Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Chuyên mục riêng: Mồ táng xác của Đức Ki-tô được mở sau nhiều thế kỷ

Chuyên mục riêng: Mồ táng xác của Đức Ki-tô được mở sau nhiều thế kỷ

Những nhân viên phục chế làm việc trong nhà thờ của Nhà thờ Mộ Chúa Giê-su ở Israel đã mở, phiến đá được sùng kính như là nơi để xác Chúa Giê-su Ki-tô.



26 tháng 10, 2016
JERUSALEM - Lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã để lộ ra bề mặt nguyên thủy của nơi theo truyền thống được xem là mồ táng xác Chúa Giê-su Ki-tô. Nằm ở trong Nhà thờ Mộ Chúa Giê-su (Church of the Holy Sepulchre) trong thành Giê-su-sa-lem cổ, mồ đã được xây bao phủ bằng lớp đá cẩm thạch từ khoảng năm 1555, và có thể là nhiều thế kỷ trước đó.
"Đá cẩm thạch bao quanh mồ đã được lấy ra, và chúng tôi rất ngạc nhiên với lớp bụi nằm ở phía dưới,” Fredrik Hiebert, nhà khảo cổ học tại hiện trường của National Geographic Society, một đối tác trong dự án phục hồi. “Nó cần có một phân tích khoa học dài, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng có thể nhìn thấy được bề mặt phiến đá nguyên thủy mà theo truyền thống, xác Đức Ki-tô đã được đặt trên đó."
Theo truyền thống Ki-tô giáo, xác Chúa Giê-su Ki-tô được đặt trên một mặt phẳng ngang trên vách đá hay gọi là “nơi táng xác” được đục đẽo ở phía trong một hang đá vôi sau khi bị người Roma đóng đinh năm 30 hay có thể là 33 sau Công nguyên. Niềm tin Ki-tô giáo nói rằng Đức Ki-tô đã phục sinh sau cái chết, và những người phụ nữ mang thuốc thơm đến xức xác của ngài 3 ngày sau khi táng xác báo rằng không còn xác ngài ở đó.
Chuyên mục riêng: Mồ táng xác của Đức Ki-tô được mở sau nhiều thế kỷ
Ngôi đền theo truyền thống trong đó có nơi táng xác Chúa Giê-su Ki-tô ở trong đang trong tiến trình phục hồi bên trong Nhà thờ Mộ Chúa Giê-su ở Giê-ru-sa-lem.
Nơi táng xác hiện tại được bao phủ bằng một công trình kiến trúc nhỏ được gọi là Edicule (lấy từ tiếng La-tinh aedicule, nghĩa là "căn nhà nhỏ"), lần cuối cùng được xây dựng lại năm 1808-1810 sau khi bị một trận hỏa hoạn tàn phá. Edicule và ngôi mồ bên trong hiện tại đang trong tiến trình được phục hồi do một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Antonia Moropoulou, Trưởng Giám sát Khoa học.
Việc mở cửa nơi táng xác cho các nhà nghiên cứu một cơ hội chưa từng có để nghiên cứu về bề mặt nguyên thủy của khu vực được xem là thánh thiêng nhất của Ki-tô giáo. Một phân tích về tảng đá nguyên thủy có thể cho phép họ hiểu rõ hơn không chỉ cấu trúc phòng mồ nguyên thủy xưa, nhưng nó cho thấy tại sao đó là điểm chính của sự tôn thờ từ khi mồ lần đầu tiên được phát hiện ra bởi Helena, mẹ của hoàng đế Roma Constantine, năm 326 sau Công nguyên.
"Chúng tôi đang trong thời điểm chính của việc phục hồi Edicule," Moropoulou nói. "Những kỹ thuật mà chúng tôi đang sử dụng để lấy làm tài liệu cho công trình kỷ niệm độc nhất này sẽ cho phép thế giới có thể nghiên cứu được những tìm kiếm của chúng tôi như chính họ đang ở trong mồ của Đức Ki-tô."
Chuyên mục riêng: Mồ táng xác của Đức Ki-tô được mở sau nhiều thế kỷ
ẢNH CỦA DUSAN VRANIC, AP CHO NATIONAL GEOGRAPHIC
Các nhân viên đang gỡ lớp đá cẩm thạch bên ngoài đã bao phủ nơi táng xác nguyên thủy trong nhiều thế kỷ, để lộ ra một lớp bụi nằm ở bên dưới.
Các cửa nhà thờ được đóng sớm — sớm hơn vài giờ so với giờ đóng cửa bình thường, để lại một đám đông người hành hương và du khách vương vấn đứng trước các cửa bằng gỗ cao ngút. Bên trong, một nhóm các chuyên gia duy tu đội mũ bảo hộ màu vàng, các cha Dòng Phan-xi-cô trong bộ áo choàng màu nâu giản dị, các tư tế Chính thống giáo Hy Lạp đội mũ chóp cao màu đen, và các thầy Cốp-tíc (ND: Giáo hội Ai-cập) đội mũ thêu trùm đầu đứng bao quanh cửa vào Edicule, cùng chăm chăm nhìn vào. Vút lên cao hơn tất cả họ là mặt chính điện của ngôi đền thờ của đầu thế kỷ XIX. Những điêu khắc tinh xảo của ngôi đền bị mờ đi do những tia sáng kim loại và lớp băng dính bảo vệ màu cam.
Bên trong mồ, thường le lói những chòm sáng yếu ớt của những cây nến, điện xây dựng sáng chói phủ khắp ô hầm nhỏ, để lộ ra những chi tiết thường bị nhìn lướt qua. Phiến đá cẩm thạch che phủ ghế thánh — kích thước 3 x 5 bộ (khoảng 1 x 1,5 m) và được đẽo vào đá cẩm thạch mịn — đã được kéo ra khỏi tường. Phía dưới nó là một mặt phẳng đá trắng xám. Nó là gì vậy? một chuyên gia duy tu được hỏi. “Chúng tôi vẫn chưa biết,” chị trả lời. “Bây giờ phải đem những dụng cụ kiểm tra khoa học."
Chuyên mục riêng: Mồ táng xác của Đức Ki-tô được mở sau nhiều thế kỷ
Một nữ tu Ki-tô giáo quỳ cầu nguyện tại “nơi táng xác” của Đức Ki-tô bên trong mồ, được gọi là Edicule.
Nhà thờ Mộ Chúa Giê-su (còn gọi là Nhà thờ Phục Sinh) hiện tại dưới sự quản lý của 6 phái Ki-tô. Ba nhóm chính — Giáo hội Chính thống Hy Lạp, Giáo hội Công giáo Roma, và Giáo hội Chính thống Armenia — giữ quyền quản lý chính khu vực, và có phái Cốp-tíc, Chính thống giáo Ethiopia, và các cộng đoàn Syria cũng hiện diện ở đây. Các khu vực trong nhà thờ được xem là khu vực tôn thờ chung cho tất cả các phái, gồm nhà mồ, được quy định theo thỏa ước Status Quo yêu cầu sự đồng thuận của tất cả các giáo hội quản lý.
Phía ngoài Edicule, đức Thephilos III, Thượng phụ Hy lạp của Jerusalem, đứng theo dõi các sự việc với một nụ cười tươi. “Tôi rất vui vì không khí vô cùng đặc biệt, có một niềm hân hoan bị ẩn giấu,” ngài Thượng phụ nói. “Ở đây chúng tôi có các tu huynh Phanxico, người Armenia, người Hy lạp, các bảo vệ Hồi giáo, và cảnh sát Do thái. Chúng tôi hy vọng và cầu xin rằng đây sẽ là một thông điệp thực sự cho thấy điều không thể trở thành điều có thể. Tất cả chúng tôi đều cần có hòa bình và sự tôn trọng lẫn nhau."
Phục sinh một Đền Thánh
Giữ nguyên hình thức cấu trúc của Edicule của thế kỷ XIX là một quan tâm trong nhiều thập niên. Nó bị hư hỏng trong trận động đất năm 1927, và các giới chức Anh bắt buộc phải chống đỡ tòa kiến trúc năm 1947 bằng những cột ngoài vô cùng xấu vẫn còn đến ngày nay. Những khó khăn giữa các đại diện của thỏa ước Status Quo và thiếu nguồn tài chính đã gây trở ngại cho việc sửa chữa.
Chuyên mục riêng: Mồ táng xác của Đức Ki-tô được mở sau nhiều thế kỷ
Lãnh đạo các giáo hội lắng nghe cập nhật tiến trình tu sửa của Tiến sĩ Antonia Moropoulou, trưởng nhóm duy tu.
Năm 2015, Khu Thượng phụ Chính thống Hy lạp của Giê-ru-sa-lem, với sự đồng ý của hai cộng đồng lớn khác, mời Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens (nhóm trước đây đã thực hiện các dự án phục hồi điện Acropolis của Athens và Hagia Sophia) đến nghiên cứu Edicule. Các cộng đoàn Giáo hội của Nhà thờ Mộ Chúa Giê-su đồng ý phục hồi kiến trúc vào tháng Ba 2016, và công việc sẽ hoàn tất vào mùa xuân 2017. Những nguồn tài trợ chính cho dự án hơn 4 triệu USD gồm một nguồn lợi tức hoàng gia từ Quốc vương Jordan Abdullah II, và món quà $1,3 triệu từ Mica Ertegun cho Quỹ Tượng Đài Thế Giới hỗ trợ cho dự án.
National Geographic Society, với sự chúc lành của Thượng phụ Hy lạp của Giê-ru-sa-lem và những cộng đoàn tôn giáo khác, liên minh chiến lược với ban duy tu di sản văn hóa của Đại học Kỹ thuật Athens. Để có một cái nhìn rất riêng về dự án duy tu, xem Explorer trên kênh National Geographic Channel, vào tháng 11.
Kristin Romey là cây bút của tạp chí chuyên mục khảo cổ và cổ sinh vật học cho National Geographic.
[Nguồn:  nationalgeographic]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 1/11/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét