Nhà thờ Công giáo cao nhất thế giới tọa lạc ở Châu Phi
26 tháng Mười Một, 2018
Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Hòa Bình ở Bờ Biển Ngà lấy cảm hứng từ Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô ở Roma.
Mọi người có thể cho rằng nhà thờ Công giáo cao nhất thế giới chắc là một trong những nhà thờ chính tòa kiểu Gothic hình chóp đồ sộ ở Châu Âu. Cho đến gần đây thì đúng là như vậy. Nhà thờ Chính tòa Cologne với chiều cao 516 bộ (khoảng 157,3 m) vút cao hơn mọi nhà thờ Công giáo khác, và quả thật, nó là tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 1880 đến 1884.
Công trình xây dựng hoàn tất năm 1989, Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Hòa bình ở Bờ Biển Ngà thuộc Tây Phi giữ danh hiệu là ngôi nhà thờ Công giáo cao nhất thế giới (ngôi nhà thờ cao nhất thế giới nhà thờ Tin lành Ulm Minster ở Đức cao 530 bộ (hơn 161,5 m).
Với độ cao 518 bộ (khoảng 157,9m), nhà thờ Đức Mẹ Hòa bình vượt cao hơn nhà thờ chính tòa Cologne, và theo sách Kỷ lục Guinness Thế giới, nó cũng là nhà thờ rộng nhất thế giới, với vòng bao quanh rộng hơn Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. Tuy nhiên, kỷ lục đó được đánh dấu hoa thị, vì diện tích 320.000 bộ vuông (= 97.536 mét vuông) bao gồm cả một khu nhà ở của giáo sĩ và một biệt thự.
Được xây dựng bằng đá cẩm thạch Ý và các cửa sổ kính màu của Pháp, ngôi nhà thờ là ước mơ của Tổng thống Houphouët-Boigny của Bờ Biển Ngà, ông đã chọn nơi sinh của ông, Yamoussoukro, là thủ đô mới của quốc gia năm 1983. Theo Wikipedia, ông “muốn ghi dấu ấn tên tuổi bằng kiến trúc của điều mà ông gọi là ngôi nhà thờ lớn nhất thế giới.”
Được thiết kế theo mẫu của Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, nhà thờ mái vòm có 7.000 chỗ ngồi và có sức chứa 18.000 tín hữu. Nhà thờ được cung hiến ngày 10 tháng Chín năm 1990 bởi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, sau khi Vatican đón nhận nó như một món quà.
Quý vị xem hình ở dưới:
[Nguồn: aleteia]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/12/2018]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét