Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Nadia Murad người nhận giải Nobel Hòa bình

Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Nadia Murad người nhận giải Nobel Hòa bình

Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Nadia Murad người nhận giải Nobel Hòa bình

Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ chị Nadia Murad, người nhận giải Nobel Hòa bình, ngày 20 tháng Mười Hai, 2018. Credit: Vatican Media.


Thành Vatican, 20 tháng Mười Hai, 2018 / 09:58 sáng (CNA/EWTN News). - Hôm thứ Năm Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ chị Nadia Murad, người nhận giải Nobel Hòa bình 2018, một người sống sót sau khi bị ISIS cầm giữ trong tình trạng nô lệ, và bảo vệ cho nhân quyền và các nhóm thiểu số người Iraq bị bách hại.

Chị Murad, lần đầu gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxico trong một buổi tiếp kiến chung của năm trước, đã trở lại Vatican trong một buổi tiếp kiến riêng với Đức Thánh Cha sau khi nhận giải Nobel vào tháng Mười vì “những nỗ lực để chấm dứt tình trạng sử dụng bạo lực tình dục như một thứ vũ khí chiến tranh và xung đột vũ trang.”

Bốn năm trước các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo đã bắt Murad sau khi giết sáu người anh em, mẹ của chị và hơn 600 người Yazidi trong làng của chị ở Iraq. Chị bị bắt làm nô lệ, cùng với hầu hết các cô gái trong cộng đồng, và liên tục bị cưỡng hiếp bởi các chiến binh ISIS.

Sau khi nhiều lần bị mua đi bán lại như một nô lệ và chịu đựng sự lạm dụng tình dục và thân xác, chị Murad trốn thoát ISIS lúc 23 tuổi và sau ba tháng bị bắt. Hiện đang sống ở Đức, chị dùng sự tự do của mình để trở thành một luật sư cho hàng ngàn phụ nữ người Yazadi vẫn đang bị mất tích hoặc còn trong tay của ISIS.

Năm 2016 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố rằng người Yazidi, cùng với các nhóm tôn giáo thiểu số Ki-tô hữu và Hồi giáo Shia, là những nạn nhân của nạn diệt chủng do Nhà nước Hồi giáo thực hiện.

Trong suốt buổi gặp gỡ ngày 20 tháng Mười Hai, Murad trình lên Đức Thánh Cha Phanxico một bản sao hồi ký của chị bằng tiếng Ý, “Người con gái cuối cùng.” Murad là người Iraq đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình.

Tuần trước, Murad nhấn mạnh trong bài thuyết trình nhận giải Nobel Hòa bình rằng các nhóm tôn giáo thiểu số vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm ở Bắc Iraq.

“Sau nạn diệt chủng, chúng tôi nhận được sự cảm thông của quốc tế và trong vùng, và nhiều quốc gia công nhận đây là nạn diệt chủng, nhưng tình trạng diệt chủng đó vẫn không dừng lại. Sự đe dọa bị tiêu diệt vẫn đang hiện hữu,” chị nói ngày 10 tháng Mười Hai.

“Bất chấp những lời kêu cầu hàng ngày của chúng tôi kể từ năm 2014, số phận của hơn 3000 trẻ em và phụ nữ trong tay của ISIS vẫn chưa biết như thế nào. Những cô gái trẻ đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời bị mua, bán, bị giam cầm và hãm hiếp hàng ngày,” Murad nói.

Chị nói thêm “Thật là kỳ lạ khi lương tâm của các nhà lãnh đạo của 195 quốc gia trên thế giới lại không cảm thấy bị thôi thúc để giải phóng cho những cô gái này.”

Đức Thánh Cha Phanxico lên tiếng bày tỏ sự cảm thông và ủng hộ người dân Yazidi sau nạn diệt chủng.

Đức Thánh Cha nói với một phái đoàn của những người tị nạn Yazidi đầu năm nay rằng “Cộng đồng quốc tế không thể làm những khán giả im lặng và chậm chạp trước thảm kịch của các bạn.”

“Tôi lên tiếng ủng hộ cho quyền của người Yazidi, trên hết là quyền được sống như một cộng đồng tôn giáo,” Đức Thánh Cha nói vào tháng Một năm 2018.

Ngài nói, “Thật không thể chấp nhận rằng con người bị bắt bớ và bị giết chỉ vì niềm tin tôn giáo của họ! Mỗi con người đều có quyền được tự do bày tỏ niềm tin tôn giáo mà không bị kiềm chế.”



[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/1/2019]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét