Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Đức ông Camilleri trình bày tại Hội nghị OSCE về sự phân biệt đối xử chống lại người Ki-tô hữu

Đức ông Camilleri trình bày tại Hội nghị OSCE về sự phân biệt đối xử chống lại người Ki-tô hữu

Phần 2

Monsignor Antoine Camilleri, Under-Secretary for the Holy See's Relations with States - RV
Đức ông An-tôn Camilleri, Phó Ngoại trưởng Phân bộ Ngoại giao của Tòa Thánh - RV
15/12/2016 14:43
(Vatican Radio) Đức ông An-tôn Camilleri, Phó Ngoại trưởng Phân bộ Ngoại giao của Tòa Thánh, hôm thứ Tư có bài diễn văn chính tại Hội Nghị Chống Lại Những Thành Kiến Và Phân Biệt Đối Xử Với Người Ki-tô Hữu diễn ra tại Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu (OSCE) ở Vienna.

_______________________________

Những hình thức mới của bất bao dung và phân biệt đối xử với người Ki-tô hữu
Tòa Thánh liên liên tục nhắc lại rằng sự bất bao dung và phân biệt đối xử đối với người Ki-tô hữu không chỉ đơn giản là những vụ tấn công bạo lực hay những phá hoại vô cớ đối với các biểu tượng tôn giáo, mà còn nảy sinh ra nhiều hình thức mới. Những hình thức mới của sự bất bao dung và phân biệt đối xử như vậy cần phải được mọi người nhận ra. Một trong những diễn từ chính trình bày về Ki-tô giáo trong xã hội, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã vạch ra nhiều khuynh hướng đáng lo ngại:
Tôn giáo … không phải là một vấn đề cho các nhà lập pháp giải quyết, nhưng là một yếu tố vô cùng quan trọng cho sự đối thoại của quốc gia. Trên quan điểm này, tôi buộc phải lên tiếng về lo ngại của tôi về sự gia tăng tình trạng gạt tôn giáo ra bên lề, đặc biệt là Ki-tô giáo, điều đó đang xảy ra mở một số nơi, thậm chí ở những quốc gia nhấn mạnh rất nhiều đến sự khoan dung. Có những người bao biện rằng tiếng nói của tôn giáo phải im lặng, hay ít nhất chỉ thu hẹp vào những phạm vi riêng tư thuần túy. Có những người tranh cãi rằng việc tổ chức những lễ hội như Giáng sinh phải bị ngăn cấm, vì có người đặt vấn đề rằng nó một cách nào đó có thể xúc phạm đến những người thuộc tôn giáo khác hoặc không tôn giáo. Và có những người tranh luận – thật ngược đời là tranh luận với ý định loại trừ sự phân biệt đối xử – rằng người Ki-tô hữu từng lúc từng lúc phải có hành động chống lại lương tâm của họ. Đây là những tín hiệu đáng lo ngại về sự thất bại trong việc đánh giá đúng không chỉ quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo của người tín hữu, mà còn thất bại trong việc đánh giá đúng vai trò hợp pháp của tôn giáo trong cộng đồng. Vì thế, tôi mời gọi tất cả quý vị, trong những phạm vi ảnh hưởng riêng của quý vị, tìm con đường thúc đẩy và khuyến khích sự đối thoại giữa đức tin và lý trí ở mọi cấp độ của đời sống quốc gia.”[2]
Những minh chứng này về điều có thể được gọi là “cảm thức bài Ki-tô giáo,” đại diện cho một hình thức mới của sự bất bao dung và phân biệt đối xử chống lại người Ki-tô hữu. Như Đức Benedictt XVI đã nêu ra, nó dựa trên việc cho rằng sự tự do tôn giáo hay niềm tin là chống lại một số khái niệm chung về lòng bao dung và không phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, sự bao dung và không phân biệt đối xử không được sử dụng, hay diễn giải, theo cách giới hạn sự tự do tôn giáo hay niềm tin hoặc những quyền tự do căn bản khác. Pháp chế chống phân biệt đối xử từ chối quyền tự do tôn giáo hoặc niềm tin – và thường bỏ qua quyền của người Ki-tô hữu được hoạt động phù hợp theo tín ngưỡng và quyền của họ – nổi lên đối chọi lại với những cam kết được thiết lập rất tốt của OSCE. Tôi xin đưa ra một sự khác biệt quan trọng ở đây: Tòa Thánh tuyệt đối giữ vững lập trường rằng mọi quyền đòi hỏi phải có những mệnh lệnh và nghĩa vụ bắt buộc. Vì thế, một Ki-tô hữu tự tuyên xưng niềm tin không thể tuyên bố rằng sự tự do tôn giáo hoặc niềm tin cho phép người đó kêu gọi bạo lực chống lại những người vô tín ngưỡng. Tuy nhiên, cũng như vậy, một người rao giảng Ki-tô giáo giảng dạy một cách trân trọng và trung thành những bài học luân lý hoặc tôn giáo của Giáo hội của người đó được bảo vệ bởi sự tự do tôn giáo cho dù đa phần ý kiến không cảm thấy thoải mái với lời tuyên xưng của người đó. Chúng ta phải nâng cao ý thức về sự phân biệt đối xử với người Ki-tô hữu ngay cả ở những vùng mà công luận quốc tế thường không mong chờ điều này tồn tại. Sống hoạt động và lên tiếng công khai là một Ki-tô hữu trong đời sống của một người chưa bao giờ bị đe dọa lớn hơn hiện nay. Vì thế, người Ki-tô hữu, cũng như những tôn giáo khác phải được phép bày tỏ công khai giá trị tôn giáo của họ, không bị bất kỳ một sức ép buộc phải giấu giếm hay ngụy trang nó.
Quả thực, sự bất an hoặc chống đối với vai trò cộng đồng của tôn giáo nằm trong điều mà Đức Giáo hoàng Phanxico gọi là “sự bách hại tử tế đối với người Ki-tô hữu” ở nhiều quốc gia. Đội dưới lốt “sự đúng đắn chính trị,” đức tin và luân lý Ki-tô giáo bị xem là có hại và chướng tai gai mắt, và vì vậy, phải bị tháo bỏ ra khỏi những thảo luận công. Nhưng tại sao điều này xảy ra? Tại sao tôn giáo, và đặc biệt là Ki-tô giáo, bị người ta sợ hãi khi nó đi tìm cách làm cho tiếng nói của nó được nghe thấy về những vấn đề đang được quan tâm, không chỉ riêng cho các tín hữu, nhưng vì thiện ích chung của xã hội? Sự sợ hãi Ki-tô giáo này đóng vai trò hợp pháp của nó ở nơi công cộng phản bội lại một quan điểm “giản lược” hoặc tiếp cận sự tự do tôn giáo hoặc niềm tin, thu hẹp nó vào sự tự do thờ phụng. Chống lại một khuynh hướng như vậy, Đức Thánh Cha khẳng định rằng:
“Tự do tôn giáo chắc chắc có nghĩa là quyền thờ phượng Thiên Chúa, cá nhân và trong cộng đoàn, theo lương tâm kêu gọi. Nhưng sự tự do tôn giáo, theo bản chất của nó, còn vượt xa hơn cả những nơi thờ phượng và phạm vi cá nhân của từng con người và các gia đình. Bởi vì chính tôn giáo, chiều kích tôn giáo, không phải là một văn hóa nhóm; nó là phần văn hóa của mọi người và mọi dân tộc.”[3]
Những giới hạn về tự do tôn giáo cần bị phản đối, khi những tội phạm vì thù ghét rõ ràng nở rộ trong một môi trường mà sự tự do tôn giáo không được hoàn toàn tôn trọng và tôn giáo bị phân biệt đối xử.
Tôn giáo hoặc niềm tin là một nhân tố tích cực
Bất kể những thách thức chúng ta đang đối mặt trong cuộc chiến chống lại tính bất bao dung đối với người Ki-tô hữu, nhưng chúng ta không được quên rằng tôn giáo hoặc niềm tin – và Ki-tô giáo – có một năng lực vô tận về những thiện ích, không chỉ cho các cá nhân hay cộng đồng (người ta chỉ cần xét đến những công việc bác ái đòi hỏi sức mạnh phi thường được người Ki-tô hữu thực hiện), nhưng còn cho cả xã hội nói chung.
Khi nói về vai trò tích cực mà tôn giáo đóng góp trong phạm vi cộng đồng và xã hội, Đức Thánh Cha Phanxico trong Tông huấn Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa), tái khẳng định rằng “Giáo hội không đòi quyền … thay thế chính trị”[4]. Giáo hội cũng không đòi quyền đưa ra những giải pháp chuyên môn cho các vấn đề của thế giới, vì trách nhiệm làm việc đó thuộc về nơi khác. Tuy nhiên, tôn giáo có một trách vụ đặc biệt đưa ra được những nguyên tắc hướng dẫn cho cộng đồng tín hữu và xã hội nói chung. Theo đúng bản chất, tôn giáo mở ra cho một thực tại rộng lớn hơn và từ đó nó có thể dẫn đưa con người và các tổ chức đến với một tầm nhìn phổ quát hơn, đến một chân  trời của tình huynh đệ phổ quát làm nâng cao và làm phong phú đặc điểm của sự trợ giúp nhân đạo. Một người được rèn luyện hoàn toàn trong một tầm nhìn tôn giáo không thể trở nên thờ ơ trước những nỗi đau của con người
OSCE đã thừa nhận chiều kích cộng đồng thiết yếu và đặc biệt này của các cộng đoàn tôn giáo. Liên quan đến điều này, tôi xin nhắc lại quy định 16 của Tài liệu Kết luận Vienna và Quyết định của Hội đồng Bộ trường Số 3/12. Những cam kết này đòi hỏi các chính phủ tham gia phải đưa các cộng đồng tôn giáo vào trong đối thoại chung, kể cả qua phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, các chính phủ phải chào đón những tham luận của đại diện các cộng đồng tôn giáo nói lên quan điểm của họ – dựa trên những nhận thức luân lý xuất phát từ niềm tin – về cuộc sống thường ngày và đặc biệt, về những điều khoản lập pháp và quản của quốc gia.
Tòa Thánh tin rằng đối với cả các cá nhân và những cộng đồng, chiều kích niềm tin có thể tăng cường sự tôn trọng và những quyền tự do căn bản và quyền con người, hỗ trợ nền dân chủ và pháp quyền đồng thời góp phần cho việc tìm kiếm chân lý và công bình. Hơn nữa, đối thoại và sự hợp tác giữa các tôn giáo, và cùng với các tôn giáo, là một yếu tố để thăng tiến lòng vững tin, sự tin tưởng, hòa giải, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau cũng như thúc đẩy hòa bình.
Những nỗ lực chung của chúng ta chiến đấu chống lại sự bất bao dung hay phân biệt đối xử đối với người Ki-tô hữu phải bắt đầu từ sự nhận thức chung về quyền tự do tôn giáo và niềm tin, và  – như Đức Thánh Cha Phanxico đã phân tích:
“Việc này phải bao gồm ‘sự tự do chọn tôn giáo mà một người cho là sự thật và thể hiện niềm tin của người đó ở nơi công cộng.’ Một chủ nghĩa đa nguyên tốt đẹp, thực sự tôn trọng những sự khác biệt và đánh giá chúng theo đúng bản chất của chúng, không được tư nhân hóa các tôn giáo với chủ đích làm cho các tôn giáo trở thành vào trạng thái câm nín của  lương tâm của mỗi cá nhân hoặc thu gọn vào những không gian khép kín của các nhà thờ, các hội đường hay các đền thờ. Điều này thể hiện một hình thức phân biệt đối xử mới và chủ nghĩa độc đoán.”[5]
Xin cảm ơn tất cả quý vị đã lắng nghe.


[1] Pope John Paul II, Message for the Celebration of the World Day of Peace, 1 January 1999, n. 5.
[2] Pope Benedict XVI, Meeting with Representatives of British Society, including the Diplomatic Corps, Politicians, Academics and Business Leaders in Westminster Hall, 17 September 2010.
[3] Pope Francis, Meeting for Religious Liberty, Philadelphia, 26 September 2015.
[4] Pope Francis, Encyclical Letter, Laudato Si’, n. 188.
[5] Pope Francis, Evangelii gaudium, N. 255.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/12/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét