấp sự hỗ trợ cho Giáo hội đau khổ và bị bách hại ở hơn 140 quốc gia. www.churchinneed.org (Hoa Kỳ); www.acnuk.org (Anh); www.aidtochurch.org (Úc); www.acnireland.org (Ireland); www.acn-aed-ca.org (Canada) www.acnmalta.org (Malta)
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/12/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét