Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Sự tôn kính quốc gia đối với Thánh Gioan Phaolo II của người Mỹ

Sự tôn kính quốc gia đối với Thánh Gioan Phaolo II của người Mỹ

FILIP MAZURCZAK, REGISTER CORRESPONDENT
Chủ nhật, 10 tháng 7, 2016 6:15 AM
Article image
ĐỜI SỐNG THÁNH. Nhà thờ có một hòm đựng thánh tích chứa máu của Thánh Gioan Phaolo II và một tượng vị giáo hoàng người Ba lan đặt trong đền thờ Washington để tưởng nhớ cuộc sống của ngài Gioan Phaolo II. Ảnh của Filip Mazurczak
Ngôi đền quốc gia Thánh Gioan Phaolo II ở Washington là một sự sùng kính rất cảm động đối với một vị giáo hoàng có ảnh hưởng lớn đến Giáo hội và thế giới không thể nào coi nhẹ.
Mười một năm sau khi ngài qua đời, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tiếp tục tạo động lực hứng khởi cho hàng triệu người Công giáo. Không nghi ngờ gì, cách tốt nhất để trải nghiệm di sản của ngài là đi đến Krakow, giáo phận mà ngài đã coi sóc suốt 14 năm, cũng như đến thị trấn Wadowice quê hương của ngài kế cận, ở đó có một bảo tàng hiện đại ngay trong căn nhà nơi vị giáo hoàng đã sinh ra.
Nhưng những ai muốn biết về vị giáo hoàng người Ba lan ở gần nhà có thể dừng chân đến ngôi đền ở thủ đô nước Mỹ.
Khánh thành từ tháng 10 năm 2014, ngôi đền là một nơi hoàn hảo để cử hành các bí tích với sự hiện diện của những thánh tích của vị giáo hoàng đã được tôn phong thánh, cầu xin sự chuyền cầu của ngài và học biết về đời sống và di sản của ngài.
Những ngôi nhà bây giờ là Đền Quốc gia Thánh Gioan Phaolo II đã được khánh thành năm 2001 như là Trung tâm Văn hóa Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Năm 2011, ngay sau khi ngài Gioan Phaolo được tôn phong chân phước, Hội Hiệp sĩ Columbus thông báo rằng Hội sẽ mua lại tòa nhà và biến nó thành ngôi đền đầu tiên của Mỹ tôn vinh đời sống và di sản của một con người với những nỗ lực không mệt mỏi noi theo Đức Ki-tô đã làm rung động bao nhiêu linh hồn.
Kết quả không thiếu tính khơi nguồn cảm hứng. Đầu tiên và trên hết, ngôi đền là một nơi thờ kính. Ở tầng trệt, có Nhà thờ Redemptor Hominis, tại đây mỗi ngày đều có Thánh lễ và có lần Chuỗi Mân côi từ thứ Hai đến thứ Bảy. Edoardo Ferrari, một nhà điêu khắc người Ý, thiết kế bàn thờ đá cẩm thạch trắng. Ở chính giữa là thánh tích tôn quý nhất là máu của đức Gioan Phaolo, được Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz trao cho đền, ngài là thư ký của đức thánh cha suốt 39 năm. Máu được giữ trong một lọ nhỏ đựng trong hòm thánh tích được thiết kế bởi ngài Wiesław Domaski, một Hiệp sĩ Columbus người Ba lan.
Cả nhà thờ và Nhà nguyện Luminous Mysteries đều được làm đẹp thêm bằng những tranh ghép rất đẹp, hiện đại với những ảnh hưởng phảng phất phong cách Byzantine, do Cha Marko Ivan Rupnik dòng Tên người Slovenia và nhóm họa sĩ Centro Aletti của Roma. Cha Rupnik và nhóm Centro Aletti nổi tiếng vì thiết kế nhà nguyện Redemptoris Mater của Vatican. Nhà thờ của đền thể hiện những tranh ghép mô tả những cảnh trong Cựu Ước và thời trẻ của Chúa Giê-su. Một tranh mô tả Sự hiển linh cho thấy Thánh Gioan Phaolo II đang đứng cạnh Ba Đạo Sĩ. Đồng thời, tác phẩm của Cha Rupnik trong nhà nguyện Luminous Mysteries mô tả sứ vụ công khai của Chúa Giê-su.
Tầng dưới của khu đền có một khu bảo tàng trưng bày Công giáo tốt nhất của thế giới. Một chuyến chiêm ngưỡng toàn bộ khu trưng bày “Ân sủng của Tình yêu” đòi hỏi ít nhất một tiếng rưỡi đồng hồ. Chín khu triển lãm trưng bày rất đẹp câu truyện thật của sức mạnh đức tin Công giáo có thể dời núi, làm lung lay những đế quốc độc tài và chữa lành những vết thương kéo dài hàng thế kỷ.
Họ cũng có “Một Tia sáng trong Bóng đêm đen,” trình bày câu chuyện của dân tộc Ba lan, một dân tộc đã chịu đựng rất nhiều đau khổ trong tay của những quốc gia láng giềng trong 200 năm qua, tuy nhiên nền văn hóa của họ vẫn hưng thịnh nhờ sự trung tín của người Ba lan vào Chúa Ki-tô.
Đồng thời, tủ “Giá trị lao động” trưng bày những đóng góp của ngài Gioan Phaolo cho giáo huấn xã hội Công giáo, điều đã khơi nguồn hứng khởi cho sự hình thành hội Tình Đoàn kết Ba lan, đánh một đòn chí tử vào đế quốc Xô viết.
Khu “Kết hiệp Gia đình Nhân loại” cho thấy cách ngài Gioan Phaolo, mà người ta cho rằng là vị giáo hoàng với những đóng góp to lớn nhất cho đại kết, dẫn đưa những người thuộc nhiều tôn giáo, thường đã bị chia rẽ trong nhiều thế kỷ, đến gần nhau hơn.
Gian trưng bày cuối cùng, “Thánh thể của các Thánh,” cho thấy nhiều ảnh của hàng trăm vị chân phước và các thánh mà ngài Gioan Phaolo II đã dâng trên bàn thờ. Rất nhiều trong số họ chỉ là những người đàn ông đàn bà bình thường mà nỗ lực nên thánh của họ đã làm họ thành những vì sao sáng cho tình yêu Ki-tô.
Khu triển lãm trưng bày những kỷ vật vô giá của đức Gioan Phaolo II, từ Bội tinh Tự do hạng nhất (Congressional Medal of Freedom) (bội tinh dân sự cao quý nhất do Hoa Kỳ trao tặng) đến những áo lễ nhiều màu sắc ngài đã mặc khi cử hành Lễ tại nhiều quốc gia Châu Phi và rất nhiều quà tặng quý giá ngài nhận được từ những nhân vật cao cấp.
Các khu trưng bày tận dụng nhiều công nghệ kết nối, trong đó có cả một màn hình tương tác mà khách đến thăm có thể tìm biết về tất cả những chuyến kinh lý của đức Gioan Phaolo II đến 129 quốc gia của các dân tộc trên thế giới, và một màn hình khác trình bày từng dịp Ngày Giới trẻ Thế giới được mừng bởi chính người sáng lập.
Mỗi phòng trưng bày có các màn hình tương tác trình chiếu những đoạn ghi hình những người bạn của ngài Gioan Phaolo và những người nổi tiếng — chẳng hạn người viết tiểu sử của ngài, George Weigel, nhà sáng lập Solidarity và nguyên Tổng thống Ba lan Lech Walesa, nguyện cố vấn an ninh quốc gia Hoa kỳ gốc Ba lan Zbigniew Brzezinski — nói về ảnh hưởng to lớn của Đức Thánh Cha đối với thế giới.
Ngoài việc là nơi thờ kính và trưng bày bảo tàng, Khu Đền Quốc gia thánh Gioan Phaolo II cũng đứng ra tổ chức một số sự kiện. Ngày 30 tháng 7, khu đền — cùng với những khu vực khác xung quanh khuôn viên trường Đại học Công giáo Hoa Kỳ — sẽ tổ chức “Krakow trong Thủ đô,” một sự thay thế tuyệt vời cho những ai không có thể đến Krakow tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới 2016.
Sau khi làm ngạc nhiên thế giới năm 1978 vì là vị giáo hoàng không phải người Ý đầu tiên kể từ thời Phục hưng, ngài Gioan Phaolo II nói rằng ngài từ “một đất nước xa xôi.” Khu đền Quốc gia Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã thành công mang đến di sản của quốc gia xa xôi đó, và trên hết là người con vĩ đại nhất của đất nước, rất gần gũi với đất nước quê ngài.
Filip Mazurczak viết từ Washington.
Anh sẽ tham gia tường thuật cho Register Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 tại Krakow tháng này.

[Nguồn: ncregister]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/07/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét