Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Đức Thánh Cha Phanxico nói với 1,6 triệu bạn trẻ phải tránh ‘hạnh phúc của ghế sofa’

Đức Thánh Cha Phanxico nói với 1,6 triệu bạn trẻ phải tránh ‘hạnh phúc của ghế sofa’

Pope Francis greets pilgrims at the Campus Misericoriae before the Saturday night vigil, July 30, 2016. Credit: Alan Holdren/CNA.
Đức Thánh Cha Phanxico chào những người hành hương tại Khuôn viên Misericoriae trước Đêm Canh Thức Cầu Nguyện thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016. Ảnh: Alan Holdren/CNA.

Krakow, Poland, 30 tháng 7, 2016 / 12:30 trưa (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha Phanxico kêu gọi những đám đông khổng lồ các bạn trẻ trong đêm canh thức Ngày Giới trẻ Thế giới dám bước ra khỏi ghế “sofa” tiện nghi và thoải mái, và đáp lại tiếng gọi của Đức Ki-tô làm biến đổi thế giới đang đau khổ.
“Hôm nay Đức Giê-su, Người là đường, là sự thật và là sự sống, đang kêu gọi chúng con hãy để lại dấu ấn trong lịch sử,” Đức Thánh Cha nói với khoảng 1,6 triệu bạn trẻ tham dự Đêm Canh Thức hôm Thứ Bảy tại “Khuôn viên Misericordiae” – hay còn gọi là “Sân Lòng thương xót.”
Trong bài giáo huấn, đức Giáo hoàng cảnh báo chống lại thái độ lựa chọn “sự thoải mái và tiện nghi, sự lẫn lộn giữa hạnh phúc và hưởng thụ,” vì “chúng ta sẽ kết thúc bằng trả giá đắt: chúng ta mất sự tự do.”
“Đức Giê-su,” tuy nhiên, “là Thiên Chúa của sự mạo hiểm, của sự trường tồn ‘hơn nữa,’” ngài nói. “Bước theo Giê-su đòi phải có lòng can đảm thật tốt, một sự sẵn sàng trao đổi cái ghế sofa lấy một đôi giày đi bộ và khởi hành trên những con đường mới và chưa có bước chân người qua.”
Đêm canh thức WYD hôm thứ Bảy đánh dấu ngày áp chót của Đức Thánh Cha Phanxico trong chuyến đi 27-31 tháng 7 đến Ba lan tham dự sự kiện giới trẻ thế giới.
Bài diễn văn được đọc sau khi nghe 3 chứng tá của giới trẻ, trong đó có một bạn nữ trẻ tên Rand mô tả những sự kinh hoàng hàng ngày mà những người dân ở đất nước Syria của cô trải qua.
Cuộc họp mặt của rất nhiều bạn trẻ từ những quốc gia bị xé nát bởi xung đột, chiến tranh, và những bạo tàn khác đã đến mức sự đau khổ mà các bạn trẻ ở những vùng này phải gánh chịu “không còn là vô danh nữa, một điều chúng ta đọc thấy trên báo chí,” Đức thánh Cha nói.
“Chúng có một cái tên, chúng có một khuôn mặt, chúng có một câu chuyện, chúng rất gần đâu đây,” ngài nói đề cập đến những sự đau khổ mà các bạn trẻ như Rand đã và đang phải trải qua, đến từ Syria bị chiến tranh tàn phá.
Chúng ta không thể chỉ đánh giá mức độ của những hoàn cảnh này bằng việc xem trên màn hình điện thoại hay vi tính,” ngài nói.
Ngài kêu gọi cầu nguyện cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi chiến tranh ở Syria và những vùng khác trên thế giới để “một lần và cho tất cả, mong rằng chúng ta nhận thức được không có gì có thể biện minh cho việc làm đổ máu của người anh em chị em; không có gì quý giá hơn người ở cạnh mình.”
Đức Thánh Cha cũng cảm ơn những chứng tá cho những chiến đấu và xung khắc nội tâm của hai bạn trẻ khác, Natalia – một cựu phóng viên tạp chí thời trang – và Miguel – một người trước đây nghiện ma túy.
“Cả hai chúng con là dấu chỉ sống động của những điều lòng thương xót của Thiên Chúa muốn hoàn thiện trong chúng ta,” ngài nói.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng bây giờ không phải là lúc để lên án cuộc chiến đó hay tàn phá thêm dân tộc. “Chúng ta không ao ước chiến thắng hận thù bằng thêm thù hận, bạo lực bằng thêm bạo lực, sự kinh hoàng bằng gieo thêm kinh hoàng,” ngài nói.
Hơn thế, danh xưng phải được đưa ra để đáp trả lại cho chiến tranh là “huynh đệ,” tình anh em,” “sự hiệp nhất,” và “gia đình.”
“Chúng ta mừng sự kiện đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, chúng ta cùng đến với nhau để cầu nguyện, “ngài nói. “Hãy để cho từ ngữ đẹp nhất của chúng ta, lời nói đẹp nhất của chúng ta, hiệp nhất chúng ta trong lời cầu nguyện.”
“Chúng ta cũng hãy đặt trước Thiên Chúa “những cuộc chiến” của riêng chúng ta, những cuộc chiến đấu nội tâm mà mỗi chúng con đang mang trong tâm hồn mình.”
Lúc này, Đức Thánh Cha mời mọi người nắm tay nhau trong một thời gian cầu nguyện thinh lặng, điều mà sau đó ngài  nói rằng nó nhắc cho ngài nhớ đến cảnh các Tông đồ trong ngày lễ Ngũ tuần.
“Vẽ nên những hình ảnh của các ngài có thể giúp chúng ta biết nhận thức đúng tất cả những gì Thiên Chúa ước mơ hoàn tất trong cuộc sống chúng ta, trong chúng ta và cùng với chúng ta,” ngài nói.
Ngày hôm đó,các tông đồ tụ tập sau những cánh cửa đóng kín, bị tê liệt người lại do sự sợ hãi bị bách hại, Đức Thánh Cha kể.
“Rồi, trong hoàn cảnh đó, một điều gì đó thật kỳ lạ, một điều gì đó thật vĩ đại, đã xảy ra,” ngài nói. “Chúa Thánh Thần dưới hình các lưỡi lửa đến ngự trên mỗi người, thúc đẩy họ tiến bước vào một cuộc phiêu lưu không ngờ.”
Giống như các tông đồ, những bạn trẻ đã đưa ra chứng tá hiểu rằng “sự sợ hãi và sự đau khổ sinh ra khi biết rằng rời khỏi gia đình có thể có nghĩa là không bao giờ còn gặp lại những người thân yêu, sợ hãi vì không được trân trọng và yêu quý, sợ hãi vì không có những chọn lựa.”
“Suy nghĩ như vậy trong thế giới này, trong các thành phố của chúng ta và trong các cộng đoàn của chúng ta, thì không còn chỗ nào để phát triển, để mơ ước, để xây dựng, để nhìn đến những chân trời mới – bằng một chữ nói về sự sống – là một trong những điều tệ hại nhất có thể xảy ra cho chúng ta trong cuộc sống,” ngài nói.
“Khi chúng ta bị tê liệt, chúng ta bỏ lỡ sự kỳ diệu của việc gặp gỡ người khác, kết bạn, chia sẻ ước mơ, cùng chung bước với nhau.”
Đức Thánh Cha Phanxico cảnh báo chống lại một loại hình tê liệt còn nguy hiểm hơn mà ngài mô tả là “hạnh phúc của ghế sofa” – nói cách khác đó là sự tê liệt vì lẫn lộn giữa hạnh phúc với cảm giác tiện nghi, tự do thoát vào thế giới của trò chơi video và vi tính, tất cả giữ chân chúng ta ở nhà với những ảo ảnh của sự an toàn.
“Đó có lẽ là một dạng tê liệt tai hại và quỷ quyệt nhất, vì dần dần, không hề nhận thức được, chúng ta bắt đầu ngủ mê, trở nên lơ mơ và chậm chạp u mê trong khi những người khác – có lẽ tỉnh táo hơn chúng ta, nhưng chưa hẳn là giỏi hơn chúng ta – quyết định tương lai cho chúng ta,” ngài nói.
“Với nhiều người, điều đó có vẻ dễ dàng hơn là có những bạn trẻ tỉnh táo và bước chân đi tìm, cố đáp lời lại ước mơ của Thiên Chúa và đáp lời lại tất cả những thao thức hiện hữu trong con tim con người.”
Đức Thánh Cha kêu gọi các bạn trẻ đừng “sống tẻ nhạt” trong cuộc sống tiện nghi, nhưng nhắc họ nhớ đến tiếng gọi dành cho họ “hãy để lại dấu ấn.”
“Nhưng khi chúng ta chọn cách sống thoải mái và tiện nghi, lẫn lộn giữa hạnh phúc và hưởng thụ, thì đến hồi kết chúng ta sẽ trả giá rất cao: chúng ta sẽ mất tự do,” ngài nói.
“Đây chính là một hình thức liệt nặng, bất cứ khi nào chúng ta bắt đầu nghĩ rằng hạnh phúc cũng tương đồng với sự tiện nghi và thoải mái, rằng hạnh phúc có nghĩa là trải qua cuộc đời ngủ say trong nệm ấm chăn êm, rằng con đường duy nhất để được hạnh phúc là sống trong mơ hồ.”
Đối chọi lại với cuộc sống tê liệt của “ghế sofa hạnh phúc”, Đức Thánh Cha nói, “Đức Giê-su là Thiên Chúa của mạo hiểm, của trường tồn ‘hơn nữa’.”
“Giê-su không phải là Thiên Chúa của sự tiện nghi, an toàn và thoải mái. Theo chân Giê-su đòi hỏi một lòng can đảm thật lớn, một sự sẵn sàng đánh đổi cái ghế sofa bằng một đôi giầy đi bộ và khởi hành trên những con mới và chưa có bước chân người qua.”
Ngài bảo giới trẻ phải đi theo con đường “dại dột” của Thiên Chúa chúng ta, đó là con đường chăm sóc những ai đang cần sự giúp đỡ, họ là những người hàng xóm, tù nhân, bạn bè, người tị nạn, hay người di cư.
Mặc dù một số người có thể nói rằng một cuộc sống như vậy chỉ là “vài người được chọn,” Đức Thánh Cha dẫn lại chứng tá của Miguel, anh nói rằng khi bạn phó thác với  tinh thần trách nhiệm, bạn bắt đầu “hiểu rằng Thiên Chúa đã kêu gọi bạn.”
“Đó là màu nhiệm, các bạn trẻ thân yêu, và tất cả chúng ta được kêu gọi để chia sẻ trong nó. Thiên Chúa mong chờ một điều gì đó từ bạn. Thiên Chúa muốn điều gì đó nơi bạn. Thiên Chúa hy vọng một điều gì trong bạn. Thiên Chúa đến để phá vỡ mọi hàng rào ngăn cách của chúng ta.”
“Thiên Chúa đến để phá đổ mọi thứ khép kín bạn ở trong. Người đang khuyến khích các con ước mơ. Người muốn làm cho các con thấy rằng, với các con, thế giới có thể khác đi.”
“Vì quả thực, khi các con không cho đi những gì là tốt nhất của mình, thì thế giới sẽ không bao giờ khác được.”
Đây không phải là thời gian dành cho những người trẻ “nằm ỳ trên ghế sofa,” Đức Thánh Cha nói, nhưng là cho những người giữ vai chính của lịch sử.
“Lịch sử hôm nay kêu gọi chúng ta bảo vệ cho nhân phẩm của chúng ta và không để người khác quyết định tương lai của chúng ta,” ngài nói.
Với những bạn trẻ lo lắng về những giới hạn và tội lỗi của mình, Đức Thánh Cha bảo đảm với các bạn trẻ rằng Thiên Chúa không quan tâm đến người ấy đã như thế nào và đã làm gì, nhưng Người quan tâm “về mọi điều chúng ta phải cho đi, tất cả sự yêu thương chúng ta có thể trải rộng.”
“Giê-su đang mời gọi chúng con, đang kêu gọi chúng con, hãy để lại dấu ấn trong cuộc sống, của riêng con và của cả những người khác,”  ngài nói.
Đức Thánh Cha nói đến vai trò của giới trẻ trong việc dạy người lớn “cách sống trong sự đa dạng, trong đối thoại, để trải nghiệm tính đa văn hóa không phải là một sự đe dọa nhưng là một cơ hội.”
“Các con hãy có can đảm để dạy cha và mọi người rằng xây những cây cầu nối thì dễ hơn các bức tường!”
Kết thúc bài giảng huấn cho các bạn trẻ, Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay, Chúa Giê-su, Người là đường, là sự thật và là sự sống, đang kêu gọi chúng con để lại dấu ấn trên lịch sử.”
“Người, người là sự thật, đang yêu cầu các con bỏ đi những con đường loại trừ, chia rẽ và trống rỗng,” ngài nói. “Các con có sẵn sàng cho điều này không? Các con sẽ có câu trả lời gì cho Thiên Chúa, Người là đường, là sự thật và là sự sống, bằng cả đôi tay và đôi chân của mình?”
[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/06/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét