Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Tại sao gia đình là trường học yêu thương đẹp nhất

Tại sao gia đình là trường học yêu thương đẹp nhất

Tại sao gia đình là trường học yêu thương đẹp nhất
Shutterstock

22 tháng Hai, 2020

Con trẻ học biết được tình yêu của Thiên Chúa cho chúng qua tấm gương của cha mẹ.

Trẻ em dường như có một trực giác cảm nhận được tình yêu kết hiệp cha mẹ của chúng. Chúng chú ý điều đó qua những chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày: những đối thoại, hành vi, và những hành động yêu thương và tha thứ.

Trẻ em sẽ tốt hơn rất nhiều khi cha mẹ của chúng biết cách giải quyết các vấn đề gia đình bằng cách thực thi đức ái qua hành động. Khi những giá trị yêu thương trước hết được gieo trồng trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, đứa trẻ sẽ có ý tưởng rõ ràng về ý nghĩa của yêu thương.

Yêu thương là cho đi 

Tình yêu là một sự hòa trộn tinh tế của cảm giác và lý trí tạo ra sự thôi thúc mạnh mẽ cho tất cả mọi mối quan hệ gia đình. Nó là một dòng sông mênh mông có thể quét trôi tất cả mọi thứ, vì vậy nó cần có hai bờ vững chắc để giữ cho dòng nước chảy trong nó: sự thông minh và ý chí.

Tình yêu thường chỉ được hiểu theo ý nghĩa của sự khao khát, và không thường được hiểu theo nghĩa trao tặng và hy sinh. Thật vậy, yêu thương phải có tính tương hỗ giữa cha mẹ và con cái; bằng không nó bị giới hạn là một sự bắt chước đơn thuần theo cha mẹ, như trẻ em làm một cách tự nhiên khi chúng yêu cha mẹ.

Tình yêu có thể biến thành “sự hiến thân”, như khi cha mẹ kiểm soát con cái họ một cách thái quá. Ngược lại, nó có thể rơi vào tinh thần hy sinh quá mức, như trong trường hợp nhiều người mẹ không còn một chút thời gian cho bản thân và bị nhầm lẫn giữa yêu thương và để cho bản thân bị chiếm hết toàn bộ sức lực và thời gian. Tất cả những sự lệch hướng này cần phải được chuyển thành tình yêu đích thực đó là đón nhận để cho đi.

Sự phát triển của con trẻ trong yêu thương đi qua bốn giai đoạn: yêu bản thân khi chúng còn nhỏ; sau đó quan tâm người khác hơn bản thân, với những tình bạn đầu đời; rồi làm chủ những ham muốn và tin tưởng người khác ở tuổi thiếu niên; và cuối cùng chuyển từ lý tưởng sang thực tại khi chúng bước vào tuổi trưởng thành, qua tình yêu rung động tiến đến với người khác. 

“Khi mâu thuẫn giữa các đứa con của tôi nổ ra, chúng khóc và la hét, và tôi để cho chúng một chút thời gian để giải quyết trước khi cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra để tôi có thể tận dụng tình huống để dạy cho chúng một bài học thật sự về lòng khoan dung. Mọi sự đều là ân sủng!” Người mẹ của một gia đình đông con luôn nghĩ đến lòng khoan dung đi trước công lý nói.

Phản ánh tình yêu của Thiên Chúa

Yêu thương con cái mình như Thiên Chúa yêu thương chúng, với tình yêu dịu dàng, là để phản ánh tình yêu của Thiên Chúa qua tình yêu của cha mẹ. Liệu người ta đã nói đủ về ân sủng chuyển đến qua những hành vi dịu dàng của cha mẹ (những hành vi không ngăn chặn sự kiên quyết)? Những hành động của cha mẹ trình bày Thiên Chúa cho con cái của họ còn hơn cả ngàn lời nói.

Bằng cách làm hài hòa giữa món quà cho đi và sự khát khao — hai khuôn mặt của tình yêu — gia đình là hiện thân cho tính tương quan của tình yêu. Tình yêu vừa là sự khát khao lẫn món quà cho đi: đôi khi là một món quà của sự khát khao, và đôi khi là khát khao cho đi bản thân. Sự ham muốn, là một sự cần thiết tự nhiên nơi trẻ em, phải trưởng thành để trở thành một hình thức siêu nhiên của tình yêu (hy sinh) trong tuổi thiếu niên. Khi con cái nhận được sự giáo dục thành công trong gia đình — một ngôi trường để học yêu thương — nó đưa đến sự phát triển từ một tình yêu mang cảm xúc thuần túy sang một tình yêu nhưng không và hy sinh trọn vẹn.

Cha Michel Martin-Prével



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/2/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét