Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Đức Thánh Cha nói việc chúng ta cầu nguyện cho người khác là một tín hiệu tốt (Toàn văn bài giảng Lễ sáng)

Đức Thánh Cha nói việc chúng ta cầu nguyện cho người khác là một tín hiệu tốt (Toàn văn bài giảng Lễ sáng)
Copyright: VATICAN MEDIA

Đức Thánh Cha nói việc chúng ta cầu nguyện cho người khác là một tín hiệu tốt (Toàn văn bài giảng Lễ sáng)

Tại Nhà nguyện Thánh Marta, ngài cũng nói rằng đôi khi im lặng là can đảm


27 tháng Ba, 2020 12:36

Việc chúng ta cầu nguyện cho người khác là một tín hiệu tốt … 

Đức Thánh Cha Phanxico đưa ra lời nhắc nhở hôm nay, ngày 27 tháng Ba, khi ngài dâng Lễ riêng tại Nhà nguyện Marta trong khu ngài ở, cầu cho các nạn nhân Coronavirus, đại dịch cho đến nay đã lấy đi mạng sống của hơn 8000 người ở Ý, tính đến tối thứ Năm.

Hôm nay Đức Thánh Cha bày tỏ lòng tri ân và cầu nguyện cho những người cầu nguyện cho người khác đang phải đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn trong lúc này.

Đức Phanxico nói, “Đây là một tín hiệu tốt.”

Trong bài giảng hôm nay, Đức Thánh Cha suy tư về bài đọc trích Sách Khôn ngoan và cho thấy trích đoạn đã báo trước những gì sẽ xảy ra cho Chúa Giê-su, theo tường thuật của Vatican News.

“Nó giống như một trình thuật lịch sử về những gì sẽ xảy ra sau đó,” Đức Giáo hoàng Dòng Tên phân tích, nhấn mạnh cách thức “những kẻ gian ác” chú ý và ghét Chúa Giê-su vì Ngài kêu gọi họ lìa bỏ đời sống tội lỗi, và từ đó mưu toan gài bẫy Ngài “với sự sỉ nhục và tra tấn,” cuối cùng “kết án Ngài với một cái chết nhục nhã.”

Trong khi Chúa Giê-su vừa là con người vừa là Thiên Chúa, nhưng chúng ta vẫn có thể cố gắng – Đức Thánh Cha đề nghị – học nơi Ngài cách Ngài kiểm soát những cuộc tấn công mạnh mẽ của quỷ.

Đức Thánh Cha cũng suy tư về cách chúng ta cầu nguyện, nhấn mạnh rằng chúng ta phải thừa nhận một cách thẳng thắn và trọn vẹn với Chúa rằng chúng ta là những tội nhân.

“Trong tình huống này, Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện, cách để đến gần, cách chúng ta đến với Chúa như thế nào: với lòng khiêm nhường. Có một hình ảnh rất đẹp trong bài thánh ca phụng vụ trong Lễ Thánh Gioan Tẩy giả.

Giống như những người đến Sông Gio-đan để được rửa tội, những người đến với “linh hồn không che đậy và đi chân đất,” chúng ta cũng phải “cầu nguyện với linh hồn không che đậy, không tô điểm, không giấu diếm bằng những đức tính của chúng ta.”

“Ngay từ đầu Lễ chúng ta đã đọc thấy rằng Chúa tha thứ tất cả mọi tội lỗi nhưng Người cần chúng ta cho Ngài thấy tội của chúng ta. Vì vậy phải cầu nguyện với một tâm hồn không che đậy, không che giấu, thậm chí không tự tin vào những gì tôi đã học được về cách cầu nguyện …,” đó là cách để chúng ta đến với Ngài.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng im lặng cũng là thái độ phản ứng phù hợp cho “những cơn giận dữ nho nhỏ” mà chúng ta có mỗi ngày.

Những cơn giận dữ đó có thể được thể hiện qua những hành vi lớn như bắt bớ, và những hành vi nhỏ hơn, nhưng vẫn là những hành vi nguy hiểm, chẳng hạn tung tin đồn.

Nhấn mạnh rằng tung tin đồn cũng có thể nguy hiểm như bắt bớ, và nó cũng là một hình thức của sự giận dữ, vì nó tàn phá người khác.

“Chúng ta hãy xin Chúa ban cho ơn biết chiến đấu chống lại tinh thần của ma quỷ,” Đức Thánh Cha kết luận, “để đối thoại khi chúng ta cần đối thoại, và khi đứng trước cơn giận dữ, để có được sự can đảm giữ im lặng, và để cho người khác nói.”

Trước khi kết luận, Đức Thánh Cha mời gọi tín hữu Rước Lễ Thiêng liêng trong thời gian khó khăn này, và kết thúc Thánh Lễ bằng nghi thức tôn thờ Thánh Thể và Phép lành.

***

***

TOÀN VĂN BÀI GIẢNG

Lời Chúa chúng ta nghe hôm qua: “Hãy trở về, hãy trở về nhà” (x. Hs 14:2); chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời trong cùng Sách của tiên tri Hô-sê: “Hãy trở về, chúng ta hãy trở về với Đức Chúa.” Đó là câu trả lời khi tiếng gọi “hãy trở về nhà” chạm đến tâm hồn: “Nào chúng ta hãy trở về cùng Đức Chúa. Người đã xé nát thân chúng ta, nhưng rồi lại chữa lành. Người đã đánh đập chúng ta, nhưng rồi lại băng bó vết thương. [...] Chúng ta phải biết Đức Chúa, phải ra sức nhận biết Người; như hừng đông mỗi ngày xuất hiện” (Hs 6:1.3). Niềm tin tưởng vào Thiên Chúa thì chắc chắn: “Người sẽ đến với chúng ta như mưa rào, như mưa xuân tưới gội đất đai” (c. 3). Và, với niềm hy vọng này, dân chúng bắt đầu cất bước trở về với Chúa. Và một trong những con đường tìm được Thiên Chúa là cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện với Chúa; chúng ta trở về với Ngài.

Trong Tin mừng (X. Lc 18:9-14) Chúa Giê-su dạy chúng ta cách cầu nguyện. Có hai người, một người thì ngạo mạn; người đó đến cầu nguyện, nhưng là để kể rằng anh ta là người tốt lành, dường như là để nói với Chúa rằng: “Chúa xem, con quá tốt rồi: nếu Người có cần gì, cứ nói với con, con sẽ giải quyết vấn đề cho Ngài.” Anh ta về với Chúa theo cách đó — với sự cao ngạo. Có thể là anh ta thực hiện mọi điều Lề Luật dạy, anh ta kể ra điều đó: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (c. 12) . . . “Con tốt lành lắm.” Điều này cũng nhắc cho chúng ta về hai người khác. Nó nhắc chúng ta nhớ đến người anh trong dụ ngôn Người con Hoang đàng, khi anh ta nói với cha mình: “Con, con là đứa con vô cùng ngoan, lại chẳng có được bữa tiệc, còn hắn, hắn là một kẻ vô lại, thì cha lại mở tiệc mừng cho hắn …” Anh ta là một người ngạo mạn (x. Lc 15:29-30). Còn người kia, với câu chuyện mà chúng ta đã nghe trong những ngày qua, là một người giàu có, tức là ông ta là một phú ông, không biết được tên của ông ta, nhưng ông ta là là người giàu có, ông ta chẳng một chút quan tâm đến nỗi thống khổ của người khác (x. Lc 16:19-21). Họ là những người có sự an toàn cho bản thân hoặc về tiền bạc hoặc là quyền lực … Rồi lại có người khác, người thu thuế, anh ta không đến trước bàn thờ, không, đứng ở xa xa. “Đứng đằng xa, anh ta thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!’” (Lc 18:13). Việc này dẫn chúng ta nhớ đến người con hoang đàng: anh ta ý thức được tội mình đã phạm, ý thức về những điều kinh khủng mình đã làm; anh ta cũng đấm ngực: “Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thật đắc tội,” — sự khiêm nhường (x. Lc 15:17-19). Điều này nhắc chúng ta nhớ đến một người khác, một người ăn xin, La-da-rô, ngồi trước cửa nhà phú hộ, ông phải sống cảnh khốn cùng trước sự ngạo nghễ của người chủ nhà (x. Lc 16:20-21). Luôn luôn có sự pha trộn giữa những con người trong Tin mừng.

Trong tình huống này, Chúa dạy chúng ta cách cầu nguyện, cách để đến gần, cách chúng ta đến với Chúa như thế nào: với lòng khiêm nhường. Có một hình ảnh rất đẹp trong bài thánh ca phụng vụ trong Lễ Thánh Gioan Tẩy giả. Bài ca nói rằng người ta đến Sông Gio-đan để lãnh nhận phép rửa, “linh hồn không che đậy và đi chân đất,” để cầu nguyện với linh hồn không che đậy, không tô điểm, không giấu diếm bằng những đức tính của chúng ta. Ngay từ đầu Lễ chúng ta đã đọc thấy rằng Chúa tha thứ tất cả mọi tội lỗi nhưng Người cần chúng ta cho Ngài thấy tội của chúng ta, không giấu diếm. Để cầu nguyện như vậy, với một tâm hồn không che đậy, không che giấu, thậm chí không tự tin vào những gì tôi đã học được về cách cầu nguyện ….. Cầu nguyện, Ngài và tôi, mặt đối mặt, với một linh hồn không che đậy. Đây là điều Chúa dạy chúng ta. Ngược lại, khi chúng ta đến với Chúa với một chút quá tự tin về bản thân, chúng ta sẽ rơi vào sự ngạo mạn của người này là người không thiếu thứ gì. Sự an toàn của chúng ta ở một nơi nào đó khác. “Tôi đến với Chúa …, tôi muốn đi, để được dạy bảo … và tôi thưa chuyện với Ngài một cách rất thân tình. Tuy nhiên, đây không phải là cách. Cách thức đó là hạ mình xuống – sự hạ mình. Cách đó là thực tại. Và trong dụ ngôn này, người duy nhất hiểu được thực tại là người thu thuế: “Người là Thiên Chúa và con là một tội nhân.” Đây là thực tại. Tuy nhiên, tôi không nói tôi là một tội nhân chỉ bằng miệng nhưng bằng cả tâm hồn. Tôi phải cảm nhận mình là một tội nhân.

Chúng ta đừng quên điều này, điều Chúa đã dạy chúng ta: bào chữa cho bản thân là sự kiêu căng và ngạo mạn; đề cao bản thân, và che giấu bản thân với những điều mà tôi không có. Và những khốn khổ vẫn còn tồn tại bên trong. Người Pha-ri-sêu biện minh cho anh ta. Điều cần thiết là xưng thú tội của mình một cách thẳng thắn, không biện minh cho chúng, không nói rằng: “Nhưng không phải, tôi đã làm điều này nhưng đó không phải là lỗi của tôi … Chúng ta phải có một linh hồn không che đậy, một linh hồn không che đậy.

Xin Chúa dạy chúng ta hiểu được điều này — thái độ này, để bắt đầu việc cầu nguyện của chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu việc cầu nguyện bằng những lời bào chữa, bằng những sự an toàn của chúng ta, thì đó không phải là cầu nguyện: đó là nói chuyện với cái gương. Thay vì vậy, khi chúng ta bắt đầu lời cầu nguyện với thực tại thật – “Con là một kẻ tội lỗi” — đó là một bước đi tốt đẹp tiến đến việc cho phép bản thân được Chúa nhìn đến. Xin Chúa Giê-su dạy cho chúng ta điều này.

Hôm nay cũng vậy, Đức Thánh Cha Phanxico kết thúc Thánh Lễ với nghi thức tôn thờ Thánh Thể và Phép lành, mời gọi tín hữu Rước Lễ Thiêng liêng.

[Bản dịch (tiếng Anh) toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico tại Nhà nguyện Thánh Marta của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/3/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét