Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Những đóng góp của di dân và những dân tộc bị phân tán cho mọi chiều kích của sự phát triển bền vững

Những đóng góp của di dân và những dân tộc bị phân tán cho mọi chiều kích của sự phát triển bền vững
Những đóng góp của di dân và những dân tộc bị phân tán cho mọi chiều kích của sự phát triển bền vững
Cha Michael Czerny, S.J. Thứ trưởng Phòng Di dân và Người tị nạn, Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện
Trình bày của Cha Michael Czerny, S.J.,
Thứ trưởng của Phòng Di dân và người Tị nạn
Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện
Phiên họp theo chủ đề không chính thức thứ tư:
Những đóng góp của di dân và những dân tộc bị ly tán cho mọi chiều kích của sự phát triển bền vững, kể cả những số tiền được chuyển và những lợi tức làm ra có thể chuyển đi
Phiên thảo luận 1: Những đóng góp của di dân cho mọi chiều kích của sự phát triển bền vững: những mối liên kết giữa di cư và phát triển
New York, 24-25 tháng Bảy 2017
Trụ sở Liên Hợp quốc, Phòng họp Hội đồng Ủy trị
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh rất hân hạnh được tham dự trong Phiên Họp theo Chủ đề Không chính thức Lần Thứ Tư về Công ước Toàn cầu trong đó chúng ta cùng nhau tập trung vào những liên kết giữa sự di cư và phát triển cùng những đóng góp của di dân trong việc giúp cho các cộng đồng của họ và toàn thế giới đạt được sự phát triển toàn diện.
Thật đáng buồn, chúng ta có thể thấy những mối liên kết sâu sắc nhất giữa sự di cư và phát triển là việc thiếu vắng hoặc sự tan vỡ của những trụ cột trong công cuộc phát triển toàn diện đã buộc hàng triệu người phải di cư: do sự bần cùng địa phương, đói kém, bạo lực, không có việc làm xứng đáng, sự suy giảm môi trường và hạn hán, những cơ quan tổ chức yếu kém và tham nhũng và còn quá nhiều những khu vực khác đang được tập trung trong Chương trình Nghị sự 2030 Phát triển Bền vững.
Đó là lý do tại sao khởi điểm tốt nhất cho việc suy xét của chúng ta phải là quyền được ở lại quê nhà của con người với phẩm giá, hòa bình và an ninh. Không ai đáng bị buộc phải rời bỏ ngôi nhà của mình do thiếu sự phát triển hoặc hòa bình. Quyền được ở lại giúp tập trung những nỗ lực của cộng đồng quốc tế vào mệnh lệnh ưu tiên của nó bảo đảm cho sự phát triển bền vững và phát triển con người toàn diện. Nó cũng giúp chúng ta nhận ra được những cái giá về xã hội, kinh tế và văn hóa mà sự di cư đem lại cho một quốc gia khi người công dân của quốc gia đó cảm thấy bị buộc phải ra đi hơn là ở lại. Bằng cách bảo đảm cho những điều kiện để thi hành quyền được ở lại làm cho việc di cư trở thành một lựa chọn, chứ không phải là một điều cần thiết.
Tất cả chúng ta biết rằng sự bần cùng và thiếu những triển vọng phát triển thường là nguyên nhân cho rất nhiều người và gia đình đi tìm những con đường sinh tồn nơi những vùng đất xa xôi. Họ thường là những lực lượng ưu tú của các quốc gia: những người trẻ, những nhân tài, những người gan dạ, những người hy vọng. Họ liều mạng sống mình để vượt qua Địa Trung hải và rất nhiều vùng biển trên thế giới để tìm kiếm sự sinh tồn và cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ đi tìm chí ít là những điều kiện tối thiểu của nhân phẩm và sự phát triển toàn diện và bền vững. Có vẻ đó là một thời khắc họ đánh mất tất cả trong quốc gia của họ. Bất kể họ có đạt được điều gì cho họ, cho gia đình họ, cho đất nước nơi họ đến với hy vọng rằng có thể một ngày nào đó quốc gia trở thành quê hương của họ tới mức độ rằng, như Đức Giáo hoàng Phanxico gợi ý [1], họ được chào đón, được bảo vệ, được thăng tiến và được hội nhập. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc liệu họ có được giúp đỡ để chuyển từ tình trạng những khách thể cần được chăm sóc khẩn cấp sang những chủ thể có phẩm giá theo sự phát triển riêng của họ và sử dụng học vấn, kỹ năng, ước vọng, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan theo văn hóa mà họ có, và những người có thể được thăng tiến qua sự tăng cường học hỏi và rèn luyện cho sự phát triển của xã hội.
Để mục tiêu có lợi cho cả hai bên có thể thành hiện thực, di dân trước hết phải được tiếp nhận và đối xử như con người, có phẩm giá và tôn trọng đầy đủ những quyền con người của họ, và được bảo vệ chống lại tất cả những hình thức bóc lột hoặc vĩnh viễn bị loại trừ khỏi xã hội và kinh tế hoặc luật pháp. Những cộng đồng tiếp nhận họ phải có được những sự hỗ trợ tương xứng để hội nhập họ theo cách nào đó không để những người nghèo địa phương lọt lại phía sau; con đường để thực hiện điều này là việc thông qua những chính sách phát triển và đóng góp tách biệt ra khỏi tỷ lệ hỗ trợ trực tiếp của di dân và người tị nạn cho cấu trúc hạ tầng địa phương và cho lợi ích của các gia đình và cộng đồng địa phương đang phải trải qua những bất lợi về kinh tế và xã hội. Việc này sẽ giúp tạo ra được những điều kiện cần thiết cho tính ổn định đích thực. Tương tự như vậy, khi các người chủ tìm cách hợp nhất những đóng góp ích lợi mà mỗi người nhập cư có thể tạo ra cho cộng đồng, người di cư sẽ cảm thấy trách nhiệm tôn trọng các giá trị, truyền thống và luật pháp của cộng đồng đang cưu mang họ. Từ đó, sự chào đón và hội nhập cho di dân và người tị nạn sẽ trở thành một cơ hội cho những hiểu biết mới, những chân trời rộng lớn hơn và sự phát triển nhiều hơn cho mọi người.
Tháng trước Đức Giáo hoàng Phanxico đã chỉ ra sự liên kết giữa di cư và phát triển khi ngài nói, “Sự có mặt của quá nhiều anh chị em trải qua thảm kịch của sự di cư là một cơ hội cho sự phát triển con người, sự gặp gỡ, và đối thoại giữa các văn hóa vì hòa bình và tình huynh đệ giữa các dân tộc.” [2] Tình huynh đệ và sự đoàn kết như vậy sẽ dẫn đến những mô hình xã hội hòa bình và bao dung thúc đẩy sự phát triển bền vững mà cộng đồng quốc tế đang quyết tâm cam kết.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
[1] Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico tại Diễn đàn Quốc tế về Di cư và Hòa bình, 21 tháng Hai 2017.
[2] Đức Thánh Cha Phanxico, Thư gửi Thông tấn xã Ý ANSA, 14 tháng Sáu 2017.
[Nguồn: holyseemission]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/07/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét