Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Con: toàn văn

Bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Con: toàn văn

Bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Con: toàn văn
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ đánh dấu Ngày Thế Giới Đời Tận Hiến. - AP
02/02/2017 18:00
(Vatican Radio) Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ Trọng Đức Mẹ Dâng Con Trong Đền Thờ, và cũng là kỷ niệm Ngày Thế Giới Tận Hiến thường niên thứ 21.
Trong bài giảng Lễ, Đức Thánh Cha kêu gọi những người sống đời tận hiến cùng “theo gương Chúa Giê-su khi người ra đi để gặp Dân Người, ở giữa dân Người.”

Dưới đây là toàn văn bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Con của Đức Thánh Cha Phanxico:
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico
Lễ Đức Mẹ Dâng Con
2 tháng Hai 2017
Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, thì ông Si-mê-on, “được Thần Khí thúc đẩy” (Lc 2:27), đã ẵm Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa bằng bài ca rằng. “Chính mắt con,” ông nói, “được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel Dân Ngài.” (Lc 2:30-32). Ông Si-mê-on không chỉ nhìn thấy, nhưng ông còn được ân ban ẵm trong tay niềm hy vọng đã chờ đợi từ lâu, làm ông ngập tràn nỗi hân hoan. Tâm hồn ông hân hoan mừng vui vì Thiên Chúa đến cư ngụ giữa Dân Người; ông đã cảm nhận được sự hiện diện bằng xương bằng thịt.
Phụng vụ hôm nay kể cho chúng ta rằng trong nghi thức đó, Thiên Chúa, bốn mươi ngày sau khi chào đời “đi ra để hoàn tất Lề Luật, nhưng thực tế Người đi để gặp gỡ những người tin theo Ngài.” Sự gặp gỡ này của Thiên Chúa với dân Người đem đến niềm vui và đổi mới hy vọng.
Bài ca của ông Si-mê-on là bài tụng ca của người tín hữu, vào cuối ngày có thể kêu lên: “Quả thật, trông cậy vào Thiên Chúa sẽ không phải thất vọng (x. Rm 5:5). Thiên Chúa không bao giờ làm chúng ta thất vọng. Ông già Si-mê-on và bà An-na, trong tuổi già của họ, đã có thể có được một kết quả mới, và họ làm chứng trong bài ca này. Cuộc sống thật xứng đáng khi sống trong sự cậy trông, vì Thiên Chúa giữ lời hứa của Người. Chính Chúa Giê-su sau này sẽ giải thích lời hứa này trong hội đường Na-za-rét: người ốm đau, người tù đày, những người cô đơn, người nghèo, người già cả và tội nhân, tất cả đều được mời để cùng hát lên bài ca hy vọng này. Giê-su ở với họ, Giê-su ở với chúng ta (x. Lk 4:18-19).
Chúng ta được thừa hưởng bài ca hy vọng này từ những vị tiền nhân của chúng ta. Họ làm cho chúng ta trở thành một phần trong tiến trình này. Trên những khuôn mặt của họ, trong đời sống của họ, trong những hy sinh hàng ngày của họ chúng ta có thể nhìn thấy lời ca khen này được thể hiện như thế nào. Chúng ta là những người thừa tự những ước mơ của tiền nhân chúng ta, là người thừa tự niềm hy vọng đã không làm thất vọng những người mẹ và cha, những người anh và chị của chúng ta. Chúng ta là người thừa tự của những người đã đi trước chúng ta và có can đảm dám ước mơ. Cũng giống như họ, chúng ta muốn cất lên tiếng ca, “Thiên Chúa không làm thất vọng; cậy trông nơi Người không làm thất vọng.” Thiên Chúa đã đến gặp gỡ Dân Người. Và chúng ta muốn cất lên tiếng hát bằng cách tiếp nối lời ngôn sứ Giô-en như là của riêng chúng ta: “Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm. Con trai con gái các ngươi sẽ trở thành ngôn sứ, người già được báo mộng, thanh niên thấy thị kiến.” (2:28).
Chúng ta hãy làm thật tốt để tiếp nối những ước mơ của tiền nhân chúng ta, để chúng ta có thể trở thành các ngôn sứ trong thời đại của chúng ta và một lần nữa gặp gỡ lại cội nguồn làm cho tâm hồn chúng ta bùng cháy. Ước mơ và ngôn sứ cùng với nhau. Nhớ lại những ước mơ của tiền nhân, của cha mẹ của chúng ta, và can đảm làm tiên tri để thực hiện những ước mơ đó.
Thái độ này sẽ làm chúng ta trổ sinh hoa trái. Quan trọng nhất, nó sẽ bảo vệ chúng ta thoát khỏi cám dỗ có thể làm cho đời sống tận hiến của chúng ta trở nên khô cằn: cám dỗ được tồn tại. Một tội có thể dần dần lấy mất đi cội nguồn trong chúng ta và trong các cộng đoàn của chúng ta. Trạng thái tâm lý muốn được tồn tại làm chúng ta thành những người phản bội, sợ sệt, chậm chạp và lặng lẽ khép mình trong nhà của chúng ta và trong những ý niệm được định trước của riêng chúng ta. Nó làm chúng ta nhìn lại, những ngày vinh quang – những ngày đã qua – và thay vì kích thích tính sáng tạo ngôn sứ cho những ước mơ của tiền nhân, nó lại tìm những con đường tắt để né tránh những thử thách đang gõ cửa nhà chúng ta hôm nay. Trạng thái tâm lý muốn được tồn tại cướp mất những thần ân sức mạnh của chúng ta, vì nó làm chúng ta “thuần hóa” những thần ân này, biến chúng thành sự “thân thiện cho người dùng,” cướp chúng khỏi sức mạnh sáng tạo ban đầu. Nó làm chúng ta thích bảo vệ những không gian, những tòa nhà và những cấu trúc, hơn là khuyến khích những sáng kiến mới. Cám dỗ muốn được tồn tại làm chúng ta quên đi ơn sủng: nó biến chúng ta thành những nhà chuyên môn của tôn giáo nhưng lại không phải là những người cha, người mẹ, người anh người chị của sự cậy trông mà chúng ta được kêu gọi mang chứng tá ngôn sứ. Một môi trường muốn tồn tại làm héo quắt những tâm hồn của những người cao tuổi, lấy mất đi khả năng ước mơ của họ. Bằng cách này, nó phá hỏng năng lực làm ngôn sứ mà tuổi trẻ được kêu gọi để công bố và cố gắng đạt được. Nói tóm lại, cám dỗ muốn tồn tại biến những điều Thiên Chúa tỏ lộ như một cơ hội cho sứ mạng thành một điều gì đó nguy hiểm, đầy đe dọa, đầy thảm họa tiềm ẩn. Thái độ này không chỉ giới hạn vào đời sống tận hiến, nhưng đặc biệt chúng ta được thúc giục để chúng ta không vấp ngã vào nó.
Chúng ta quay lại với trích đoạn Tin mừng và một lần nữa chiêm ngưỡng cảnh này. Chắc chắn, bài ca của ông Si-mê-on và bà An-na không phải là kết quả của sự mê mải hay một sự phân tích và bình luận của hoàn cảnh cá nhân. Bài ca không vang lên vì họ chỉ chú tâm vào bản thân mình hay lo lắng vì một điều xấu nào đó có thể xảy ra cho họ. Bài ca của họ ra đời trong hy vọng, lòng hy vọng làm họ đứng vững trong tuổi già. Lòng hy vọng đó đã được tưởng thưởng khi họ gặp được Chúa Giê-su. Khi Mẹ Maria để ông Si-mê-on ẵm Người Con của Lời Hứa trên tay, ông bắt đầu cất tiếng hát lên những giấc mơ của mình. Bất cứ khi nào Mẹ đặt Giê-su ở giữa dân Người, họ đều mừng vui. Chỉ cần điều này thôi cũng sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui và sự hy vọng, chỉ điều này thôi cũng cứu chúng ta thoát khỏi lối sống trong tình trạng muốn được tồn tại. Chỉ điều này thôi sẽ làm cho đời sống chúng ta trở nên trổ sinh hoa trái và giữ cho tâm hồn chúng ta luôn sống: để Chúa Giê-su vào nơi mà Ngài thuộc về, ở giữa dân Người.
Tất cả chúng ta đều ý thức về sự biến đổi đa văn hóa mà chúng ta đang trải qua; không ai nghi ngờ về điều này. Vì vậy, điều quan trọng hơn bao giờ hết cho những người sống đời tận hiến là phải đưa bản thân chúng ta cùng với Chúa Giê-su vào trong đời sống của họ và giữa những thay đổi lớn này. Sứ mạng của chúng ta – phù hợp với mỗi ân tứ riêng – nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được kêu gọi để trở thành men trong lớp bột. Có thể có những loại bột tốt hơn, nhưng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở thành men ngay ở đây và bây giờ, với những thách đố chúng ta phải đương đầu. Không phải với sự phòng thủ hay bị run sợ bởi sợ hãi, nhưng bằng đôi tay của chúng ta trên cái cày, giúp cho lúa mì lớn lên, thậm chí khi nó thường xuyên bị gieo lẫn giữa những hạt cỏ. Đưa Chúa Giê-su vào giữa dân Người nghĩa là có một tâm hồn chiêm niệm, một người có khả năng nhận thức rõ cách Thiên Chúa đi qua những con đường trong thành phố của chúng ta, trong thị trấn và trong khu xóm của chúng ta. Đưa Chúa Giê-su vào giữa dân Người nghĩa là đón lấy và mang lấy thánh giá của anh chị em của chúng ta. Nó có nghĩa là muốn đụng chạm đến những vết thương của Chúa Giê-su trong những vết thương của một thế giới đau khổ, nó đang mong chờ và lên tiếng kêu để được chữa lành.
Hãy đưa bản thân chúng ta cùng với Chúa Giê-su vào giữa dân Người! Không phải như những “nhà hoạt động” tôn giáo, nhưng phải là những người luôn luôn tha thứ, là những người được xức dầu trong phép Rửa Tội và được sai đi để chia sẻ việc xức dầu đó và sự an ủi của Thiên Chúa với mọi người.
Hãy đặt bản thân chúng ta cùng với Chúa Giê-su vào giữa dân Người. Vì lý do này, “chúng ta cảm nhận được thách đố của việc tìm ra và chia sẻ một sự “huyền diệu” của việc sống cùng nhau, của việc cùng hòa trộn và gặp gỡ nhau, của việc bảo bọc và hỗ trợ lẫn nhau, của việc bước vào trong dòng thủy triều này để, trong lúc hỗn độn, có thể [cùng với Thiên Chúa] trở thành một trải nghiệm đích thực của tình huynh đệ, một đoàn lữ hành hiệp nhất, một chuyến hành hương thánh … Nếu chúng ta có thể bước đi trên lộ trình này, nó sẽ vô cùng tốt đẹp, vô cùng dịu dàng, vô cùng tự do và tràn đầy hy vọng! Bước ra khỏi vỏ bọc con người của mình và hòa nhập với mọi người” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 87) không chỉ tốt cho bản thân chúng ta; nó cũng biến cuộc sống và những cậy trông của chúng ta trở thành một bài ca khen. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm được điều này nếu chúng ta đón lấy những ước mơ của tiền nhân và biến chúng thành lời ngôn sứ.
Chúng ta hãy cùng đồng hành với Chúa Giê-su khi Ngài đi gặp dân Người, ở giữa dân Người. Chúng ta hãy tiến bước, đừng mang lấy sự phàn nàn hay lo lắng của những người đã quên cách làm ngôn sứ vì họ không đón nhận những ước mơ của tiền nhân, nhưng mang lấy sự thanh thản và những bài ca ngợi khen. Không phải bằng sự e sợ nhưng với lòng kiên gan của những người tín thác vào Thần Khí, Chúa của những ước mơ và ngôn sứ. Bằng cách này, chúng ta chia sẻ những gì thực sự là của riêng chúng ta: bài ca được sinh ra trong hy vọng.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 03/02/2017]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét