Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su

Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su

Nhà nhiếp ảnh Oded Balilty mở ra cánh cửa sổ và cho thế giới chiêm ngưỡng một trong những nơi thánh thiêng nhất của Thiên Chúa giáo.
Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su
ẢNH CHỤP CỦA ODED BALILTY, AP FOR NATIONAL GEOGRAPHIC
Đền thờ theo truyền thống bên trong có nơi táng xác Chúa Giê-su Ki-tô đang trong tiến trình khôi phục bên trong Nhà thờ Mồ Chúa Giê-su ở Giê-ru-sa-lem.
3 tháng 11, 2016
7 giờ tối thứ Tư, 26 tháng 10, tại Nhà thờ Mộ Chúa Giê-su ở Giê-ru-sa-lem, các nhà khoa học và nhà nhiếp ảnh, Oded Balilty và Dusan Vranic nằm trong số nhóm 30 người được nhìn thấy bề mặt nguyên thủy được xem là mồ của Chúa Giê-su. Chúng tôi nói chuyện với Balilty về trải nghiệm của ông.
Bức ảnh rộng toàn bộ Edicule sáng hẳn lên trong bóng tối của nhà thờ rất ấn tượng. Làm sao ông có thể chụp được như vậy?
Tôi thích cho người xem nhìn được cảnh toàn phần từ trên cao mà họ không biết. Vì thế tôi đứng trên tầng hai của nhà thờ và tôi chụp cùng một phông ảnh tại nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Bức ảnh cuối cùng là đẹp nhất vì nó vào thời điểm tối đêm.
Ban đêm, nhà thờ tối và không có đèn sáng. Ánh sáng từ khu công trường chỉ chiếu sáng trong khu vực Edicule. Trông nó giống như ánh sáng phát ra từ trung tâm, như một trái cầu ánh sáng. Edicule được vây quanh bằng những bức tường màu trắng tạo ra một không khí vô cùng tuyệt diệu — thường thì nhà thờ trông không như vậy. Nhìn từ trên cao, ánh sáng thực sự làm cho nó tách biệt hẳn ra. Ánh mắt và sự tập trung của bạn ngay lập tức dồn vào trung tâm của khung ảnh. Vì vậy ánh sáng cùng với ống kính góc rộng 14mm tạo cho bức ảnh trông tuyệt vời như vậy.
Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su
ẢNH CỦA ODED BALILTY, AP CHO NATIONAL GEOGRAPHIC
Một chuyên gia duy tu lau bề mặt của phiến đá được tôn thờ như là nơi an nghỉ cuối cùng của Đức Giê-su Ki-tô.
Ông và Dusan phải vào bên trong mồ để chụp một số ảnh mà chúng ta đang xem ở đây. Xin miêu tả cách hai người kết hợp với nhau để chụp được khoảnh khắc lúc phiến đá bên trong mồ được kéo ra.
Không gian rất, rất, rất hẹp. Thậm chí chỗ đứng còn không có, nhất là khi có cả 3 người làm việc ở đó. Khi họ kéo phiến đá đầu tiên ra [80 cm], không gian trở nên hẹp hơn.
Chúng tôi không thể đứng trên mồ. Chúng tôi đứng trên một giàn gỗ mà nhóm duy tu lắp cho chúng tôi. Chúng tôi giữ chặt máy ảnh cao ở phía trên mồ vì chúng tôi muốn mọi người xem được toàn bộ mồ và hiểu được ngôi mồ trông như thế nào.
Chúng tôi kết nối máy ảnh với Wi-Fi vì chúng tôi phải ra ngoài. Không gian quá hẹp, nếu không ra thì chúng tôi sẽ bị ghi hình vào trong ảnh.
Làm sao các ông lại thích ứng được công việc trong một diện tích nhỏ hẹp như vậy?
Không khí bên trong mồ rất ít. Tôi gắn một máy ảnh trên đầu và một máy trên vai. Nó giống như bước đi trên vỏ trứng vậy.
Khi làm việc, thường phải thay đổi liên tục. Tôi di chuyển rất nhanh. Tôi phản ứng rất nhanh. Tôi di chuyển rất nhiều. Tôi không thể nào bước đi xung quanh mồ. Tôi đứng trên một tấm gỗ. Tôi chỉ có thể chụp ảnh từ trên tấm gỗ đó. Tôi có cảm giác như tay của mình bị bó lại. Tôi chụp ảnh từ vị trí họ quyết định cho tôi. Nó là một cảm giác rất khó tả đối với tôi. Tôi thường sử dụng các ống kính 35 hay 50 cm — đây là những loại tôi thích nhất. Trong tình huống này tôi phải dùng các loại ống kính góc rộng, đây là cách mô tả bức ảnh hoàn toàn khác, nhưng tôi không có lựa chọn.
Ông chụp ảnh hiện trường nhiều lần trong một khoảng thời gian trong ngày. Nó sẽ ra sao nếu như rơi vào tình trạng không thấy gì?
Thường thường tôi có một số ý tưởng về những gì chắc chắn sẽ xảy ra trong giờ tiếp theo hay trong những ngày tiếp theo. Tôi để đầu óc mình bắt đầu phác thảo, và tôi cố gắng xây dựng một số ý tưởng tôi sẽ phải làm gì.
Ở đây, tôi không biết bước tiếp theo sẽ như thế nào. Họ cho tôi chụp mọi thứ tôi muốn, nhưng họ không bao giờ cho tôi biết tôi sẽ phải làm gì ngày mai. Mỗi lần tôi đến đó, đều là một sự ngạc nhiên mới.
Thay vì bước vào và làm việc chầm chậm, thì lần nào cũng giống như đưa bản tin nhanh vậy.
Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su
ẢNH CỦA ODED BALILTY, AP CHO NATIONAL GEOGRAPHIC
Các thành viên nhóm phục chế nhấc phiến đá để lau và scan bằng kỹ thuật số trước khi đặt nó lại trên mặt chính diện của Edicule, ngôi đền trong đó có ngôi mồ được tin là mồ của Chúa Giê-su.
Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su
ẢNH CỦA ODED BALILTY, AP CHO NATIONAL GEOGRAPHIC
Những phụ nữ cầu nguyện trên phiến đá cẩm thạch đậy nắp mồ trước khi nó được di dời ra cho công việc duy tu.
Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su
ẢNH CỦA DUSAN VRANIC, AP CHO NATIONAL GEOGRAPHIC
Các công nhân bắt đầu kéo phiến đá đậy trên nắp nơi táng xác nguyên thủy trong nhiều thế kỷ, để lộ một lớp bụi dầy phía dưới.
Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su
ẢNH CỦA ODED BALILTY, AP CHO NATIONAL GEOGRAPHIC
Các linh mục dòng Phanxico đứng trước nhà mồ của Chúa Giê-su trong thời gian duy tu trong Nhà thờ Mộ Thánh.
Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su
ẢNH CỦA ODED BALILTY, AP CHO NATIONAL GEOGRAPHIC
Một nữ tu Ki-tô giáo quỳ cầu nguyện  tại khu táng xác của Đức Ki-tô bên trong đền thánh, được gọi là Edicule.
Tôi đã chụp ảnh Mồ của Chúa Giê-su
ẢNH CỦA ODED BALILTY, AP CHO NATIONAL GEOGRAPHIC
Lãnh đạo các Giáo hội đang lắng nghe Tiến sĩ Antonia Moropoulou, trưởng nhóm duy tu, cập nhật về công việc duy tu.
Chỉ có 30 người đã vào trong để xem ngôi mộ được mở ra. Cảm giác chụp được một tấm ảnh lịch sử như thế nào?
Tôi mở ra một cánh cửa sổ để cho mọi người xem được điều mà tôi nghĩ chỉ xảy ra một lần trong đời. Phần quan trọng nhất của công việc của chúng tôi là cho mọi người thấy được việc gì đang diễn ra ở bên kia địa cầu. Tôi cho họ cơ hội để ngắm nhìn được nó. Nó là cảm giác thật tuyệt vời.
Có nhiều điều bí mật trong khi chụp ảnh. Việc đó tạo ra những thách thức gì?
Tôi thậm chí không biết phải chuẩn bị những dụng cụ gì. Tôi thậm chí không biết là có tới hai lớp đá. Dusan và tôi lắp đặt hai hệ thống máy ví tính để đề phòng trường hợp một máy không hoạt động. Chúng tôi phải kiểm tra vài lần để bảo đảm hệ thống hoạt động. Nó rất quan trọng vì chúng tôi biết rằng chúng tôi sẽ chỉ có vài phút để chụp ngôi mồ.
Làm sao ông lại xây dựng được câu truyện bằng hình ảnh?
Tôi đến trước một ngày chỉ để quan sát. Tôi muốn có cảm nhận về một địa điểm trước khi tôi quyết định đến với một máy ảnh. Tôi muốn đặt ý tưởng trong đầu và ngày hôm sau trở lại với một phác thảo phải chụp ở vị trí nào và phải chụp những thứ gì ở từng góc độ khác nhau.
Tôi không chỉ đến để chụp những bức ảnh đẹp. Tôi muốn kể những câu truyện. Tôi cố gắng xếp mọi thứ lại với nhau và làm sao cho nó trông thú vị. Tôi phải tập trung vào nội dung truyện vì có rất nhiều hình ảnh xung quanh bắt mắt tôi nhưng chúng không kể được nội dung câu truyện. Tôi cố gắng tập trung vào những thời khắc và ánh mắt của con người mà nó sẽ không bao giờ có ở đó thêm một lần nữa. Đó là mục tiêu của tôi.
Những cột chống đỡ Edicule bằng kim loại sẽ được tháo dỡ sau khi công việc duy tu hoàn tấn vào mùa Xuân tới.

[Nguồn:  nationalgeographic]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/11/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét