Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến các vùng bị động đất của Tổng Giáo phận Camerino-San Severino Marche (Phần 1)

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến các vùng bị động đất của Tổng Giáo phận Camerino-San Severino Marche
© Vatican Media

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến các vùng bị động đất của Tổng Giáo phận Camerino-San Severino Marche

Toàn văn bài giảng, lời chào thăm tại các khu nhà ở tạm, và đối thoại với các thiếu nhi rước lễ lần đầu

17 tháng Sáu, 2019 16:31

Ngày 16 tháng Sáu, 2019, Đức Thánh Cha đến thăm các vùng thuộc Tổng Giáo phận Camerino-San-Severino Marche bị tấn công bởi các trận động đất ba năm trước.

Dưới đây là bản dịch bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ trong Piazza Cavour, lời chào thăm các cư dân của khu nhà ở tạm thời và đối thoại với các thiếu nhi Rước Lễ lần đầu.

* * *

Bài giảng của Đức Thánh Cha

“Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến?”, chúng ta đã cầu nguyện bằng Thánh vịnh (8:4-6). Những lời này hiện lên trong trí làm cha nghĩ đến anh chị em. Đối mặt với những gì anh chị em đã chứng kiến và chịu đựng, trước những ngôi nhà bị sụp đổ và các tòa nhà chỉ còn là đống đổ nát, câu hỏi này lại hiện lên: “Con người là chi? Con người là chi nếu những gì con người dựng lên có thể sụp đổ trong giây lát? Con người là chi nếu niềm hy vọng của họ kết thúc trong tro bụi? Con người là chi? Câu trả lời dường như đến từ sự tiếp nối của câu: Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến?

Thiên Chúa nhớ đến chúng ta, chính con người của chúng ta, với những sự mỏng giòn của chúng ta. Trong những sự bấp bênh mà chúng ta nhận thức được ở bên ngoài cũng như bên trong, Thiên Chúa ban cho chúng ta một sự chắc chắn: Người luôn nhớ đến chúng ta. Người ri-corda, tức là Người hướng lòng về chúng ta, vì Người chăm lo cho chúng ta. Và trong khi ở trên dương thế này có quá nhiều điều bị lãng quên trong sự hấp tấp, thì Chúa không để chúng ta trong tình trạng bị lãng quên. Không một ai là đáng khinh trước mặt Người; mỗi người đều có một giá trị vô tận đối với Người: tất cả chúng ta quá nhỏ bé dưới bầu trời và bất lực khi động đất xảy đến, nhưng với Thiên Chúa, chúng ta là quý giá hơn bất cứ thứ gì khác.

Ký ức là một từ khóa cho cuộc sống. Chúng ta hãy xin ơn biết ghi nhớ hàng ngày rằng chúng ta không bị lãng quên bởi Thiên Chúa, rằng chúng ta là những người con được yêu thương, là duy nhất và không thể thay thế: biết ghi nhớ thì nó sẽ trao cho chúng ta sức mạnh để không đầu hàng trước những nghịch cảnh của cuộc sống. Chúng ta nhớ rằng chúng ta là quý giá biết bao, đứng trước cám dỗ mang lấy sự buồn bã và tiếp tục đào sâu hơn sự tồi tệ đó, nó dường như không có điểm kết. Những ký ức buồn quay về, ngay cả khi chúng ta không muốn nghĩ về chúng; tuy nhiên, cái giá của chúng quá buồn: chúng chỉ để lại sự u sầu và hoài niệm. Nhưng thật khó mà giải thoát con người chúng ta khỏi những ký ức buồn! Câu nói đó là đúng, theo nó thì đối với Thiên Chúa làm cho Israel thoát khỏi Ai-cập còn dễ hơn là gạt bỏ Ai-cập ra khỏi tâm hồn của Israel.

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến các vùng bị động đất của Tổng Giáo phận Camerino-San Severino Marche

Để giải phóng cho tâm hồn khỏi quá khứ quay trở lại, khỏi những ký ức buồn cầm giữ chúng ta là tù nhân của những sự nuối tiếc làm chúng ta tê liệt, thật hữu ích nếu có ai đó giúp chúng ta mang lấy gánh nặng chúng ta mang trong lòng. Quả thật, hôm nay Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng chúng ta “không có sức chịu nổi gánh nặng” của rất nhiều điều (x. Ga 16:12). Và Người làm gì trước sự yếu đuối của chúng ta? Người không cất gánh nặng đó đi như chúng ta mong muốn, chúng ta luôn tìm những giải pháp nhanh chóng và hời hợt; không, Chúa ban cho chúng ta Thánh Thần. Chúng ta cần có Ngài vì Ngài là Đấng Ủi an, nghĩa là Người không để chúng ta cô đơn dưới những gánh nặng của cuộc sống. Người chính là Đấng biến đổi ký ức nô lệ của chúng ta thành một ký ức tự do, những vết thương của quá khứ thành những ký ức của ơn cứu độ. Người thực hiện trong chúng ta những gì Người đã làm cho Chúa Giê-su: những đau đớn của Ngài, những vết thương khủng khiếp đó, bị khoét sâu bởi sự ác, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần đã trở thành những kênh chuyển tải lòng thương xót, những dấu thương sáng ngời qua đó tình yêu của Thiên Chúa tỏa sáng, một tình yêu nâng dậy, nó làm cho con người biết đứng lên. Chúa Thánh Thần thực hiện điều này khi chúng ta mời Người đi vào những vết thương của chúng ta. Người xức dầu cho những ký ức đau buồn bằng dầu của hy vọng vì Thánh Thần là người tái xây dựng niềm hy vọng.

Hy vọng. Niềm hy vọng đó là gì? Nó không phải là một niềm hy vọng qua đi. Những hy vọng của trần gian thì trôi qua nhanh; chúng luôn có những thời hạn nhất định; chúng được làm bằng những chất liệu của trần gian, mà chẳng sớm thì muộn cũng hư mất. Niềm hy vọng của Thần Khí là một niềm hy vọng của sự sống trường tồn; nó không có thời hạn, vì nó đặt nền tảng trên sự trung tín của Chúa. Niềm hy vọng của Thần Khí thậm chí cũng không phải là sự lạc quan. Nó sinh ra từ nền tảng thâm sâu hơn; nó làm phấn chấn từ sâu thẳm trung tâm của sự chắc chắn rằng chúng ta là vô cùng quý giá vì chúng ta được yêu thương. Nó thông truyền niềm tin tưởng rằng chúng ta không cô đơn. Nó là một niềm hy vọng tạo sự bình an và niềm vui trong lòng, cho dù có những gì xảy ra bên ngoài. Nó là một niềm hy vọng có cội rễ đâm sâu vững chắc mà không dông tố nào của cuộc sống có thể làm bật rễ nó. Như Thánh Phaolo nói hôm nay rằng nó là một niềm hy vọng “không làm thất vọng” (Rm 5:5) — niềm hy vọng không làm thất vọng! –, nó trao cho sức mạnh để vượt qua mọi nỗi đau khổ (x. cc. 2-3). Khi chúng ta gặp khó khăn hoặc bị thương tích — và anh chị em biết rất rõ gặp khó khăn hoặc bị thương tích là như thế nào –, chúng ta liền bị dẫn dụ để “làm tổ” trong nỗi buồn và những sự sợ hãi của chúng ta. Thay vì vậy, Thần Khí giải phóng chúng ta thoát khỏi những cái tổ đó; Người làm cho chúng ta bay lên, Người cho thấy vận mệnh tuyệt vời mà chúng ta được sinh ra cho nó. Thần Khí nuôi dưỡng chúng ta bằng niềm hy vọng sống động. Chúng ta hãy mời Người. Chúng ta hãy xin Người ngự trong chúng ta và Người sẽ gần gũi với chúng ta. Lạy Thần Khí là Đấng Ủi an, xin hãy đến! Xin hãy đến và ban cho chúng con ánh sáng, ban cho chúng con ý nghĩa của thảm kịch này, ban cho chúng con niềm hy vọng không làm thất vọng. Xin hãy đến, lạy Chúa Thánh Thần!

Sự gần gũi là chữ thứ ba và là chữ cuối cùng cha muốn chia sẻ với anh chị em. Hôm nay chúng ta cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi Cực Thánh. Chúa Ba Ngôi không phải là một câu đố của thần học, nhưng là mầu nhiệm tuyệt vời của sự gần gũi của Thiên Chúa. Chúa Ba Ngôi nói cho chúng ta rằng chúng ta không có một Thiên Chúa đơn độc ở trên Thiên Đàng kia — xa cách và thờ ơ. Không. Người là một người Cha đã ban tặng cho chúng ta Con của Người, Đấng hạ mình xuống làm người phàm như chúng ta, và Người thậm chí còn gần gũi với chúng ta hơn nữa, để giúp chúng ta mang những gánh nặng của cuộc sống, gửi đến cho chúng ta Thần Khí của Người. Người là Thần Khí, Đấng ngự trong tâm hồn chúng ta và an ủi chúng ta trong lòng; Người đem chúng ta bước sâu vào lòng nhân từ của Thiên Chúa. Với Thiên Chúa, những gánh nặng của cuộc sống không còn nằm trên vai chúng ta: Thần Khí, Đấng chúng ta gọi tên mỗi khi chúng ta làm dấu thánh giá ngay lúc chúng ta chạm đến vai của mình. Người đến để ban cho chúng ta sức mạnh, để động viên chúng ta, để hỗ trợ những gánh nặng. Quả thật, Người là một chuyên gia trong việc hồi sinh, trong việc nâng dậy, trong việc tái thiết. Cần phải có nhiều sức mạnh để sửa chữa hơn là xây dựng ban đầu, để làm lại một khởi đầu mới hơn là bắt đầu một việc, để được hòa giải hơn là đồng ý. Đây là sức mạnh Thiên Chúa ban cho chúng ta. Vì vậy, một người tiến đến gần với Chúa không ngã lòng, cứ tiến bước: bắt đầu trở lại, cố gắng trở lại, tái xây dựng. Người đó chịu đau khổ nhưng có khả năng bắt đầu trở lại, cố gắng trở lại, xây dựng trở lại.

Anh chị em thân mến, hôm nay cha đến đây chỉ đơn giản là muốn gần gũi với anh chị em; cha đến đây để cùng với anh chị em cầu nguyện để Chúa là Đấng nhớ đến chúng ta, để không ai quên lãng những người đang trong hoàn cảnh khó khăn. Cha cầu nguyện với Thiên Chúa của hy vọng để những gì là bấp bênh trên dương thế này không làm cho chúng ta dao động về thực tại chúng ta mang trong lòng. Cha cầu nguyện để “Thiên Chúa gần gũi,” tạo nên những hành động cụ thể cho sự gần gũi. Gần ba năm trôi qua và nguy cơ xảy ra là, sau những cảm xúc ban đầu và sự vào cuộc của truyền thông, sự chú ý giảm dần và những lời hứa rơi vào lãng quên, làm tăng tâm trạng thất vọng nơi những người nhìn thấy địa hạt đang ngày càng giảm dân số. Thay vì vậy, Chúa thúc đẩy chúng ta phải ghi nhớ, phải sửa chữa, phải tái thiết và cùng chung sức làm việc đó, và không bao giờ quên những người đau khổ.

Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến? Thiên Chúa là Đấng nhớ đến chúng ta; Thiên Chúa là Đấng chữa lành những ký ức thương tổn của chúng ta xức dầu chúng bằng sự hy vọng; Thiên Chúa là Đấng gần gũi với chúng ta để nâng dậy tinh thần chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta trở thành những người xây dựng sự tốt lành, những người an ủi tâm hồn. Mỗi người đều có thể làm việc thiện mà không ngồi đợi người khác bắt đầu. “Tôi bắt đầu, tôi bắt đầu, tôi bắt đầu”: mỗi người nên nói điều này. Mỗi người đều có thể an ủi ai đó, mà không hy vọng rằng vấn đề của người kia được giải quyết. Cũng là để mang lấy thập giá của tôi, tôi cố gắng gần gũi để an ủi người khác. Con người là gì? Lạy Chúa, con người là giấc mơ to lớn của Người, là những người mà Chúa hằng nhớ đến. Lạy Chúa, con người là giấc mơ to lớn của Người, là những người mà Chúa hằng nhớ đến. Lạy Chúa, thật không dễ để có thể hiểu được điều này trong những hoàn cảnh như vầy. Con người quên chúng con; họ không còn nhớ đến thảm kịch này. Nhưng lạy Chúa, xin Người đừng quên. Lạy Chúa, con người là giấc mơ to lớn của Người, là những người mà Chúa hằng nhớ đến. Lạy Chúa, xin cũng làm cho chúng con nhớ rằng chúng con ở trên trần gian để trao niềm hy vọng và sự gần gũi vì chúng con là con cái của Người, “Thiên Chúa hằng ủi an” (2 Cr 1:3).

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico đến các vùng bị động đất của Tổng Giáo phận Camerino-San Severino Marche

Lời chào của Đức Thánh Cha với những cư dân của các khu nhà ở tạm thời

Xin chào (buổi sáng)!

Xin chào tất cả anh chị em. Cha đã muốn đi thăm tất cả mọi nhà, mọi ngôi nhà … nhưng không thể; vì vậy cha gửi lời chào đến tất cả anh chị em từ nơi đây và ban Phép Lành cho tất cả anh chị em. Cha gần gũi với tất cả anh chị em. Và cha cầu nguyện cho anh chị em để tình hình được giải quyết càng sớm càng tốt. Cảm ơn anh chị em vì sự kiên nhẫn và lòng can đảm. Xin anh chị em cầu nguyện cho cha. Bây giờ, cha xuống để chào từng người.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/6/2019]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét