Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 5 (45-57)


Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 1
Thượng Hội đồng - Vatican Media

Tài liệu gồm nhiều phần và TRI KHOAN trích đăng từng phần nhỏ. Bải đăng cuối cùng sẽ kèm theo bản PDF toàn bộ tài liệu. Nếu quý vị cần toàn bộ tài liệu có thể download trong bài đăng cuối. Cảm ơn quý vị)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức)

‘Mọi ơn gọi khác nhau đều quy về một tiếng gọi chung duy nhất là nên thánh, đó là sự viên mãn của tiếng gọi đến với niềm vui yêu thương vang lên trong tâm hồn của mỗi người trẻ’

15 tháng Một, 2019 12:47

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican tài liệu đúc kết của thượng hội đồng giám mục về giới trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi, diễn ra vào tháng Mười, 2018.


* * *

Tài liệu Đúc kết của Thượng Hội đồng Giám mục


về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định Ơn gọi



Bài 5 (Số 45 - 57):

*****

Chương IV

Người trẻ ngày nay

Những khía cạnh của văn hóa giới trẻ ngày nay

Tính chất độc đáo và nét đặc trưng

45. Cách thức thế hệ trẻ tiếp cận thực tế có một số đặc điểm riêng biệt. Người trẻ yêu cầu được chấp nhận và tôn trọng tính chất độc đáo của họ. Nói đến một số đặc điểm rõ ràng nhất của văn hóa tuổi trẻ, hình ảnh được dành cho sự ưu tiên hơn và vượt trên các hình thức giao tiếp khác, cảm giác và cảm xúc được gắn cho tầm quan trọng như một cách tiếp cận thực tế, và tính cụ thể và hành động được dành cho sự ưu tiên nhiều hơn những phân tích lý thuyết. Tình bạn là rất quan trọng đối với họ, như việc thuộc về các nhóm đồng niên, được tổ chức với nhau thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Giới trẻ nói chung không gò bó và cởi mở đối với sự đa dạng, và điều này khiến họ chú ý đến các chủ đề hòa bình, bao gồm và đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Có rất nhiều bằng chứng từ nhiều nơi trên thế giới cho thấy rằng người trẻ biết cách trở thành những người tiên phong trong sự gặp gỡ và đối thoại liên tôn và liên văn hóa, trong bối cảnh chung sống hòa bình.

Cam kết và tham gia xã hội

46. Cho dù có khác so với các thế hệ trước, cam kết xã hội vẫn là một nét đặc biệt của người trẻ ngày nay. Bên cạnh một số người còn thờ ơ, nhiều người khác sẵn sàng cam kết thực hiện những sáng kiến cho các công việc tình nguyện, công dân tích cực và đoàn kết xã hội, và họ cần được đồng hành và được động viên để phát huy những tài năng, kỹ năng và sự sáng tạo của họ, và để đưa ra được những khích lệ giúp họ nhận trách nhiệm. Cam kết xã hội và tiếp xúc trực tiếp với người nghèo vẫn là cơ hội nền tảng để khám phá hoặc đào sâu đức tin và phân định ơn gọi. Có sự nhạy cảm mạnh mẽ và rộng khắp đối với các vấn đề môi trường sinh thái và tính bền vững, mà Tông huấn Laudato si’ (Chúc tụng Chúa) đã trình bày. Mọi người cũng chỉ ra rằng giới trẻ sẵn sàng tham gia vào lĩnh vực chính trị để xây dựng lợi ích chung, một lĩnh vực mà Giáo hội không thể luôn luôn đồng hành qua cách tạo ra những cơ hội để đào tạo và không gian để phân định. Liên quan đến việc thúc đẩy công lý, người trẻ yêu cầu Giáo hội thể hiện sự dấn thân quyết đoán và nhất quán, dập tắt mọi sự đồng lõa với tâm tính thế gian.

Nghệ thuật, âm nhạc và thể thao

47. Thượng hội đồng công nhận và đánh giá cao tầm quan trọng mà giới trẻ dành cho cách thể hiện nghệ thuật dưới mọi hình thức: có nhiều bạn trẻ sử dụng tài năng của Chúa ban trong lĩnh vực này, làm lan tỏa cái đẹp, sự thật và sự tốt lành, phát triển tính nhân văn và mối quan hệ của họ với Thiên Chúa. Đối với nhiều người, thể hiện nghệ thuật cũng là một ơn gọi chuyên môn đích thực. Chúng ta không quên rằng trong suốt nhiều thế kỷ, “con đường nghệ thuật” là một trong những con đường đặc quyền để thể hiện niềm tin và rao giảng phúc âm.

Âm nhạc có tầm quan trọng đặc biệt, nó tạo ra một môi trường thật mà giới trẻ không ngừng đắm chìm trong đó, cũng như một nền văn hóa và ngôn ngữ có khả năng khơi dậy cảm xúc và định hình cho bản sắc. Ngôn ngữ âm nhạc cũng đại diện cho một nguồn tài nguyên mục vụ với một hình thái đặc biệt trong phụng vụ và sự canh tân của nó. Việc tiêu chuẩn hóa thị hiếu thông qua những lợi ích thương mại đôi khi có nguy cơ làm giảm giá trị mối liên kết với các hình thức truyền thống thể hiện âm nhạc và phụng vụ.

Điều quan trọng không kém là sự nhấn mạnh mà những người trẻ tuổi đặt vào hoạt động thể thao, Giáo hội không được đánh giá thấp tiềm năng của nó đối với giáo dục và đào tạo, duy trì sự hiện diện vững chắc ở đó. Thế giới thể thao cần được giúp đỡ để vượt qua những sự mơ hồ đang ảnh hưởng đến nó, chẳng hạn như thần tượng hóa các nhà vô địch, sự phụ thuộc vào lợi ích thương mại và ý thức hệ phải thành công bằng mọi giá. Một con đường để thực hiện là nhấn mạnh giá trị của sự đồng hành và hỗ trợ cho người khuyết tật trong hoạt động thể thao.


Đời sống thiêng liêng và tôn giáo tính

Những bối cảnh tôn giáo khác nhau

48. Kinh nghiệm tôn giáo của giới trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bối cảnh xã hội và văn hóa nơi họ sống. Ở một số quốc gia, đức tin Ki-tô giáo là một kinh nghiệm cộng đoàn mạnh mẽ và sống động, trong đó giới trẻ tham gia với niềm vui. Trong các khu vực khác của truyền thống Ki-tô giáo cổ xưa, phần lớn dân số Công giáo không trải nghiệm được cảm giác thực sự thuộc về Giáo hội; tuy nhiên, không thiếu các nhóm thiểu số và những kinh nghiệm sáng tạo chỉ ra sự hồi sinh của sự quan tâm đến tôn giáo như một phản ứng chống lại tầm nhìn hạn hẹp và bị bóp nghẹt. Ở những nơi khác, người Công giáo cùng với các giáo phái Ki-tô giáo khác tạo thành một cộng đồng thiểu số đôi khi phải chịu cảnh phân biệt đối xử hoặc thậm chí là bắt bớ. Cuối cùng, có những nơi với các giáo phái hoặc hình thức tín ngưỡng thay thế đang gia tăng; những tín đồ của các nhóm đó thường bị vỡ mộng và chống lại bất kỳ hình thức tôn giáo nào. Nếu ở một số vùng, giới trẻ không có cơ hội bày tỏ đức tin của mình một cách công khai hoặc thấy sự tự do tôn giáo của họ không được công nhận, thì ở những vùng khác họ cảm thấy sức đè nặng của những lựa chọn lịch sử – bao gồm cả chính trị – đã làm suy yếu uy tín của Giáo hội. Không thể nói về tính tôn giáo của giới trẻ nếu không suy xét đến tất cả những sự khác biệt này.

Tìm kiếm tôn giáo

49. Nói chung, người trẻ nói rằng họ đang tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và họ thể hiện sự quan tâm đến tâm linh. Tuy nhiên, đôi khi sự chú ý này có thể mang hình thức tìm kiếm hạnh phúc tâm lý hơn là mở lòng để gặp gỡ với Mầu nhiệm của Thiên Chúa Hằng sống. Đặc biệt trong một số nền văn hóa, nhiều người coi tôn giáo là một vấn đề riêng tư và họ lựa chọn từ nhiều truyền thống tâm linh khác nhau có những yếu tố mà họ tìm thấy sự phản ánh những điều họ tin. Từ đó lan truyền một thuyết hỗn hợp, phát triển dựa trên sự giả định thuộc tương đối luận rằng tất cả các tôn giáo đều bình đẳng. Gắn bó với cộng đoàn đức tin không được mọi người xem là một con đường đặc ân để tìm được ý nghĩa của cuộc sống, và nó được đồng hành và đôi khi được thay thế bởi những ý thức hệ hoặc bởi sự sùng bái thành công trong chuyên môn và kinh tế, với quan điểm tự hoàn thành mong ước về vật chất. Tuy nhiên, một số cách thực hành được thừa hưởng từ truyền thống vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như hành hương đến các đền thánh, có những lúc bao gồm số lượng lớn người trẻ, và những cách thể hiện lòng đạo đức phổ biến, thường là sự sùng kính Mẹ Maria và các Thánh, là những cách giữ gìn đời sống đức tin của một dân tộc.

Gặp gỡ Chúa Giê-su

50. Sự đa dạng tương tự được tìm thấy trong mối quan hệ của người trẻ với hình ảnh Chúa Giêsu. Nhiều bạn trẻ nhận Ngài là Đấng Cứu Thế và là Con Thiên Chúa và họ thường cảm thấy gần gũi với Ngài thông qua Mẹ Maria, Mẹ Người, và họ dấn thân vào hành trình đức tin. Những người khác không có mối quan hệ cá nhân với Ngài, nhưng xem Ngài là một người tốt lành và là một điểm tham chiếu về đạo đức. Một lần nữa những bạn trẻ khác gặp gỡ Ngài qua một trải nghiệm mạnh mẽ của Thần Khí. Tuy nhiên, với những người khác, Ngài là một nhân vật của quá khứ rất xa cách với kinh nghiệm của con người và không có liên quan đến cuộc sống của họ.

Mặc dù đối với nhiều người trẻ, Thiên Chúa, tôn giáo và Giáo hội dường như là những từ ngữ trống rỗng, họ rất nhạy cảm với hình ảnh của Chúa Giê-su khi Người được trình bày một cách hấp dẫn và hiệu quả. Bằng nhiều cách, người trẻ ngày nay đang nói với chúng ta: “Chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su” (Ga 12:21), nó biểu lộ sự thao thức lành mạnh là đặc trưng cho tâm hồn mỗi con người: thao thức tìm kiếm tâm linh, thao thức gặp gỡ với Thiên Chúa, thao thức yêu thương” (Phanxico, Thánh Lễ khai mạc Tổng Công hội Dòng Thánh Augustine, 28 tháng Tám 2013).

Khao khát sống phụng vụ

51. Trong nhiều bối cảnh, người trẻ Công giáo yêu cầu những dịp cầu nguyện và cử hành bí tích có thể tác động đến cuộc sống hàng ngày của họ qua một phụng vụ tươi mới, chân thực và hân hoan. Ở một số nơi trên thế giới, kinh nghiệm phụng vụ là nguồn mạch chính cho bản sắc Ki-tô giáo và có một mức độ tham dự tốt, với niềm tin. Giới trẻ xem phụng vụ là một thời gian đặc ân để trải nghiệm về Thiên Chúa và với cộng đoàn hội thánh và là điểm xuất phát cho sứ mạng. Tuy nhiên, ở những nơi khác, chúng tôi đang chứng kiến sự rời bỏ các Bí tích và Thánh Lễ Chúa nhật, được xem là một giới luật đạo đức hơn là một sự gặp gỡ đầy niềm vui với Thiên Chúa Phục sinh và cộng đoàn. Nói chung, cho dù có các lớp giáo lý về bí tích được tổ chức, nhưng vẫn có rất ít sự đồng hành giáo dục để sống bí tích một cách sâu sắc, để đi vào sự phong phú của các mầu nhiệm qua những biểu tượng và nghi thức của nó.


Sự tham gia và gắn kết tích cực

Giới trẻ muốn gắn kết tích cực

52. Trước những sự đối nghịch của xã hội, nhiều người trẻ mong muốn cống hiến những thành quả của tài năng, kỹ năng và sự sáng tạo của họ và họ sẵn sàng lãnh nhận trách nhiệm. Trong số những chủ điểm họ yêu thích nhất là tính bền vững của xã hội và môi trường, sự phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc. Sự tham gia của giới trẻ thường đi theo những con đường hoàn toàn mới, trong đó có việc khai thác tiềm năng của truyền thông kỹ thuật số về những huy động và áp lực chính trị: việc truyền bá lối sống và các mô hình tiêu dùng và đầu tư, trong sự đoàn kết và quan tâm đến môi trường; những hình thức mới của sự cam kết và tham gia và xã hội và chính trị; những hình thức phúc lợi mới trợ giúp người hèn mọn nhất.

Những lý do của sự xa cách

53. Thượng Hội đồng nhận thức được rằng một con số đáng kể những người trẻ, với rất nhiều lý do, không yêu cầu nơi Giáo hội bất cứ điều gì vì họ không thấy Giáo hội là quan trọng đối với cuộc sống của họ. Trái lại, một số người yêu cầu dứt khoát rằng phải để họ một mình, vì họ thấy sự hiện diện của Giáo hội là một sự phiền toái, thậm chí là khó chịu. Yêu cầu này không phải luôn luôn xuất phát từ sự khinh miệt thiếu tính phê phán hoặc bốc đồng, nhưng cũng có thể dựa trên những lý do nghiêm túc và đứng đắn: những vụ bê bối tình dục và kinh tế; thực tế là các giáo sĩ chuẩn bị rất kém để gắn kết hiệu quả với những sự nhạy cảm của giới trẻ; thiếu quan tâm đến việc chuẩn bị bài giảng và trình bày Lời Chúa; vai trò thụ động được trao cho giới trẻ trong cộng đoàn Ki-tô giáo; Giáo hội khó khăn trong việc giải thích các điểm giáo lý và đạo đức của mình trước xã hội đương đại.

Người trẻ trong Giáo hội

54. Người Công giáo trẻ không chỉ đơn thuần đón nhận đầu cuối của hoạt động mục vụ: họ là thành viên sống động của một thân thể hội thánh, những người được rửa tội trong đó Thần Khí Chúa cư ngụ và hoạt động. Họ giúp làm phong phú bản chất của Giáo hội và không riêng những điều Giáo hội làm. Họ là hiện tại của Giáo hội chứ không chỉ là tương lai của Giáo hội. Giới trẻ giữ vai chính trong nhiều hoạt động của Giáo hội, qua đó họ thể hiện sự phục vụ một cách quảng đại, đặc biệt qua việc giảng dạy giáo lý và phụng vụ, chăm sóc người yếu đuối, làm việc thiện nguyện với người nghèo. Các phong trào, hiệp hội và các hội đoàn tôn giáo cũng mang đến cho người trẻ cơ hội cho sự cam kết và đồng trách nhiệm. Đôi khi sự sẵn sàng của người trẻ vấp phải tính độc đoán và sự nghi ngờ từ người lớn tuổi và các mục tử, họ không nhận ra trọn vẹn tính sáng tạo của người trẻ và họ phải chật vật để chia sẻ trách nhiệm.

Phụ nữ trong Giáo hội

55. Giới trẻ cũng mạnh mẽ kêu gọi sự công nhận lớn hơn và đánh giá cao hơn dành cho phụ nữ trong xã hội và trong Giáo hội. Nhiều phụ nữ giữ một phần trọng yếu trong các cộng đoàn Ki-tô giáo, nhưng thường rất khó để họ được tham gia vào các bước đưa ra quyết định, ngay cả khi những điều này không đòi hỏi trách nhiệm mục vụ cụ thể. Sự thiếu vắng tiếng nói và quan điểm của phái nữ làm cho sự tranh luận và hành trình của Giáo hội nghèo nàn, làm mất đi sự phân định của một đóng góp quý giá. Thượng Hội đồng khuyến nghị mọi người phải nhận thức rõ hơn về tính cấp bách của một sự thay đổi không thể tránh khỏi, nhất là trên cơ sở phản ánh thuộc nhân học và thần học về sự tương hỗ giữa nam và nữ.

Sứ mạng của người trẻ đối với bạn bè đồng tuổi

56. Trong nhiều bối cảnh khác nhau, có các nhóm giới trẻ, thường là từ các phong trào và hội đoàn hội thánh, tích cực tham gia rao giảng phúc âm cho bạn bè đồng tuổi của họ qua đời sống chứng nhân cụ thể, ngôn ngữ dễ tiếp cận và khả năng thiết lập mối quan hệ bạn bè đích thực. Hoạt động tông đồ này giúp đem Tin Mừng đến cho những người không thể tiếp cận được bằng thừa tác vụ giới trẻ bình thường và nó giúp cho đức tin của những người tham gia vào đó được trưởng thành. Vì vậy, nó xứng đáng được đánh giá cao, được hỗ trợ, được đồng hành một cách khôn ngoan và hòa nhập vào đời sống của cộng đoàn.

Mong muốn một cộng đoàn hội thánh chân thực và huynh đệ hơn

57. Giới trẻ yêu cầu Giáo hội đưa ra một tấm gương sáng về tính xác thực, gương mẫu, năng lực, đồng trách nhiệm và sự chắc chắn về văn hóa. Đôi khi yêu cầu này có vẻ giống như một sự chỉ trích, nhưng thường nó cho thấy hình thức tích cực của cam kết cá nhân đối với một cộng đoàn huynh đệ, chào đón, vui mừng và cam kết, chống lại sự bất công xã hội. Trong số những điều mong chờ của giới trẻ, điểm nổi bật nhất là họ khao khát Giáo hội chấp nhận một phong cách đối thoại ít gia trưởng và thẳng thắn hơn.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/2/2019]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét