Thứ Hai, 7 tháng 4, 2025

Kinh nghiệm bệnh tật, một ngôi trường nơi chúng ta học cách yêu thương và cho phép bản thân được yêu thương mỗi ngày

Kinh nghiệm bệnh tật, một ngôi trường nơi chúng ta học cách yêu thương và cho phép bản thân được yêu thương mỗi ngày

Bài giảng, Năm Thánh cho Người Bệnh và Thế giới Y tế

Kinh nghiệm bệnh tật, một ngôi trường nơi chúng ta học cách yêu thương và cho phép bản thân được yêu thương mỗi ngày

Sáng nay, Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay, nhân dịp Năm Thánh cho Người Bệnh và Thế giới Sức khỏe, Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella, Phó Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, thuộc Phân ban các Vấn đề Cơ bản của Truyền giáo trên Thế giới, đã chủ sự Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự cuộc hành hương Năm Thánh của người bệnh và thế giới sức khỏe. Trước khi gửi lời chào những người hành hương và các tín hữu hiện diện tại quảng trường, Đức Thánh Cha nhận bí tích hòa giải tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, tham dự cầu nguyện và đi qua Cửa Thánh.

Dưới đây là văn bản bài giảng của Đức Thánh Cha chuẩn bị, do Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella đọc:

__________________________________


“Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay sao?” (Is 43:19). Thiên Chúa nói những lời này với dân Israel qua miệng tiên tri Isaia trong thời gian họ bị lưu đày ở Babylon. Với người Israel, đó là một thời kỳ rất khó khăn: dường như đã mất tất cả. Giêrusalem đã bị xâm chiếm và phá hủy bởi quân lính của Vua Nebuchadnezzar II, và dân chúng, giờ đây bị lưu đày, chẳng còn chút gì trong tay. Tương lai thật ảm đạm và mọi hy vọng dường như đều tan vỡ. Mọi điều xúi giục những người lưu đày hãy từ bỏ, trở nên cay đắng và cảm thấy rằng họ không còn được Thiên Chúa chúc phúc nữa.

Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh này, Chúa mời gọi họ đón nhận một điều mới mẻ đang mở ra. Không phải điều sẽ xảy ra trong tương lai, mà là điều đang xảy ra, điều đang nảy nở như một chồi non. Nó là gì? Điều gì có thể hình thành, hoặc thậm chí đã nảy mầm, trong một khung cảnh hoang vắng và đìu hiu như vậy?

Một dân tộc mới đang được sinh ra. Một dân tộc trong quá khứ đã trải qua sự thất bại của những điều chắc chắn giả tạo, giờ đây đã khám phá ra điều cốt yếu: duy trì sự hiệp nhất và cùng nhau bước đi trong ánh sáng của Chúa (x. Is 2:5). Một dân tộc có thể xây dựng lại Giêrusalem vì, xa Thành Thánh nơi đền thờ nằm ​​trong đống đổ nát và các nghi lễ long trọng không còn được cử hành, dân tộc này đã học cách gặp gỡ Chúa theo một cách khác: qua sự hoán cải của tâm hồn (x. Gr 4:4), qua việc thực hành lề luật và công bình, qua việc chăm sóc người nghèo và người thiếu thốn (x. Gr 22:3), qua các công việc thương xót.

Đó cũng là thông điệp mà chúng ta tìm thấy trong Tin Mừng hôm nay, theo một cách khác (x. Ga 8:1-11). Ở đây cũng có một người — một người phụ nữ — với cuộc đời đã bị hủy hoại, không phải bởi sự lưu đày về thể xác, mà bởi sự kết án về mặt đạo đức. Bà là một tội nhân, và do đó theo luật bà bị kết án bị loại trừ và chịu tử hình. Dường như cũng không còn hy vọng nào cho bà nữa. Nhưng, Thiên Chúa không bỏ rơi bà. Trên thực tế, ngay tại thời điểm những kẻ buộc tội chuẩn bị ném đá bà — chính là lúc đó — Chúa Giêsu đã đi vào cuộc đời bà, bảo vệ và cứu bà khỏi bạo lực của họ, từ đó trao cho bà cơ hội để bắt đầu một đời sống mới. “Chị cứ về đi,” Chúa nói với bà, “chị được tự do”, “chị đã được cứu” (x. câu 11). Qua những câu chuyện đầy kịch tính và cảm động này, phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta, giữa hành trình Mùa Chay, hãy đổi mới lòng tin vào Thiên Chúa, Đấng luôn gần gũi và sẵn sàng cứu chúng ta. Không có hoàn cảnh bị lưu đày nào, không có bạo lực nào, không có tội lỗi nào, không có sự kiện nào trong cuộc sống có thể chặn Người ở ngoài cửa nhà chúng ta và gõ cửa, sẵn sàng bước vào ngay khi chúng ta mở cửa đón Người (x. Kh 3:20). Thật vậy, chính khi những thử thách càng trở nên khó khăn hơn, thì ân sủng và tình yêu của Người càng ôm ấp chúng ta hơn nữa để nâng chúng ta lên.

Thưa anh chị em, chúng ta đọc những dòng văn bản này khi chúng ta cử hành Năm Thánh của Người bệnh và Nhân viên Y tế. Bệnh tật chắc chắn là một trong những thử thách nghiệt ngã và khó khăn nhất của đời sống, khi chúng ta trải nghiệm sự yếu đuối chung của con người trong chính xác thịt của mình. Nó có thể khiến chúng ta cảm thấy mình như những người lưu vong, hoặc như người phụ nữ trong Tin Mừng: bị tước mất niềm hy vọng về tương lai. Nhưng không phải như vậy. Ngay cả trong những thời điểm như vậy, Thiên Chúa không để chúng ta đơn độc, và nếu chúng ta phó thác cuộc sống cho Người, chính trong lúc sức lực của chúng ta gục ngã, chúng ta sẽ có thể trải nghiệm niềm an ủi từ sự hiện diện của Người. Khi xuống trần làm con người, Chúa muốn chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta trong mọi sự (x. Phil 2: 6-8). Người thấu biết thế nào là đau khổ (x. Is 53: 3). Vì vậy, chúng ta hãy hướng về Chúa và dâng lên Người sự đau đớn của mình, vững tin rằng chúng ta sẽ gặp được lòng trắc ẩn, sự gần gũi và sự dịu dàng.

Nhưng không chỉ có vậy. Trong tình yêu trung tín, Chúa mời gọi chúng ta trở thành “những thiên thần” cho nhau, trở thành những sứ giả cho sự hiện diện của Người, đến mức giường bệnh có thể trở thành “nơi thánh” của ơn cứu độ và cứu chuộc, cho cả người bệnh và những người chăm sóc họ.

Thưa các bác sĩ, các y tá và nhân viên y tế, khi chăm sóc các bệnh nhân, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, Chúa liên tục ban cho anh chị em cơ hội để đổi mới cuộc sống của mình qua lòng biết ơn, lòng thương xót và niềm hy vọng (x. Sắc chỉ Spes Non Confundit, 11). Chúa kêu gọi anh chị em, với lòng khiêm nhường, nhận biết rằng không có điều gì trong cuộc sống là sự hiển nhiên và mọi sự đều là ân ban của Chúa; để làm phong phú đời sống của anh chị em với ý thức về lòng nhân mà chúng ta trải nghiệm khi, vượt qua hình thức bên ngoài, chỉ còn những gì quan trọng mới tồn tại: những dấu chỉ lớn và nhỏ của tình yêu. Hãy cho phép sự hiện diện của người bệnh bước vào đời sống anh chị em như một món quà, để chữa lành tâm hồn anh chị em, để thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi điều không thuộc về lòng bác ái, và sưởi ấm tâm hồn bằng ngọn lửa nồng cháy và nhẹ nhàng của lòng trắc ẩn.

Những anh chị em đang bệnh nhân thân yêu, tôi có nhiều điểm chung với anh chị em vào thời điểm này trong đời: kinh nghiệm về bệnh tật, về sự yếu đuối, về việc phải phụ thuộc vào người khác trong rất nhiều thứ, và cần sự hỗ trợ của họ. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng đây là một ngôi trường để chúng ta học cách yêu thương và cho phép bản thân được yêu thương mỗi ngày, không đòi hỏi hay chống đối, không hối tiếc và không tuyệt vọng, mà đúng hơn là cảm tạ Chúa và cảm ơn anh chị em của chúng ta về lòng tốt mà chúng ta nhận được, hướng về tương lai với sự chấp nhận và tin tưởng. Phòng bệnh viện và giường bệnh cũng có thể là nơi chúng ta nghe thấy tiếng Chúa nói với chúng ta: “Này, Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay sao?” (Is 43:19). Bằng cách này, chúng ta đổi mới và củng cố đức tin của mình.

Đức Bênêđictô XVI — người đã cho chúng ta một chứng ngôn tuyệt đẹp về sự thanh thản trong thời gian ngài lâm bệnh — ngài đã viết rằng, “thước đo đích thực của lòng nhân được xác định trong mối quan hệ với người đau khổ” và rằng “một xã hội không thể chấp nhận những thành viên đau khổ của mình… là một xã hội tàn ác và vô nhân” (Thông điệp Spe Salvi, 38). Đúng vậy: cùng nhau đối mặt với đau khổ làm cho chúng ta trở nên nhân bản hơn, và khả năng chia sẻ nỗi đau đớn của người khác là một bước tiến quan trọng trong bất kỳ hành trình nên thánh nào.”

Các bạn thân mến, đừng loại trừ những người yếu đuối khỏi cuộc sống của chúng ta, như đôi khi, thật đáng buồn, não trạng ngày nay. Chúng ta đừng xua đuổi người đau khổ khỏi môi trường xung quanh chúng ta. Ngược lại, chúng ta hãy biến nó thành cơ hội để cùng nhau phát triển và vun trồng niềm hy vọng, nhờ tình yêu mà Thiên Chúa đã tuôn đổ vào lòng chúng ta ban đầu (x. Rm 5:5), tình yêu, mà vượt trên hết mọi sự, tồn tại muôn đời (x. 1 Cr 13:8-10, 13).


[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2025]


Đức Thánh Cha kêu gọi việc chăm sóc sức khỏe phải bao gồm cả những người yếu đuối và nghèo khó nhất

Đức Thánh Cha kêu gọi việc chăm sóc sức khỏe phải bao gồm cả những người yếu đuối và nghèo khó nhất

Đức Thánh Cha kêu gọi việc chăm sóc sức khỏe phải bao gồm cả những người yếu đuối và nghèo khó nhất

Antoine Mekary | ALETEIA


Kathleen N. Hattrup

06/04/25


Nhân dịp Năm Thánh dành cho Bệnh nhân, văn bản suy niệm Kinh Truyền tin Chúa Nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô soạn nhấn mạnh vai trò quan trọng và khó khăn của các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên xuất hiện trở lại tại Vatican kể từ khi nhập viện ngày 14 tháng 2, ngài vẫn chưa thể chủ trì giờ đọc Kinh Truyền tin Chúa Nhật. Cũng như các Chúa Nhật trước, văn bản ngài chuẩn bị đã được công bố.

Dưới đây là văn bản bài suy niệm:

__________________________________


Tin Mừng Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay này trình bày cho chúng ta câu chuyện về người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình (Ga 8:1-11). Trong khi các kinh sư và người Pharisêu muốn ném đá bà, Chúa Giêsu đã phục hồi lại vẻ đẹp đã mất cho người phụ nữ này. Bà đã ngã xuống đất bụi; Chúa Giêsu lướt ngón tay trên bụi đất này và viết nên một câu chuyện mới cho bà. Đó là “ngón tay của Thiên Chúa”, Đấng cứu độ con cái Người (x. Xh 8:15) và giải thoát họ khỏi sự dữ (x. Lc 11:20).

Các bạn thân mến, trong thời gian nằm viện, ngay cả trong thời gian dưỡng bệnh lúc này, tôi cảm thấy “ngón tay của Thiên Chúa” và trải nghiệm cái chạm đầy quan tâm của Người. Vào ngày Năm Thánh của người bệnh và thế giới chăm sóc sức khỏe, tôi cầu xin Chúa rằng cái chạm yêu thương của Người có thể đến với những người đang đau khổ và khích lệ những người chăm sóc họ. Và tôi cầu nguyện cho các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế, những người không phải lúc nào cũng được trợ giúp để làm việc trong điều kiện đầy đủ, và thậm chí đôi khi còn là nạn nhân của sự gây hấn. Sứ mệnh của họ không hề dễ dàng và phải được hỗ trợ và tôn trọng. Tôi hy vọng rằng các nguồn lực cần thiết sẽ được đầu tư cho việc điều trị và nghiên cứu, để các hệ thống y tế mang tính bao gồm và quan tâm đến những người yếu đuối và nghèo khó nhất.

Tôi cảm ơn các tù nhân của nhà tù nữ Rebibbia vì lá thư họ gửi cho tôi. Tôi cầu nguyện cho họ và gia đình họ.

Nhân Ngày Thể thao Quốc tế vì Phát triển và Hòa bình, tôi hy vọng rằng thể thao có thể trở thành dấu hiệu hy vọng cho rất nhiều người đang cần có hòa bình và sự hội nhập xã hội, và tôi cảm ơn các hiệp hội thể thao đã giáo dục về tình huynh đệ cách thiết thực.

Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình: tại Ukraine đang bị đau khổ, bị các cuộc tấn công làm nhiều thường dân thiệt mạng, trong đó có rất nhiều trẻ em. Và điều tương tự cũng đang xảy ra tại Gaza, nơi người dân phải sống trong điều kiện thật khủng khiếp, không nơi nương náu, không thức ăn, không nước sạch. Ước mong vũ khí sẽ im tiếng và đối thoại được nối lại; cầu mong tất cả các con tin được trả tự do và viện trợ được chuyển đến cho người dân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình trên khắp Trung Đông; tại Sudan và Nam Sudan; tại Cộng hòa Dân chủ Congo; tại Myanmar, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất; và tại Haiti, nơi bạo lực đang hoành hành, và hai nữ tu đã bị giết cách đây vài ngày.

Xin Mẹ Maria Đồng trinh bảo vệ và chuyển cầu cho chúng ta.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2025]


Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

Mùa Chay là thời gian chữa lành: Thông điệp Chúa nhật của Đức Thánh Cha ngày 30.03.2025

Mùa Chay là thời gian chữa lành: Thông điệp Chúa nhật của Đức Thánh Cha

Mùa Chay là thời gian chữa lành: Thông điệp Chúa nhật của Đức Thánh Cha ngày 30.03.2025

Antoine Mekary | ALETEIA


Kathleen N. Hattrup

30/03/25



“Chúng ta hãy sống Mùa Chay này như một thời gian chữa lành, nhất là vì năm nay là Năm Thánh. Tôi cũng đang trải nghiệm Mùa Chay theo cách này, trong linh hồn và trong thân xác tôi.”

Trong thời gian tiếp tục dưỡng bệnh tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn chưa chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin Chúa Nhật với các tín hữu. Nhưng cũng như những tuần trước, văn bản bài suy tư của ngài cho ngày 30 tháng 3 này đã được công bố.

Đức Thánh Cha phân tích bài Tin Mừng hôm nay về Người Cha nhân hậu, người con hoang đàng và người anh đầy phẫn nộ. Ngài nhấn mạnh rằng “Sự yếu đuối và bệnh tật là những trải nghiệm chung của tất cả chúng ta; tuy nhiên, trên hết chúng ta là anh em trong ơn cứu độ mà Chúa Kitô ban cho chúng ta.”

Trên hết, Đức Thánh Cha kêu gọi hòa bình ở nhiều quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá trên thế giới.

Dưới đây là văn bản bài suy niệm của ngài:

___________________________________


Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 15:1-3, 11-32), Chúa Giêsu nhận thấy những người Pharisêu bị chướng tai gai mắt và xầm xì sau lưng Ngài, thay vì vui mừng vì những người tội lỗi đến với Ngài. Vì vậy, Chúa Giêsu kể cho họ nghe về một người cha có hai người con trai: một đứa bỏ nhà ra đi, nhưng sau đó, bị rơi vào cảnh khốn cùng, nó trở về và được chào đón trong niềm vui mừng. Còn người con kia, người con “ngoan”, phẫn uất với cha mình và không muốn vào dự tiệc. Đây là cách Chúa Giêsu mặc khải về trái tim của Thiên Chúa: Đấng luôn thương xót tất cả mọi người; Đấng chữa lành những vết thương của chúng ta để chúng ta có thể yêu thương nhau như anh em.

Các bạn thân mến, chúng ta hãy sống Mùa Chay này như một thời gian chữa lành, nhất là vì năm nay là Năm Thánh. Tôi cũng đang trải nghiệm Mùa Chay theo cách này, trong linh hồn và trong thân xác tôi. Đó là lý do tại sao tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đang là khí cụ chữa lành, theo hình ảnh của Đấng Cứu Thế, cho người lân cận bằng lời nói và bằng kiến ​​thức của họ, bằng lòng tốt và bằng lời cầu nguyện. Sự yếu đuối và bệnh tật là những trải nghiệm chung của tất cả chúng ta; tuy nhiên, trên hết chúng ta là anh em trong ơn cứu độ mà Chúa Kitô ban cho chúng ta.

Tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa Cha, chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho hòa bình: tại đất nước Ukraine tử đạo, tại Palestine, Israel, Lebanon, Cộng hòa Dân chủ Congo và Myanmar, nơi cũng đang phải hứng chịu biết bao đau khổ vì trận động đất.

Tôi đang theo dõi tình hình ở Nam Sudan với sự quan ngại. Tôi gửi lời kêu gọi tha thiết tới tất cả các nhà lãnh đạo hãy làm hết sức để giảm bớt căng thẳng trong nước. Chúng ta phải gạt bỏ những khác biệt và, với lòng dũng cảm và trách nhiệm, ngồi vào bàn và tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể xoa dịu nỗi đau khổ của người dân Nam Sudan thân yêu và xây dựng một tương lai hòa bình và ổn định.

Và ở Sudan, cuộc chiến vẫn tiếp tục cướp đi sinh mạng của những nạn nhân vô tội. Tôi kêu gọi các bên liên quan trong cuộc xung đột hãy đặt việc bảo vệ mạng sống của những người dân là anh chị em của họ lên hàng đầu; và tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán mới sẽ được bắt đầu sớm nhất có thể, có thể bảo đảm một giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng. Mong rằng cộng đồng quốc tế sẽ tăng cường nỗ lực để giải quyết thảm họa nhân đạo kinh khủng này.

Cảm tạ Chúa, cũng có những biến cố tích cực: chẳng hạn, việc phê chuẩn Hiệp định về phân định biên giới giữa Tajikistan và Kyrgyzstan, đây là một thành tựu ngoại giao tuyệt vời. Tôi khuyến khích cả hai quốc gia tiếp tục con đường này.

Xin Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, giúp gia đình nhân loại được hòa giải trong hòa bình.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/3/2025]


Vị bác sĩ vô thần đã xây dựng bệnh viện cho giáo hoàng

Vị bác sĩ vô thần đã xây dựng bệnh viện cho giáo hoàng

Vị bác sĩ vô thần đã xây dựng bệnh viện cho giáo hoàng

Antoine Mekary | ALETEIA


Daniel Esparza

28/03/25



Hành trình của tu sĩ Agostino Gemelli từ một người hoài nghi đến vị học giả thánh thiện là minh chứng cho sức mạnh của lòng trắc ẩn và trí tuệ cùng song hành.

Khi Đức Thánh Cha Phanxicô xuất viện sau 38 ngày điều trị tại Bệnh viện Gemelli ở Rome, một số người thắc mắc không biết cái tên Gemelli — tiếng Ý có nghĩa là “anh em sinh đôi” — có phải là để tưởng nhớ đến Thánh Cosmas và Damian, hai thầy thuốc song sinh tử đạo của Kitô giáo thời kỳ đầu hay không. Nhưng thật ra bệnh viện này được đặt theo tên của một người: Agostino Gemelli, một người từng là bác sĩ quân y và vô thần, đã trở lại đạo và cả đời theo đuổi chân lý để lại dấu ấn lâu dài trong nền giáo dục, khoa học và chăm sóc sức khỏe của Công giáo.

Edoardo Gemelli sinh tại Milan vào năm 1878, cậu được nuôi dưỡng trong một môi trường hoàn toàn thế tục. Thân phụ là một thành viên Hội Tam Điểm, và gia đình cậu hoàn toàn chối bỏ tôn giáo. Edoardo theo học ngành y tại Đại học Pavia, nơi cậu gặp Ludovico Necchi, một người Công giáo mộ đạo đã có ảnh hưởng đến cậu không qua việc rao giảng mà qua cuộc trò chuyện về triết học rất sâu sắc và đối thoại về khoa học. Dần dần, niềm tin của Edoardo bắt đầu thay đổi.

Bước ngoặt của Edoardo xảy ra trong Thế chiến thứ nhất, khi anh đang là một bác sĩ quân y. Trong một bệnh viện ở Milan, một binh sĩ hấp hối, người bị biến dạng vì bệnh phong, nhìn anh và nói, “Nếu mẹ tôi ở đây, bà ấy sẽ hôn tôi... còn bác sĩ thì sao?” Quá xúc động, Edoardo hôn lên má người lính. Cử chỉ đơn giản nhưng sâu sắc này đã dẫn đến một sự thức tỉnh về mặt thiêng liêng.

Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh năm 1903, Edoardo lãnh nhận Mình Thánh lần đầu tiên và quyết định trở thành một tu sĩ dòng Phanxicô. Bất chấp sự phản đối dữ dội từ gia đình — kể cả cả âm mưu bắt cóc nhằm ngăn cản anh đi vào đời sống tu trì — anh gia nhập dòng và lấy tên là Agostino. Anh được thụ phong năm 1908.

Thay vì từ bỏ khoa học, Cha Gemelli đã trở thành người tiên phong môn tâm lý học thực nghiệm tại Ý. Cha thành lập Rivista di Filosofia Neo-Scolastica và ủng hộ sự hòa hợp giữa đức tin và lý trí. Năm 1921, với sự hỗ trợ của Đức Giáo hoàng Benedict XV, Cha thành lập Đại học Công giáo Thánh Tâm tại Rome, nhằm mục đích đào tạo những giáo dân Công giáo trí thức. Năm 1964, khoa y của trường đã khai trương một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất của Ý: Bệnh viện đa khoa Đại học Agostino Gemelli.

Bệnh viện Gemelli đã được quốc tế công nhận sau vụ ám sát Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1981. Ngài được đưa đến bệnh viện với bốn vết thương do đạn bắn, vị giáo hoàng người Ba Lan đã nhiều lần trở lại trong suốt triều đại của ngài — tổng cộng hơn 150 ngày. Ngài trìu mến đặt biệt danh cho nơi này là “Vatican III”, một cái gật đầu cùng với những nơi ở khác của ngài tại Vatican và Lâu đài Gandolfo.

Ngày nay, một dãy phòng rộng 200 mét vuông ở tầng 10 vẫn được dành riêng cho các giáo hoàng. Bệnh viện Gemelli không chỉ là bệnh viện lớn nhất ở Rome mà còn là một trong những trung tâm y tế hàng đầu của Ý, nổi tiếng với chuyên môn trong việc nghiên cứu và giáo dục.

Hành trình của Cha Agostino Gemelli từ một người hoài nghi đến học giả thánh thiện là minh chứng cho sức mạnh của lòng trắc ẩn và trí tuệ cùng song hành. Di sản của Cha vẫn tiếp tục trong mỗi học viên được đào tạo, mỗi bệnh nhân được chữa lành và trong phẩm giá âm thầm mà Giáo hội tiếp tục phục vụ người bệnh.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/3/2025]


Thứ Tư, 26 tháng 3, 2025

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Vatican công bố số liệu thống kê năm 2025

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Vatican công bố số liệu thống kê năm 2025

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Vatican công bố số liệu thống kê năm 2025

*******

Dân số Công giáo toàn cầu tăng 1,15% trong giai đoạn 2022-2023, tăng từ khoảng 1,39 tỷ lên 1,406 tỷ, một tỷ lệ khá tương đồng với tỷ lệ của thời gian hai năm trước. Sự phân bố số người Công giáo được rửa tội biến thiên trong các khu vực địa lý khác nhau, tùy theo đặc điểm nhân học khác nhau của mỗi châu lục.


22 tháng Ba, 2025 22:38

ZENIT STAFF


(ZENIT News – Vatican’s Central Office of Church Statistics / Rome, 22.03.2025). - Nhà xuất bản Vatican (LEV) đã xuất bản Niên giám Tòa Thánh 2025 và Annuarium Statisticum Ecclesiae 2023, được biên soạn bởi Văn phòng Thống kê Trung ương Giáo hội, một phòng thuộc Phủ Quốc vụ khanh.

Dữ liệu được báo cáo trong Niên giám Tòa Thánh cung cấp thông tin về đời sống của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới trong năm 2024. Trong thời gian này, một giáo tỉnh đã được thiết lập; ba tòa giám mục được nâng lên thành Tòa Giám mục Chánh tòa; bảy giáo phận mới được thiết lập; một tòa giám mục được nâng lên hàng Tổng giáo phận và một Hạt Giám quản Tông tòa được nâng lên thành giáo phận.

Niên giám Annuarium Statisticum Ecclesiae cung cấp cái nhìn tổng quan về các hiện tượng chính liên quan đến hoạt động mục vụ của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới, bao gồm thông tin thống kê trong hai năm 2022–2023.


Dân số Công giáo toàn cầu

Dân số Công giáo toàn cầu tăng 1,15% trong giai đoạn hai năm 2022-2023, tăng từ khoảng 1,39 tỷ lên 1,406 tỷ, một tỷ lệ rất tương đồng với tỷ lệ của thời gian hai năm trước. Sự phân bố số người Công giáo được rửa tội biến thiên trong các khu vực địa lý khác nhau, tùy theo đặc điểm nhân học khác nhau của mỗi châu lục.

Châu Phi chiếm 20% số người Công giáo trên toàn hành tinh và mang nét đặc trưng qua việc mở rộng rất năng động của Giáo hội Công giáo. Số người Công giáo tăng từ 272 triệu vào năm 2022 lên 281 triệu vào năm 2023, với sự thay đổi là +3,31%.

Cộng hòa Dân chủ Congo khẳng định vị trí thứ nhất của mình về số người Công giáo được rửa tội, với gần 55 triệu, tiếp theo là Nigeria với 35 triệu; Uganda, Tanzania và Kenya cũng ghi nhận những con số đáng kể.

Với mức tăng 0,9% trong hai năm, Châu Mỹ củng cố vị thế của mình như là châu lục trong đó có 47,8% người Công giáo trên thế giới. Trong số này, 27,4% cư trú tại Nam Mỹ (trong đó Brazil, với 182 triệu người, chiếm 13% tổng số thế giới và tiếp tục là quốc gia có mật độ người Công giáo cao nhất), 6,6% ở Bắc Mỹ và 13,8% còn lại ở Trung Mỹ. Khi so sánh số người Công giáo với tổng dân số, Argentina, Colombia và Paraguay nổi bật hơn, với tỷ lệ người Công giáo vượt quá 90% dân số.

Lục địa Châu Á ghi nhận mức gia tăng số lượng người Công giáo là 0,6% trong hai năm qua và trọng số của lục địa này vào năm 2023 chiếm khoảng 11% dân số Công giáo toàn cầu. Năm 2023, 76,7% người Công giáo Đông Nam Á tập trung ở Philippines, với 93 triệu người, và ở Ấn Độ với 23 triệu người.

Châu Âu, mặc dù là nơi cư trú của 20,4% cộng đồng Công giáo trên thế giới, thừa nhận mình là khu vực kém năng động nhất, với mức gia tăng số lượng người Công giáo trong hai năm chỉ ở mức 0,2%. Mặt khác, sự thay đổi này, trong bối cảnh động lực về nhân khẩu gần như trì trệ, đã có sự cải thiện nhẹ về con số trên các lãnh thổ, đạt gần 39,6% vào năm 2023. Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha tự hào có tỷ lệ người Công giáo vượt quá 90% dân số thường trú.

Số lượng người Công giáo ở Châu Đại Dương đạt hơn 11 triệu người vào năm 2023, tăng 1,9% so với năm 2022.


Số lượng giám mục tăng

Số lượng giám mục trong Giáo hội Công giáo đã tăng lên trong hai năm qua với mức thay đổi chung là 1,4%, tăng từ 5.353 vào năm 2022 lên 5.430 vào năm 2023. Khuynh hướng tăng này được ghi nhận ở tất cả các châu lục, ngoại trừ Châu Đại Dương, nơi có con số giám mục không thay đổi trong suốt hai năm.

Sự thay đổi có phần rõ rệt hơn đối với Châu Phi và Châu Á và thấp hơn mức trung bình của thế giới đối với Châu Âu và Châu Mỹ. Cũng cần lưu ý rằng trọng số của mỗi châu lục vẫn gần như không thay đổi trong suốt giai đoạn này, tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của thực tế từng lục địa, số giám mục tập trung ở Châu Mỹ và Châu Âu nhiều hơn. Ở Châu Phi, tỷ lệ giám mục tính trên tổng số của thế giới tăng từ 13,8% vào năm 2022 lên 14,2% vào năm 2023.

Số lượng người Công giáo tính bình quân trên mỗi giám mục thay đổi đáng kể giữa các châu lục vào năm 2023. Mặc dù mức trung bình toàn cầu là 259.000 người Công giáo trên mỗi giám mục, thì con số này được ghi nhận lần lượt là 365.000 và 334.000 ở Châu Phi và Châu Mỹ. Tình hình ở Châu Đại Dương đặc biệt thuận lợi, nơi mỗi giám mục chịu trách nhiệm coi sóc 87.000 người Công giáo, từ cái nhìn này cho thấy có sự dư thừa nhẹ về số giám mục so với các châu lục khác.


Số linh mục ít hơn

Vào cuối năm 2023, trong số 3.041 cơ sở thuộc giáo hội trong thế giới Công giáo, có 406.996 linh mục, giảm 734 so với năm 2022, tương ứng với -0,2%. Phân tích theo khu vực địa lý cho thấy sự gia tăng nổi bật ở Châu Phi (+2,7%) và Châu Á (+1,6%) và giảm ở Châu Âu (-1,6%), Châu Đại Dương (-1,0%) và Châu Mỹ (-0,7%).

Ngoài các châu lục, việc so sánh sự khác biệt giữa số linh mục triều và linh mục dòng cho thấy ở Châu Á và Châu Phi có sự gia tăng chung về số lượng linh mục đối với cả linh mục triều và linh mục dòng.

Riêng tại Châu Phi, sự gia tăng chung về số lượng linh mục có kết quả từ mức tăng khoảng 3,3% đối với linh mục triều và 1,4% đối với linh mục dòng. Tại các lục địa Châu Mỹ, sự gia tăng về số lượng giáo sĩ giáo phận trong hai năm qua nổi bật ở Trung và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, tại Châu Âu, sự sụt giảm 1,6% được ghi nhận cả về tổng số và riêng trong các thành phần (triều và dòng); cùng một mẫu số, mặc dù với mức giảm ít hơn (-1,0%), Châu Đại Dương ghi nhận cùng một mẫu số.

Sự phân bổ vào năm 2023 theo khu vực địa lý cho thấy Châu Âu có tổng số 38,1% linh mục, 29,1% thuộc về châu Mỹ, trong khi các khu vực lục địa khác còn lại với 18,2% ở Châu Á, 13,5% ở Châu Phi và 1,1% ở Châu Đại Dương.

Có thể bổ sung thêm sự phân tích về số các linh mục với số người Công giáo để làm nổi bật những sự mất cân bằng giữa nhu cầu mục vụ và công tác phục vụ mục vụ. Trong trường hợp có sự cân bằng hoàn hảo giữa số lượng và nhu cầu hoạt động mục vụ, tỷ lệ phần trăm số các linh mục phải trùng khớp với tỷ lệ phần trăm số người Công giáo đối với mỗi khu vực lãnh thổ được ghi nhận. Trên thực tế, việc so sánh giữa tỷ lệ phần trăm số các linh mục và người Công giáo đã ghi nhận những khác biệt rất lớn vào năm 2023.

Đặc biệt, tỷ lệ linh mục vượt quá tỷ lệ người Công giáo ở Bắc Mỹ (10,3% linh mục so với 6,6% người Công giáo), ở Châu Âu (38,1% linh mục và 20,4% người Công giáo) và ở Châu Đại Dương (1,1% linh mục và 0,8% người Công giáo). Tình trạng thiếu linh mục thể hiện rõ rệt nhất ở Nam Mỹ (12,4% linh mục và 27,4% người Công giáo), ở Châu Phi (13,5% linh mục và 20,0% người Công giáo) và ở khu vực Trung tâm Lục địa của Châu Mỹ (5,4% linh mục và 11,6% người Công giáo).


Phó tế vĩnh viễn nhiều hơn

Phó tế vĩnh viễn là nhóm giáo sĩ đang phát triển mạnh mẽ nhất. Năm 2023, số lượng phó tế đạt 51.433 so với 50.150 được ghi nhận năm 2022, với mức tăng 2,6%.

Sự chênh lệch theo vùng lãnh thổ vẫn còn rõ rệt: tỷ lệ gia tăng mạnh được ghi nhận ở Châu Đại Dương (+10,8%) và Châu Mỹ (+3,8%), trong khi có sự sụt giảm nhẹ được ghi nhận ở Châu Phi và Châu Âu. Không có thay đổi đáng kể nào trong sự phân bổ các phó tế toàn cầu được ghi nhận trong hai năm, ngoại trừ sự giảm sút về số lượng phó tế ở Châu Âu và sự gia tăng ở Châu Mỹ, sự gia tăng đáng kể thuộc Bắc Mỹ. Nhóm nhân viên mục vụ này hiện diện cách đặc biệt ở Châu Mỹ (nhất là ở Bắc Mỹ, chiếm 39% tổng số các phó tế trên toàn thế giới) và ở Châu Âu (31%).

Để làm nổi bật vai trò hỗ trợ của những người làm công tác mục vụ này bên cạnh các linh mục, chúng ta có thể xem xét tỷ lệ giữa con số phó tế vĩnh viễn, theo từng khu vực, với số lượng linh mục ở đó. Chúng ta thấy rằng sự phân bố phó tế trên toàn thế giới trên một trăm linh mục là 13 vào năm 2023, dao động từ mức tối thiểu là 0,5 ở Châu Á đến mức tối đa là 29 ở Châu Mỹ. Ở Châu Âu, tỷ lệ này là khoảng 10, trong khi ở Châu Phi, chỉ có một phó tế vĩnh viễn phục vụ bên cạnh một trăm linh mục.

Tầm quan trọng của chỉ số này, mặc dù là đáng kể, vẫn còn khá khiêm tốn để các phó tế vĩnh viễn có sự ảnh hưởng lớn đến việc cân bằng giữa nhu cầu và công tác phục vụ mục vụ cho người Công giáo trong lãnh thổ. Tuy nhiên, xét về mặt phát triển, cần lưu ý rằng các phó tế vĩnh viễn có xu hướng hiện diện nhiều hơn ở những khu vực mà số ứng viên cho thiên chức chức linh mục ít hơn.


Mức giảm chậm hơn về số lượng các tu sĩ tận hiến

Theo thời gian, sự sụt giảm cả số lượng nam tu sĩ không phải là linh mục và số nữ tu đã khấn vẫn tiếp tục vào năm 2023, mặc dù với tốc độ chậm hơn.

Đặc biệt, cần lưu ý vấn đề liên quan đến các nam tu sĩ không phải là linh mục, trong khi sự gia tăng được ghi nhận ở Châu Phi trong giai đoạn các năm 2022-2023, còn lại tất cả các châu lục khác đều có sự sụt giảm. Điều đáng nhấn mạnh là mức giảm ở Nam Mỹ đã chậm lại so với mức giảm trung bình hàng năm của giai đoạn trước và tình trạng ổn định cũng được tìm thấy ở Trung Mỹ. Khi xét theo thời gian, trọng số tương đối của các nam tu sĩ không là linh mục ở các khu vực thì khác nhau, cho thấy sự sụt giảm ở Châu Âu, tiếp tục đi xuống vào năm 2023.

Sự sụt giảm về số lượng các nữ tu đã tuyên khấn vẫn tiếp tục vào năm 2023. Ở mức độ toàn cầu, số lượng các nữ tu đã giảm từ 599.228 vào năm 2022 xuống còn 589.423 vào năm 2023, với sự thay đổi trung bình là -1,6%. Về sự phân bổ theo địa lý, gần 32% cư trú tại Châu Âu vào năm 2023, tiếp theo là Châu Á với 30%, Châu Mỹ với 23% (phân bổ đều trên cả hai bán cầu), Châu Phi với 14% và Châu Đại Dương với 1%.

Sự sụt giảm số lượng các nữ tu trên toàn thế giới phần lớn do số tử tăng đáng kể, vì tỷ lệ các nữ tu cao tuổi rất nhiều, trong khi số người rời bỏ đời sống tu trì đã giảm mạnh trong hai năm qua.

Châu Phi ghi nhận mức tăng đáng kể là 2,2% trong giai đoạn 2022-2023, tiếp theo là Đông Nam Á với +0,1%. Ngược lại, Bắc Mỹ chứng kiến ​​mức giảm -3,6%. Nam Mỹ theo sát với mức giảm -3%, trong khi mức giảm được ghi nhận ở khu vực miền Trung của lục địa Châu Mỹ và Trung Antilles ở mức vừa phải. Châu Âu giữ kỷ lục âm, với mức biến động là -3,8%.

Những chuyển động này rõ ràng ảnh hưởng đến những thay đổi trong các tỷ lệ về tổng số nữ tu đã tuyên khấn theo lục địa. Sự giảm sụt về số lượng các nữ tu ở Châu Âu và Bắc Mỹ được quan sát thấy trong giai đoạn 2022-2023, con số tích cực được tìm thấy ở Châu Á và Châu Phi. Cụ thể, trong năm 2022, khi số nữ tu đã tuyên khấn ở Châu Âu và Châu Mỹ chiếm 55,8% tổng số trên thế giới, thì đến năm 2023, tỷ lệ này giảm xuống còn 54,8%. Những thay đổi đáng kể nhất trong giai đoạn này được quan sát thấy ở Đông Nam Á (từ 28,7% xuống 29,2%) và ở Châu Phi (từ 13,9% xuống 14,5%).

Các nữ tu tuyên khấn vẫn là một thực tế đáng kể, cho dù có sự sụt giảm được quan sát thấy trên toàn cầu và ở một số vùng lục địa. Tổng số nữ tu cao hơn 45% so với tổng số linh mục. Mặc dù theo thống kê vai trò của họ trong việc phục vụ nói chung đã giảm trong những năm qua, nhưng sự đóng góp của họ vào đời sống của cộng đồng Kitô giáo vẫn rất quan trọng, đôi khi thậm chí còn thay thế cho các linh mục.


Số chủng sinh tiếp tục giảm

Quan sát xu hướng theo thời gian trên toàn thế giới về số lượng đại chủng sinh cho thấy sự sụt giảm liên tục được ghi nhận từ năm 2012.

Về tổng số, các ứng viên cho thiên chức linh mục đã giảm trên toàn cầu từ 108.481 vào năm 2022 xuống còn 106.495 vào năm 2023, với mức thay đổi là -1,8%. Sự giảm sút trong tổng số toàn cầu được quan sát thấy ở tất cả các châu lục ngoại trừ Châu Phi, nơi số chủng sinh tăng 1,1% (từ 34.541 lên 34.924). Ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ, đặc biệt là ở Châu Âu, mức giảm là đáng kể (-4,9% ở Châu Âu, -4,2% ở Châu Á và -1,3% ở Châu Mỹ). Ở Châu Đại Dương, xu hướng giảm nhưng ở mức độ nhỏ.

Sự phân bổ tỷ lệ bình quân các đại chủng sinh theo châu lục cho thấy những thay đổi khiêm tốn trong hai năm. Châu Phi và Châu Á đóng góp 61,0% cho tổng số chủng sinh thế giới vào năm 2022, tỷ lệ này tăng lên 61,4% vào năm 2023. Ngoại trừ một sự thay đổi sụt giảm nhỏ ở Châu Đại Dương, Châu Mỹ và Châu Âu cùng nhau chứng kiến ​​tỷ lệ giảm. Vào năm 2022, tổng số chủng sinh của Châu Mỹ và Châu Âu là 41.199, chiếm gần 38% tổng số chủng sinh thế giới, trong khi một năm sau, con số này giảm xuống còn 37,7%.

Để làm nổi bật con số tăng và giảm ơn gọi ở cấp vùng lãnh thổ, việc so sánh tỷ lệ phân bổ chủng sinh với tỷ lệ phân bổ số người Công giáo là rất hữu ích. Theo đó, năm 2023 đã ghi nhận sự chênh lệch đáng kể.

Tỷ lệ chủng sinh vượt quá tỷ lệ người Công giáo ở Châu Phi (32,8% chủng sinh so với 20% người Công giáo) và ở Châu Á (28,6% chủng sinh và 11% người Công giáo). Do đó, các lục địa này có xu hướng đáp ứng đầy đủ nhu cầu duy trì hoạt động tông đồ địa phương.

Tuy nhiên, ở Châu Âu và Châu Mỹ, tỷ lệ chủng sinh thấp hơn so với số người Công giáo (12,0% chủng sinh và 20,4% người Công giáo ở Châu Âu và 25,7% chủng sinh và 47,8% người Công giáo ở Châu Mỹ). Do đó, ở hai châu lục này, việc đáp ứng đủ nhu cầu của dân số Công giáo trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là về các thế hệ tiếp nối trong thiên chức linh mục.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/3/2025]

Đền thờ Thánh Phêrô sẽ có hệ thống chiếu sáng mới cho lễ Phục sinh

Đền thờ Thánh Phêrô sẽ có hệ thống chiếu sáng mới cho lễ Phục sinh

Công việc đang được tiến hành trong những tuần này để thắp sáng lại kiệt tác kiến ​​trúc do kiến trúc sư Michelangelo thiết kế. Ánh sáng sẽ mạnh hơn, phân bổ đều hơn và đạt mức tiết kiệm năng lượng tối đa.

Đền thờ Thánh Phêrô sẽ có hệ thống chiếu sáng mới cho lễ Phục sinh

Vào dịp lễ Phục sinh, Đền thờ Thánh Phêrô sẽ có hệ thống chiếu sáng hiện đại giúp làm tôn lên các hình khối do kiến trúc sư Michelangelo thiết kế. Dự án do viện Fabrica di St. Peter thực hiện là một phần của tiến trình tổ chức lại hệ thống chiếu sáng tổng thể của Vương cung thánh đường, trong tương lai cũng sẽ bao gồm cả mặt tiền. Trong những tuần gần đây, những chiếc đèn cũ đã được thay thế bằng đèn mới, hiện đại.

Đền thờ Thánh Phêrô sẽ có hệ thống chiếu sáng mới cho lễ Phục sinh

The new lamps placed in the lower part of the Dome drum


Đèn có thể điều chỉnh độ sáng

Hệ thống điều chỉnh độ sáng sẽ được lắp đặt trong những ngày tới. Đèn có thể điều chỉnh độ sáng, cho phép ánh sáng đạt được sự cân bằng hoàn hảo để làm nổi bật mái vòm, biểu tượng của Thành phố vĩnh cửu. Dự án hướng đến mục tiêu tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng hơn với ánh sáng mạnh hơn, được hiệu chỉnh và phân bổ tốt hơn.

Đền thờ Thánh Phêrô sẽ có hệ thống chiếu sáng mới cho lễ Phục sinh

The bust of Michelangelo Buonarroti at the foot of the Dome of St. Peter’s

Mái vòm chạm đến bầu trời

Cho đến nay, đèn được đặt ở phần trên của tường mái vòm; hiện tại chúng đang được lắp đặt ở phần dưới. Trước Tuần Thánh, đèn cũng sẽ được lắp đặt trên tường ngoài của gian giữa và gian ngang hông của Vương cung thánh đường để có thể sử dụng tối đa vào ban đêm và tạo tác động thị giác nhiều hơn cho mái vòm, một kiệt tác không thể tranh cãi của kiến ​​trúc Phục hưng. Công việc đang được thực hiện với sự cẩn thận và tỉ mỉ, thậm chí trong những giờ vào ban đêm, để xác định chất lượng ánh sáng. Dự án này là một phần trong một loạt các hoạt động bảo trì định kỳ mà viện Fabric of St. Peter thực hiện để bảo tồn và làm nổi bật Vương cung thánh đường và các công trình nghệ thuật của nó.




[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/3/2025]


Thứ Hai, 24 tháng 3, 2025

Đức Thánh Cha nói “cảm ơn mọi người”

Đức Thánh Cha nói “cảm ơn mọi người”

Đức Thánh Cha nói “cảm ơn mọi người”

© Cristian Gennari/Siciliani


Kathleen N. Hattrup

23/03/25



Đức Thánh Cha rõ ràng còn rất yếu sau gần 40 ngày nằm viện, khó khăn khi giơ tay ban phép lành Tòa thánh. Nhưng ngài cũng đã cho thấy sức mạnh của mình.

Khi các tín hữu tập trung trong sự mong đợi, Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện lần đầu tiên kể từ ngày 14 tháng 2, trông rất yếu và chỉ có thể nói vài lời ngắn gọn, nhưng vẫn quyết tâm gặp gỡ các tín hữu và ban phép lành.

Ngài nói, “Cảm ơn mọi người”, mặc dù không được yêu cầu phải nói gì cả.

Đức Thánh Cha nói “cảm ơn mọi người”

Sau lời chào ngắn này, Đức Thánh Cha được đưa trở lại Vatican.

Tại cuộc họp báo vào chiều thứ Bảy, ngày 22 tháng 3, các bác sĩ bảo đảm rằng giọng nói của Đức Thánh Cha đã bị ảnh hưởng do tình trạng suy hô hấp, nhưng tình trạng này sẽ dần hồi phục.

Đức Thánh Cha cũng công nhận một bó hoa hồng vàng tuyệt đẹp, được một phụ nữ lớn tuổi trong đám đông cầm. “Tôi nhìn thấy một chị cầm hoa hồng vàng! Chị ấy thật tuyệt vời”, ngài nói, ra hiệu bằng tay khi đám đông cười và người phụ nữ phản ứng với sự ngạc nhiên và xúc động.

Đức Thánh Cha nói “cảm ơn mọi người”

[Quý vị xem cuộc phỏng vấn ngắn với người phụ nữ ấy bằng tiếng Ý tại đây.]

Đức Thánh Cha chỉ có thể giơ tay lên một chút, nhưng ngài đã ban phép lành Tòa thánh. Ngài cũng giơ các ngón tay cái lên ra dấu hiệu với đám đông.

Đức Thánh Cha nói “cảm ơn mọi người”

Phòng bệnh của Đức Thánh Cha nằm ở tầng 10 của bệnh viện Gemelli, nhưng ngài đã chào các tín hữu từ tầng 5. Trước khi xuất hiện trên ban công để chào các tín hữu và ban phép lành, Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời chào ngắn với các nhân viên và ban quản lý của Đại học Công giáo và Bệnh viện đa khoa Gemelli.

Sau khi xuất hiện trước các tín hữu, Đức Thánh Cha được đưa lên một chiếc Fiat 500 màu trắng và di chuyển về nơi ở của ngài để dưỡng bệnh ít nhất hai tháng. Tại đó, Đức Thánh Cha sẽ tiếp tục vật lý trị liệu vận động và hô hấp mà ngài đã được áp dụng tại bệnh viện.

Trước khi được đưa về Vatican, ngài ghé qua Nhà thờ Đức Bà Cả, vương cung thánh đường mà ngài đã viếng hơn 120 lần từ khi trở thành giáo hoàng. Không rời khỏi xe, ngài trao cho Đức Hồng y Makrickas, người phụ trách vương cung thánh đường, bó hoa để đặt trước bức ảnh Salus Populi Romani.

Đức Thánh Cha nói “cảm ơn mọi người”

Ngài trở lại Vatican vào lúc gần 1 giờ chiều.

Quý vị xem lại các báo cáo về thời gian Đức Giáo hoàng nằm viện tại đây.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/3/2025]


Thông điệp Chúa nhật của Đức Thánh Cha từ bệnh viện: tôi đã trải nghiệm sự kiên nhẫn của Chúa

Thông điệp Chúa nhật của Đức Thánh Cha từ bệnh viện: tôi đã trải nghiệm sự kiên nhẫn của Chúa

Thông điệp Chúa nhật của Đức Thánh Cha từ bệnh viện: tôi đã trải nghiệm sự kiên nhẫn của Chúa

Antoine Mekary | ALETEIA


Kathleen N. Hattrup

23/03/25



Ngay trước khi Đức Thánh Cha trở về Vatican, bài suy niệm của ngài trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật đã được công bố:

Nay đã là Chúa Nhật thứ 6 Đức Thánh Cha Phanxicô không đọc bài suy niệm Kinh Truyền Tin, nhưng giống như các Chúa Nhật trước, văn bản ngài chuẩn bị được Vatican công bố. Ngay sau đó, Đức Thánh Cha trở về nơi ngài ở, sau khi gửi lời chào ngắn đến các tín hữu.

Trong thông điệp, Đức Thánh Cha lưu ý rằng Tin mừng Chúa nhật nói về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng đã cho cây vả thêm một cơ hội để sinh hoa trái.

Lòng kiên nhẫn tin tưởng này, được neo chặt vào tình yêu thương không bao giờ cạn của Thiên Chúa, thực sự là cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong những lúc phải đối mặt với các hoàn cảnh khó khăn và đau đớn nhất.

Phần lớn văn bản của ngài nói về tình hình đáng buồn của chiến tranh, đặc biệt là cuộc xung đột mới ở Trung Đông.

Sau đây là văn bản của Đức Thánh Cha:

___________________________________________


Dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng thúc giục chúng ta biến cuộc sống của mình trở thành thời gian hoán cải. Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh cây vả cằn cỗi, không sinh hoa trái như mong đợi, nhưng người nông dân không muốn chặt cây: ông muốn chăm bón lại cho nó vì “may ra sang năm nó có trái” (Lc 13:9). Người nông dân kiên nhẫn này chính là Chúa, Đấng chăm sóc mảnh đất đời sống của chúng ta và tin tưởng chờ đợi chúng ta trở về với Người.

Trong thời gian dài nằm viện này, tôi đã có cơ hội trải nghiệm sự kiên nhẫn của Chúa, đồng thời tôi cũng thấy sự kiên nhẫn đó được phản ánh trong việc chăm sóc không mệt mỏi của các bác sĩ và nhân viên y tế, cũng như trong sự chăm sóc và niềm hy vọng của thân nhân người bệnh. Sự kiên nhẫn tin tưởng này, được neo giữ trong tình yêu không bao giờ cạn của Chúa, thực sự là cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong những lúc phải đối mặt với các hoàn cảnh khó khăn và đau đớn nhất.

Tôi rất buồn khi Israel tiếp tục ném bom dữ dội vào Dải Gaza, gây ra nhiều thương vong. Tôi kêu gọi ngừng ngay lập tức các loại vũ khí; và kêu gọi lòng can đảm nối lại đối thoại, để tất cả các con tin có thể được thả và đạt được lệnh ngừng bắn cuối cùng. Tại Dải Gaza, tình hình nhân đạo một lần nữa trở lại rất nghiêm trọng và đòi hỏi sự cam kết cấp bách từ các bên xung đột và cộng đồng quốc tế.

Mặt khác, tôi vui mừng khi Armenia và Azerbaijan đã đạt thỏa thuận về văn bản cuối cùng của hiệp định hòa bình. Tôi hy vọng rằng nó được ký kết càng sớm càng tốt, và từ đó có thể góp phần thiết lập nền hòa bình lâu dài ở Nam Caucasus.

Anh chị em vẫn tiếp tục cầu nguyện cho tôi với sự kiên nhẫn và bền bỉ lớn lao: cảm ơn anh chị em rất nhiều! Tôi cũng cầu nguyện cho anh chị em. Và chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho chiến tranh được chấm dứt và cầu nguyện cho hòa bình, đặc biệt là ở Ukraine, Palestine, Israel, Lebanon, Myanmar, Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo đang bị đau khổ.

Xin Đức Maria gìn giữ anh chị em và tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trên hành trình hướng đến lễ Phục Sinh.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/3/2025]


Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2025

Sứ điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 của Đức Thánh Cha, 19.03.2025

Sứ điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 của Đức Thánh Cha, 19.03.2025

Sứ điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 của Đức Thánh Cha, 19.03.2025

*******

Ngày 11 tháng 5 năm 2025, Chúa Nhật thứ tư sau lễ Phục Sinh, Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 sẽ được tổ chức với chủ đề: “Những người hành hương của niềm hy vọng: Món quà sự sống”.

Sau đây là Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi đến các giám mục, linh mục, các nam nữ tu sĩ và tín hữu trên toàn thế giới nhân dịp này:

_______________________________________


Sứ điệp của Đức Thánh Cha


Những Người Hành hương của niềm Hy vọng: Món quà Sự sống

Anh chị em thân mến,

Nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 62 này, tôi muốn gửi đến anh chị em lời mời gọi vui mừng và khích lệ để trở thành những người hành hương của niềm hy vọng bằng cách quảng đại hiến dâng cuộc sống của mình như một món quà.

Ơn gọi là một món quà quý giá mà Thiên Chúa gieo vào lòng chúng ta, một tiếng gọi từ bỏ chính mình và dấn thân trên hành trình yêu thương và phục vụ. Mọi ơn gọi trong Giáo hội, dù là giáo dân, thánh chức hoặc tận hiến, đều là dấu chỉ của niềm hy vọng mà Thiên Chúa dành cho thế giới này và cho mỗi người con của Ngài.

Ngày nay, nhiều người trẻ cảm thấy nản chí khi nhìn về tương lai. Họ thường thấy bất an về triển vọng việc làm và những khủng hoảng sâu sắc về bản sắc, khủng hoảng về ý nghĩa và giá trị, mà các thông điệp mơ hồ của thế giới kỹ thuật số chỉ làm trầm trọng thêm. Sự đối xử bất công với người nghèo và người dễ bị tổn thương, sự thờ ơ của một xã hội tự mãn và ích kỷ, và sự tàn khốc của chiến tranh tất cả đang đe dọa những niềm hy vọng về một đời sống viên mãn mà những người trẻ ấp ủ trong lòng. Tuy nhiên, Chúa là Đấng thấu hiểu tâm hồn con người, không bỏ rơi chúng ta trong sự bất an của mình. Chúa muốn chúng ta biết rằng chúng ta được yêu thương, được gọi và được sai đi như những người hành hương của hy vọng.

Chúng ta, những thành viên trưởng thành của Giáo hội, và đặc biệt là các linh mục, được kêu gọi nhìn nhận, phân định và đồng hành với những người trẻ trên con đường ơn gọi của họ. Về phần mình, giới trẻ các con được kêu gọi khởi hành trên con đường đó, cùng với Chúa Thánh Thần, Đấng đánh thức trong các con ước muốn biến cuộc sống của mình thành một món quà yêu thương.

Theo ơn gọi cụ thể của chúng ta

Các con giới trẻ thân yêu, “tuổi trẻ của các con không phải là ‘thời gian ở giữa’. Các con là hiện tại của Thiên Chúa” (Tông huấn Christus Vivit, 178). Hãy nhận thức rõ rằng món quà sự sống đòi hỏi một sự đáp lời cách quảng đại và trung tín. Hãy nhìn vào các vị thánh và các chân phước trẻ tuổi đã hân hoan đáp lại tiếng gọi của Chúa: Thánh Rosa thành Lima, Thánh Đa Minh Savio, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Gabriel Đức Mẹ Sầu Bi, các vị thánh sắp được tuyên phong là Carlo Acutis và Pier Giorgio Frassati, và nhiều vị khác nữa.

Họ đã trải nghiệm ơn gọi của mỗi người như một con đường hướng đến niềm hạnh phúc đích thực qua tình bằng hữu với Chúa Phục sinh. Bất cứ khi nào chúng ta lắng nghe lời của Chúa Giêsu, lòng chúng ta bừng cháy (x. Lc 24:32) và chúng ta cảm nhận nỗi khao khát hiến dâng cuộc sống của mình cho Thiên Chúa. Tất nhiên, chúng ta muốn tìm ra con đường sống tốt nhất cho phép chúng ta đáp lại tình yêu mà Người đã yêu chúng ta trước.

Mỗi ơn gọi, khi được cảm nhận trong sâu thẳm tâm hồn, sẽ nảy sinh động lực yêu thương và phục vụ, như một cách thể hiện của niềm hy vọng và lòng bác ái, chứ không phải là một phương tiện để tự quảng bá bản thân. Ơn gọi và niềm hy vọng song hành trong kế hoạch của Thiên Chúa cho niềm hạnh phúc của mỗi con người, tất cả mọi người đều được gọi đích danh để dâng hiến cuộc sống cho tha nhân (x. Tông huấn Evangelii Gaudium, 268). Nhiều người trẻ tìm hiểu để biết được con đường mà Thiên Chúa đang kêu gọi họ đi. Một số người ngạc nhiên thấy rằng họ được gọi đến với thiên chức linh mục hoặc đời sống tận hiến. Những người khác khám phá ra nét đẹp của ơn gọi hôn nhân và đời sống gia đình, theo đuổi ích chung và một đời sống làm chứng cho đức tin giữa bạn bè và người thân quen.

Mỗi ơn gọi đều được khơi dậy bởi niềm hy vọng, được đánh dấu bằng sự vững tin vào việc quan phòng của Thiên Chúa. Đối với người Kitô hữu, niềm hy vọng không đơn thuần là sự lạc quan của con người: nó là sự chắc chắn đặt nền tảng trên niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa, Đấng đang hoạt động trong đời sống của mỗi người chúng ta. Các ơn gọi trưởng thành thông qua sự cố gắng từng ngày để trung thành với Phúc Âm, và thông qua lời cầu nguyện, sự phân định và việc phục vụ.

Các bạn trẻ thân mến, niềm hy vọng vào Thiên Chúa không làm thất vọng, vì trên mỗi bước đường, Chúa đồng hành với những ai phó thác cuộc sống mình cho Người. Thế giới chúng ta cần những người trẻ là những người hành hương của niềm hy vọng, những người can đảm dâng hiến đời sống của mình cho Chúa Kitô và vui mừng trở thành các môn đệ và những thừa sai của Chúa.

Phân định con đường ơn gọi của chúng ta

Sự khám phá ra ơn gọi của chúng ta đến như là kết quả của một hành trình phân định. Hành trình đó không bao giờ đơn độc, nhưng phát triển trong một cộng đoàn Kitô giáo và là một phần của cộng đoàn đó.

Các con thân mến, thế giới thúc đẩy các bạn vội vã đưa ra những quyết định và tấn công các con bằng những tiếng huyên náo ngăn cản các con trải nghiệm sự thinh lặng để mở lòng ra với Chúa, Đấng đang nói với tâm hồn. Hãy can đảm dừng lại, lắng nghe những gì tâm hồn các con mách bảo và xin Chúa cho biết về những ước mơ của Người dành cho các con. Sự thinh lặng cầu nguyện là điều không thể thiếu nếu chúng ta muốn học cách lắng nghe tiếng gọi của Chúa giữa những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống và đáp lại một cách tự do và có ý thức.

Sự tĩnh tâm cầu nguyện giúp chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là những người hành hương của niềm hy vọng nếu chúng ta biến đời sống của bản thân thành một món quà, trên hết là bằng cách dấn thân phục vụ những người sống ở các vùng ngoại vi về vật chất và cuộc sống của thế giới. Những ai lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa không làm ngơ trước tiếng kêu của rất nhiều anh chị em chúng ta cảm thấy bị loại trừ, bị tổn thương và bị bỏ rơi. Mỗi ơn gọi đều làm cho chúng ta thấm nhuần sứ mạng của mình là trở thành sự hiện diện của Chúa Kitô ở bất cứ nơi nào cần ánh sáng và sự an ủi nhất. Theo một cách đặc biệt, các tín hữu giáo dân được gọi để trở thành “muối, ánh sáng và men” của Nước Thiên Chúa qua những cam kết xã hội và nghề nghiệp.

Đồng hành ơn gọi

Do đó, các thừa tác viên mục vụ và các vị hướng dẫn ơn gọi, đặc biệt là các vị linh hướng, phải sẵn sàng đồng hành với những người trẻ với niềm hy vọng, sự kiên nhẫn và lòng tin tưởng phản ánh “phương pháp sư phạm” của chính Thiên Chúa. Họ phải có khả năng lắng nghe với sự tôn trọng và cảm thông, và thể hiện là người hướng dẫn đáng tin cậy, khôn ngoan và hữu ích, luôn chú ý đến việc phân định các dấu hiệu về sự hiện diện của Thiên Chúa trong hành trình của họ.

Tôi kêu gọi thực hiện mọi nỗ lực nhằm nuôi dưỡng các ơn gọi thuộc nhiều phạm vi khác nhau trong đời sống và hoạt động của con người, và giúp mọi người mở lòng trước tiếng nói của Chúa. Do đó, điều quan trọng là phải dành đủ không gian cho việc đồng hành với ơn gọi trong chương trình giáo dục và mục vụ.

Giáo hội cần các mục tử, các tu sĩ, các thừa sai và những đôi vợ chồng có thể thưa tiếng “xin vâng” trước Chúa với lòng tin tưởng và hy vọng. Ơn gọi không bao giờ là một kho báu được cất giữ trong tâm hồn; đúng hơn, nó phát triển và được củng cố trong một cộng đoàn tin tưởng, yêu thương và hy vọng. Không ai có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa một mình, vì tất cả chúng ta đều cần lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của anh chị em mình.

Các con giới trẻ thân yêu, Giáo hội sống động và sinh hoa trái khi Giáo hội tạo ra những ơn gọi mới. Thường là một cách vô tình, thế giới chúng ta đang tìm kiếm những chứng nhân của hy vọng, những người bằng đời sống của họ tuyên bố rằng theo Chúa Kitô là nguồn vui đích thực. Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi khi xin Chúa ban cho những người thợ mới cho mùa gặt, tin chắc rằng Người vẫn tiếp tục kêu gọi họ với tình yêu bao la. Các bạn trẻ thân mến, cha phó thác những nỗ lực theo chân Chúa của các con cho sự chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ Giáo hội và Mẹ của ơn gọi. Hãy tiếp tục bước đi như những người hành hương của niềm hy vọng trên con đường Tin Mừng! Cha đồng hành với các con với phép lành và cha xin các con hãy cầu nguyện cho cha.

Rome, Bệnh viện Gemelli, 19 tháng Ba 2025.

PHANXICÔ



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/3/2025]


Vatican kêu gọi quản lý AI để bảo vệ trẻ em

Vatican kêu gọi quản lý AI để bảo vệ trẻ em

Vatican kêu gọi quản lý AI để bảo vệ trẻ em

WHYFRAME | Shutterstock


Daniel Esparza

21/03/25



Mặc dù AI mang đến nhiều khả năng lý thú, nhưng nó cũng mang đến những mối nguy hiểm sâu sắc, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất.

Trí tuệ nhân tạo đang phát triển với tốc độ chưa từng có, định hình lại các ngành công nghiệp và đời sống hàng ngày. Nhưng khi AI ngày càng hòa nhập vào xã hội, Vatican gióng lên hồi chuông báo động khẩn cấp: công nghệ này phải được quản lý để bảo vệ trẻ em.

Tại một hội nghị của Vatican về những rủi ro và cơ hội của AI đối với trẻ em (ngày 20–22 tháng 3 năm 2025), Đức Hồng y Phêrô Turkson thuộc Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội cảnh báo không nên để AI “hoàn toàn nằm trong tay các ngành công nghiệp”.

Thông điệp của ngài rất rõ ràng: Mặc dù AI mang đến nhiều khả năng lý thú, nhưng nó cũng mang đến những mối nguy hiểm sâu sắc, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất.


Những rủi ro AI gây ra cho trẻ em

Công nghệ do AI thúc đẩy có khả năng nâng cao giáo dục và tổ chức tốt hơn cho việc học tập, nhưng nó cũng khiến trẻ em phải đối mặt với những rủi ro đáng kể. Ông Joachim Von Braun, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Giáo hoàng, chỉ ra những mối lo ngại đáng báo động: nghiện mạng xã hội, suy giảm nhận thức, vi phạm quyền riêng tư, thao túng hành vi và thậm chí là bóc lột tình dục.

Đây không phải là những nỗi sợ trừu tượng. Các nghiên cứu liên kết việc sử dụng quá mức phương tiện truyền thông xã hội do AI điều khiển với những khó khăn về sức khỏe tâm thần ở những người trẻ tuổi ngày càng tăng. Các thuật toán AI, được thiết kế để tối đa hóa sự tương tác, thường đẩy những nội dung có thể bóp méo hình ảnh bản thân, khuyến khích các hành vi có hại và thúc đẩy sự lệ thuộc. Tệ hơn nữa, các công cụ do AI điều khiển đang bị khai thác để dụ dỗ và buôn bán phi pháp, khiến không gian trực tuyến trở nên nguy hiểm hơn đối với trẻ em.

Vatican không kêu gọi lệnh cấm AI mà kêu gọi quy định có trách nhiệm. Ông Von Braun nhấn mạnh đến nhu cầu cần có “biện pháp bảo vệ quốc tế”, than phiền rằng Nghị viện Châu Âu vẫn chưa thông qua luật AI đã được tranh luận từ lâu. Lập trường của Giáo hội rất rõ ràng: công nghệ phải phục vụ phẩm giá con người, chứ không phải làm suy yếu nó.


Những giới hạn của AI — và điều gì làm nên con người chúng ta

Cuộc tranh luận này đề cập đến một câu hỏi căn bản: Con người có ý nghĩa gì trong thời đại AI? Mặc dù AI có thể xử lý dữ liệu và nhận dạng các mẫu, nhưng nó không suy nghĩ. Sự suy nghĩ thực sự — suy ngẫm về cái đẹp, tìm kiếm sự khôn ngoan và chiêm nghiệm về ý nghĩa sâu sắc hơn của cuộc sống — là điều duy nhất thuộc con người.

Vatican luôn duy trì sự khác biệt này, nhấn mạnh rằng mặc dù AI có thể hỗ trợ việc đưa ra quyết định, nhưng nó không có chiều sâu suy tư của con người. Trí thông minh của AI theo chức năng, nhưng nó không có sự tự do, sáng tạo hoặc trách nhiệm đạo đức.

Như tất cả công nghệ khác, AI phải được hướng dẫn bởi các nguyên tắc đạo đức. Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố, “sự khôn ngoan không đến từ máy móc mà từ Thần Khí.” Sự khôn ngoan này kêu gọi nhân loại sử dụng AI cho mục đích tốt — nâng cao giáo dục, bảo vệ những người dễ bị tổn thương và thúc đẩy sự phát triển của con người.


Kêu gọi hành động

Vatican đã trở thành tiếng nói ủng hộ việc sử dụng AI một cách có đạo đức. Năm 2020, Vatican đã phát động Lời Kêu gọi của Rome về đạo đức AI, thúc giục các chính phủ và các công ty bảo đảm AI tôn trọng quyền con người. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày các mối quan ngại về AI tại cuộc họp G7 năm 2024, nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác quốc tế. Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024 của ngài là về chủ đề AI.

Hiện nay, với những mối đe dọa ngày càng tăng đối với trẻ em, Vatican đang lặp lại lời kêu gọi của mình. Vatican kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thiết lập các luật để bảo vệ tâm trí trẻ em khỏi những tác động đen tối của AI trong khi khai thác tiềm năng của nó vì mục đích tốt đẹp.

AI sẽ tồn tại, nhưng quỹ đạo của nó không được định trước. Chính con người — được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan, đạo đức và đức tin — phải bảo đảm rằng nó phục vụ, thay vì gây nguy hiểm, cho những người dễ bị tổn thương nhất giữa chúng ta.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/3/2025]