CẬP NHẬT: Ông Fidel Castro, nhà lãnh đạo cộng sản đã gặp gỡ ba Giáo hoàng, qua đời ở tuổi 90
Đức Thánh Cha Phanxico và ông Fidel Castro trong một lần gặp gỡ riêng ngày 20 tháng 9, 2015. Ảnh Alex Castro.
Vatican City, 26 tháng 11, 2016 / 03:30 sáng (CNA/EWTN News).- Sau khi nghe tin cái chết chết của ông Fidel Castro tối thứ Sáu, cựu chủ tịch và nhà lạnh đạo cách mạng cộng sản của Cuba, Đức Thánh Cha Phanxico gửi một điện tín dâng lời cầu nguyện cho người qua đời và toàn dân tộc.
“Nhận được tin buồn sự ra đi của người anh em của quý vị, Ngài Fidel Alejandro Castro Ruz, cựu chủ tịch của Hội đồng Nhà nước và Chính phủ Cộng hòa Cuba, tôi xin bày tỏ lòng tiếc thương và tình thân ái,” bức điện tín ngày 26 tháng 11 viết, với chữ ký của Đức Thánh Cha Phanxico.
Gửi đến người em của ông Fidel và là đương kim chủ tịch của Cuba, Raul Castro, bức điện tín bày tỏ sự gần gũi của Đức Thánh Cha với các thành viên gia đình của Castro, chính phủ Cuba và toàn thể người dân “của dân tộc thân yêu này.”
“Đồng thời, tôi xin dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho sự an nghỉ của ông và tôi xin tín thác toàn dân tộc Cuba dưới sự bảo trợ mẫu tử của Đức Bà Cobre, bổn mạng của đất nước,” Đức Phanxico nói.
Trong một thông báo được truyền hình đột xuất tối ngày 25 tháng 11 giờ địa phương tại Havana, ông Raul Castro thông báo rằng người anh của ông đã qua đời đầu giờ tối hôm đó ở tuổi 90.
Ông Fidel, cai trị đảo quốc với chính phủ độc đảng trong gần 50 năm trước khi để lại quyền lãnh đạo cho người em vào năm 2008 vì những lý do sức khỏe, đã qua đời tối thứ Sáu giờ địa phương ở Havana, trở thành một nhà lãnh đạo lâu năm nhất của thế kỷ 20.
Theo tuyên bố của ông Raul Castro, ông Fidel sẽ được hỏa táng vào thứ Bảy, và tiếp theo là nhiều ngày chịu quốc tang trên đảo quốc này. Ông Raul kết thúc bài diễn thuyết bằng cách hô to khẩu hiệu cách mạng của người anh của ông “tiến đến vinh quang!” theo tường thuật của BBC News.
Sinh tại tỉnh Oriente ở đông nam Cuba năm 1926, Fidel Castro đứng lên lãnh đạo cuộc nổi dậy quy mô lớn trong nước và cuối cùng giành chiến thắng, kết quả ông được bầu vào ghế Thủ tướng và đi theo chủ nghĩa cộng sản Xô-viết trên khắp đảo quốc.
Sau nhiều năm ngồi tù vì kích động nổi dậy bất thành năm 1953, Castro được thả theo lệnh ân xá năm 1955, và năm 1956 bắt đầu chiến tranh du kích chống lại chính phủ và cuối cùng dẫn đến sự lật đổ nhà cựu độc tài Fulgencio Batista, và được bầu lên làm Thủ tướng, và trở thành nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất của Châu Mỹ La-tinh ở tuổi 32.
Trong gần 50 năm cầm quyền của Castro đã được đánh dấu bằng những thời điểm gây bão như Sự kiện Vịnh con Lợn do Mỹ hậu thuẫn dẫn đến sự cắt đứt quan hệ giữa Hoa kỳ và Cuba, và Khủng hoảng Tên Lửa Cuba năm 1962 đến mức sắp nổ ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu khi Castro đồng ý cho Liên-xô triển khai vũ khí nguyên tử ở Cuba.
Bất chấp sự thật đại đa số thế giới cuối cùng chấp nhận hình thức dân chủ theo kiểu Tây phương và những chính thể cộng sản khác như Trung quốc và Việt nam đã chuyển sang hướng tư bản, Castro vẫn giữ chủ nghĩa xã hội cứng ngắc.
Bị tố cáo vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, Castro bị lệnh cấm vận thương mại của Hoa kỳ làm suy yếu sau sự kiện Vịnh con Lợn, và nhiều lần bị âm mưu ám sát. Ông trao quyền lực lại cho người em là Raul năm 2006 vì những lý do sức khỏe, và chính thức từ chức chủ tịch năm 2008.
Tuy nhiên, cho dù có những căng thẳng dưới sự lãnh đạo của ông Castro, chính thể của ông vẫn luôn duy trì liên lạc và đối thoại cởi mở với Vatican, đây là một quốc gia cộng sản duy nhất Tòa Thánh không bao giờ cắt đứt liên lạc.
Thực ra, ông Fidel Castro đã gặp gỡ 3 Giáo hoàng trong suốt đời ông: Thánh Gioan Phaolo II, ngài Benedict XVI và Đức Thánh Cha Phanxico, ngài giữ một vai trò quan trọng trong việc làm trung gian lấy lại những quan hệ ngoại giao giữa Hoa kỳ và Cuba.
Năm 1996, Fidel Castro được Thánh Gioan Phaolo II đón tiếp tại Vatican, ký kết gia tăng đối thoại giữa hai nước. Sự gặp gỡ này cuối cùng đặt ra con đường cho chuyến viếng thăm lịch sử đến Cuba của Ngài Gioan Phaolo II năm 1998, đánh dấu lần đầu tiên một Giáo hoàng đặt chân lên đảo quốc này.
Ngài Benedict XVI tiếp nối những bước đi của vị tiền nhiệm, đến Cuba năm 2012 trong một chuyển biến đưa ra tín hiệu một sự mở cửa mới ra thế giới của Cuba. Trong suốt chuyến thăm, Raul Castro thường xuyên ở bên cạnh Giáo hoàng với cách thể hiện sự mong muốn hiện đại hóa Cuba, và tăng thêm tầm quan trọng cho chuyến viếng thăm.
Đức Thánh Cha tiếp nối bước đi này năm 2015, ngay sau khi Hoa kỳ và Cuba tuyên bố họ sẽ đặt những bước đi chính thức trong việc lấy lại quan hệ ngoại giao.
Ngày 17 tháng 12, 2014, Hoa kỳ và Cuba tuyên bố trao đổi tù nhân cũng như mong muốn hủy bỏ lệnh cấm vận du lịch và thương mại của Hoa kỳ.
Mặc dù chính quyền Obama trước đó đã có những thay đổi nhỏ trong chính sách lúcđó đã được áp dụng từ năm 2009, trong đó có việc người Mỹ gốc Cuba bị giới hạn tự do đi lại giữa hai nước và gửi tiền về Cuba, năm 2013 những cuộc đàm phán bí mật giữa các nhà ngoại giao bắt đầu mở ra những quan hệ, được sự hỗ trợ của Vatican.
Đức Thánh Cha Phanxico đã có cuộc điện đàm riêng với cả Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro để đi đến một sự thương thuyết, đặc biệt liên quan đến ngoại giao và những tù nhân lâu năm.
Sau đó những quan hệ ngoại giao chính thức được lập lại vào giữa đêm 20 tháng 7, 2015, và các đại sứ quán được tái thiết lập và hai quốc kỳ tung bay ngay ngày hôm sau như một dấu hiệu rõ ràng về thái độ ngoại giao mạnh dạn.
Khi đặt chân đến Havana ngày 19 tháng 9 năm 2015 trong một chuyến thăm ngắn đến Cuba trước khi sang Hoa kỳ, Đức Thánh Cha Phanxico nói với các nhà chức trách rằng sự bình thường hóa quan hệ gần đây giữa hai quốc gia là một dấu hiệu của hy vọng và chiến thắng.
“Trong những tháng qua, chúng ta đã chứng kiến một sự kiện làm chúng ta ngập tràn hy vọng: tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai dân tộc sau những năm xa cách,” ngài nói.
Lặp lại lời của một anh hùng và nhà đấu tranh kiên trì cho sự độc lập của dân tộc, José Martí, ngài Phanxico nói việc lập lại những quan hệ “là một dấu hiệu chiến thắng của văn hóa gặp gỡ và đối thoại, ‘hệ thống phát triển toàn cầu’ vượt trên ‘hệ thống phe nhóm và triều đại đã chết hoàn toàn.’”
Ngài thúc giục các nhà lãnh đạo tiếp tục đi theo con đường này để “phát triển tất cả những khả năng tiềm tàng của nó” như là một dấu chỉ của sự phục vụ họ được kêu gọi đại diện cho “nền hòa bình và thịnh vượng của các dân tộc của họ, của toàn Châu Mỹ, và như một mẫu gương hòa giải cho toàn thế giới.”
Trong suốt chuyến thăm, ngài Phanxico có chuyến thăm ngắn đến ông Fidel Castro để bàn về các vấn đề xã hội đương thời và trao đổi một số sách.
Ông Raul Castro đến thăm Vatican ngày 10 tháng 5, 2015, chỉ vài tháng trước chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxico để nói về chuyến thăm của Đức Thánh Cha cũng như vai trò của ngài trong việc phục hồi lại những quan hệ giữa Hoa kỳ và Cuba.
Sau lần gặp, ông Raul cảm ơn Đức Phanxico về vai trò chính của ngài trong việc giúp lấy lại mối quan hệ giữa hai nước, và gợi ý rằng ông sẽ trở lại với Giáo hội trong tương lai. “Tôi sẽ bắt đầu cầu nguyện trở lại và trở về với Giáo hội” nếu Đức Thánh Cha tiếp tục những gì ngài đã làm, ông nói.
Sự ngưỡng mộ và lòng khâm phục của ông chủ tịch đối với Đức Thánh Cha Phanxico trở nên rõ ràng hơn hồi đầu tháng này, khi đáp lại lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha đối với các chính phủ mở sự khoan hồng cho các tù nhân, ông đã trả tự do cho 787 tù nhân ở Cuba.
Sau khi dâng Lễ cho các tù nhân trong Vương cung Thánh Đường Thánh Phê-rô ngày 6 tháng 11, trong diễn từ Kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxico đã kêu gọi, như một phần của Năm Thánh Lòng Thương xót, những giới chức có thẩm quyền trên toàn thế giới cân nhắc việc khoan hồng cho các tù nhân bị giam giữ.
Theo luật, sự khoan hồng là một quyền được trao cho một viên chức công, chẳng hạn thị trưởng, thủ hiến hay tổng thống, được sửa lại hoặc giảm bớt hình phạt hoặc thời hạn tù có hiệu lực cho một tù nhân.
Đáp lại, ông Castro đã tha 787 tù nhân bị giam giữ trong đó có các tù nhân nữ, thanh niên và người bệnh phạm những tội nhẹ, và không có gì “quá nguy hiểm” như giết người hay hiếp dâm, một tuyên bố trên trang bìa của tờ Granma viết.
Tuyên bố nói rõ rằng Hội đồng Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Raul Castro, đã phát lệnh tha “để đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxico với những vị đứng đầu các nhà nước trong Năm Thánh Lòng Thương xót.” Khi chọn các tù nhân, chính phủ xét theo các loại tội phạm, thái độ tư cách của tù nhân và thời gian bị giam giữ.
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/11/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét