Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Cư dân của nhà nước nhỏ nhất thế giới mừng Giáng sinh như thế nào

Cư dân của nhà nước nhỏ nhất thế giới mừng Giáng sinh như thế nào

19 tháng Mười Hai, 2017
Cư dân của nhà nước nhỏ nhất thế giới mừng Giáng sinh như thế nào
Alberto Pizzoli | AFP

Thành Vatican có một sứ mạng đặt biệt với những truyền thống của nó: truyền cảm hứng cho hơn một tỷ tín hữu trên khắp thế giới.

Như bất kỳ quốc gia nào khác, thành Vatican có những truyền thống Giáng sinh “mang tính dân tộc” của riêng mình. Không như những quốc gia khác, những truyền thống này ngụ ý củng cố cho những truyền thống mừng Giáng sinh của hơn một triệu tín hữu trên toàn thế giới. Vậy một số truyền thống này là gì?

Năm 1982, Thánh Gio-an Phao-lô II quyết định đem hai biểu tượng phổ biến của Giáng sinh vào Quảng trường Thánh Phê-rô: cảnh Hang đá và một cây Giáng sinh lớn.

Như chúng ta đã biết cảnh hang đá được giới thiệu đầu tiên bởi Thánh Phanxico Assisi. Khi tìm cách thu hút sự chú ý của các tín hữu và làm cho họ có sự liên kết thật sự với ý nghĩa của Giáng sinh, thánh nhân đã tạo ra cảnh Gia đình Thánh trong chuồng ngựa, với một số môn đệ của ngài và những động vật sống.

Từ cảnh Hang đá của Thánh Phanxico, ý tưởng tạo ra cảnh Chúa Giáng sinh bằng các bức tượng thay vì người thật bắt đầu ra đời, và chẳng bao lâu nhiều cảnh Hang đá Giáng sinh nghệ thuật phát triển trên khắp nước Ý.

Nhiều thế kỷ sau, hầu hết mọi gia đình Ki-tô hữu đều chuẩn bị một cảnh Hang đá trong nhà, và Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II quyết định rằng chỗ ở của ngài — Vatican — cũng phải có một cảnh Hang đá.

Từ đó nhiều quốc gia và các miền trong nước Ý thay nhau dâng tặng một Hang đá cho Vatican. Cảnh hang đá 2017 được dâng tặng bởi Tu viện Montevergine, một Tu viện thuộc dòng Benedicto và Thánh điện Maria nằm gần Naples.

Cây Giáng sinh đứng cạnh Hang đá cũng được dâng tặng bởi một quốc gia hoặc khu vực nào đó. Cây Giáng sinh 2017 được Ba lan dâng tặng.

Hàng năm vào đầu tháng Mười Hai có một nghi thức long trọng khánh thành Hang đá và thắp sáng cây thông. Các phái đoàn đại diện cho quốc gia hoặc khu vực dâng tặng phát biểu ngắn về sự dâng tặng của họ và Ban nhạc Hiến binh Vatican chơi một số tác phẩm Mùa Vọng và Giáng sinh truyền thống.

Cây thông và Hang đá được trưng bày trong quảng trường cho đến Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa.

Thiếu nhi và Đức Giáo hoàng

Nhiều người Roma dựng cảnh Hang đá tại nhà. Thiếu nhi Roma có một cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha vào Chúa nhật thứ ba Mùa Vọng để mang nhân vật trung tâm của Hang đá là Chúa Hài đồng Giê-su đến để Đức Thánh Cha làm phép.

Các nhà nguyện của Roma, các trung tâm giáo xứ có các chương trình dành cho thiếu nhi, và những thiếu nhi sử dụng Nhà thuốc Nhi khoa Thánh Marta trong Thành Vatican có chuyến hành hương đến Quảng trường Thánh Phê-rô vào Chúa nhật Hãy vui lên và tập trung có mặt khi Đức Thánh Cha xướng Kinh Truyền Tin. Sau khi đọc xong Kinh giữa trưa theo truyền thống, các em nâng “bambinelli” (tượng Chúa Hài đồng Giê-su) của các em lên và Đức Thánh Cha làm phép từ cửa sổ của ngài. Sau đó các em đem tượng Chúa Giê-su được làm phép về nhà và đặt vào trong Hang đá vào ngày 24 tháng Mười Hai.

Trước đêm Vọng Giáng sinh Đức Thánh Cha có lịch của một vài cuộc tiếp kiến quan trọng thường niên. Đức Thánh Cha gặp gỡ các hồng y đang sống và làm việc ở Vatican — Giáo triều Roma — và các nhân viên của Nhà nước Vatican.

Hai cuộc tiếp kiến này theo truyền thống là những sự gặp gỡ vui vẻ và Đức Thánh Cha có dịp để cảm ơn mọi người vì sự đóng góp cho công việc nặng nhọc trong suốt năm qua.

Dĩ nhiên, đỉnh điểm của truyền thống Giáng sinh của Vatican là Lễ Nửa Đêm trong đêm Vọng Giáng sinh.

Cho đến năm 2008 Đức Giáo hoàng dâng Lễ Vọng Giáng sinh vào đúng nửa đêm tức là thời điểm ngày 24 tháng Mười Hai chuyển sang ngày 25 tháng Mười Hai. Năm 2009 Đức Giáo hoàng Benedict XVI, khi đó ngài đã 81 tuổi, yêu cầu Vatican chuyển thời gian lên sớm hơn vài giờ vì rất khó khăn cho ngài dâng Lễ vào lúc quá khuya.

Tượng Chúa Hài đồng Giê-su được đặt phía trước bàn thờ trong Thánh Lễ. Cuối Lễ, khi Đức Thánh Cha — cùng rước với một nhóm thiếu nhi — ngài đến ẵm tượng Chúa Hài đồng Giê-su ra Hang đá dựng ngoài cửa Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô.

Sáng hôm sau Đức Thánh Cha dâng Lễ Giáng sinh riêng và xuất hiện trên ban công giữa của Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô để ban phép lành “Urbi et Orbi,” hay gọi là phép lành “cho thành Roma và cho toàn thế giới.”

12 ngày Giáng sinh

Giáng sinh tại Vatican kết thúc khi Đức Giáo hoàng dâng liên tục các Thánh Lễ vào ngày 6 tháng Một là Lễ Hiển Linh và ngày 7 tháng Một là Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa.

Có một điểm nhấn trong ngày Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa: Thánh Lễ được dâng trong nhà nguyện Sistine và Đức Thánh Cha thường rửa tội những em bé của các nhân viên Vatican sinh trong khoảng thời gian vài tháng trở lại.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/12/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét