Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Caritas Quốc tế công bố Báo cáo Thường niên 2019

Caritas Quốc tế công bố Báo cáo Thường niên 2019

Caritas Quốc tế công bố Báo cáo Thường niên 2019

Tập trung vào cuộc khủng hoảng kinh tế ở Trung Đông và nợ quốc tế

17 tháng Bảy, 2020 14:38

“Chúng ta đang trong một thời điểm thay đổi quan trọng. Biến cố này cũng diễn ra trong tinh thần hy vọng cho tương lai, đặc biệt vào thời điểm nhân loại đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Covid-19 đã làm lộ rõ tính mỏng giòn của sự sống chúng ta. Như Đức Giáo Hoàng Phanxico đã nhắc lại với chúng ta, chúng ta đang đứng trước một khởi đầu mới và thế giới của chúng ta sau Covid-19 sẽ không thể và không còn như trước đây. Caritas Quốc tế sẽ tiếp tục lên tiếng cho những người không có tiếng nói và thúc đẩy sự phát triển con người và sinh thái học toàn diện phù hợp với Tông huấn Laudato Sì, là ‘trung tâm điểm cho hành động của chúng tôi’;” với những lời này Đức Hồng y Luis Antonio Tagle, Chủ tịch Caritas Quốc tế và là Tổng trưởng Bộ Rao giảng Phúc âm cho các Dân tộc, đã mở đầu cho bài trình bày về Báo cáo thường niên của Caritas Quốc tế, với chủ đề “Caritas là tiếng nói của những người không có tiếng nói, nhìn về tương lai trong thế giới hậu-COVID19.” Trong một hội nghị video được tổ chức hôm qua ngày 16 tháng Bảy, Đức Hồng y Luis Antonio Tagle, và Tổng thư ký Aactsius John đặc biệt tập trung vào hai hiện tượng cần có sự can thiệp dứt khoát của toàn thể cộng đồng: nợ quốc tế và những trừng phạt kinh tế ở Trung Đông, theo bản tin của Cơ quan Thông tấn Fides.


Ngài Chủ tịch Tagle nói: “Đại dịch đã đưa tổ chức của chúng ta vào cuộc thử thách. Nó khiến chúng ta phải đối mặt với một tình huống chưa từng xảy ra có thể dẫn đến sự gián đoạn của nhiều chương trình, và thậm chí là đóng cửa một số văn phòng. Thay vì vậy, 162 tổ chức Caritas hoạt động ở khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau đã có thể ứng phó kịp thời với tình huống khẩn cấp bằng cách gia tăng các chương trình và tổ chức để tiếp cận những người dễ bị tổn thương nhất, chăm sóc họ, thông báo cho họ về đại dịch.”

Ngài tiếp tục: “Caritas mời tất cả mọi người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, hãy sẵn sàng đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch này không chỉ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà còn can thiệp kịp thời để hỗ trợ hàng triệu người có nguy cơ bị đói. Chúng ta không thể ngồi im và nhìn những điều kiện sống ngày càng xấu đi của người dân Li Băng, Syria và các quốc gia Trung Đông khác. Người nghèo nhất là nạn nhân của các lệnh trừng phạt kinh tế và mối đe dọa của Covid-19 khiến cuộc sống khó khăn của họ càng trở nên bấp bênh hơn. Nợ quốc tế của các nước nghèo nhất ở Châu Phi, một phần Châu Mỹ Latinh và Châu Á đã có những hậu quả kinh tế và xã hội rõ rệt.”

Tổng thư ký Aloysius John lặp lại: “Tình hình ở Trung Đông đã xấu đi đáng kể trong sáu tháng qua, với những lệnh trừng phạt kinh tế và cấm vận đối với Syria đã góp phần vào đó. Giá cả tăng vọt, mọi người không có điều kiện mua lương thực, suy dinh dưỡng đang lan rộng và sự giận dữ ngày càng tăng đối với cộng đồng quốc tế. Tình hình càng xấu hơn đối với những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người già, đã bị ảnh hưởng nặng bởi những cuộc chiến tranh, căng thẳng, trào lưu chính thống, và bây giờ bởi COVID-19.” Ông Aloysius nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt chống lại Syria cũng đã ảnh hưởng đến những nước láng giềng. “Trong những ngày qua, chúng tôi đang theo dõi với mối quan ngại đặc biệt dành cho Li Băng, nơi luôn là mô hình cân bằng cho toàn Trung Đông. Một đất nước luôn luôn là một ‘thông điệp về tự do và là một mẫu gương về chủ nghĩa đa nguyên cho phương Đông và Tây,’ như Thánh Gioan Phaolô II nói. Mặc dù các lệnh trừng phạt và cấm vận không bị áp đặt trực tiếp lên Li Băng, nhưng những hậu quả gián tiếp đối với đất nước – vốn có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Syria – là không thể phủ nhận. Ngày nay tại Lebanon, ước tính 75% tổng dân số cần cứu trợ nhân đạo, đồng nội tệ đã mất 80% giá trị trong những tháng gần đây. Ngoài ra, quốc gia này luôn là điểm xuất phát để giúp đỡ các quốc gia khác như Syria và Iraq, vì vậy nếu tình hình không được cải thiện, hậu quả đối với khu vực này sẽ là thảm họa.”

Trong số những người tham dự hội nghị video, cùng với Cha Michel Abboud là chủ tịch của Caritas Li Băng, còn có Bà Rita Rhayem, Giám đốc Caritas Li Băng, là người nhắc đến tính nghiêm trọng đang hoành hành đất nước. Bà Rita Rhayemgiải thích, “Li Băng đang đối mặt với tình hình kinh tế xấu nhất từ trước đến nay với số lượng người thất nghiệp đáng kể đã bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ. Cuộc khủng hoảng kinh tế này là kết quả của nhiều yếu tố, và ngày càng trở nên trầm trọng hơn do tác động lan rộng của cuộc khủng hoảng và lệnh trừng phạt đối với Syria. Quốc gia tiếp nhận một số lượng lớn người tị nạn và công nhân nhập cư Syria hiện đang trên bờ vực sụp đổ với sự im lặng hoàn toàn từ phía cộng đồng quốc tế. Sự viện trợ được liên kết với những cải cách rất khó thực hiện hoặc phải mất thời gian.”

“Trong khi đó, người Li Băng đang phải trả giá cao; di dân và người tị nạn đang gánh chịu đau khổ. Như Đức Giáo Hoàng Phanxico đã nói trong giờ Kinh Truyền tin ngày 28 tháng Sáu năm 2020: “Li Băng đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị xã hội nghiêm trọng mà đại dịch COVID-19 đã đẩy sự khó khăn tăng cao hơn nữa.”

Giám đốc của tổ chức cũng cho thấy rằng trong khi thế giới đang tìm liệu pháp điều trị Covid-19, thì đại dịch không nằm trong số những ưu tiên, chính bởi vì khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, hàng trăm người đã bắt đầu phải tìm kiếm những lựa chọn thay thế để kiếm tiền ăn. “Hình thức trao đổi hàng hóa đã quay trở lại ở Li Băng: Mọi người đã bắt đầu đổi quần áo và giày dép để lấy thức ăn.”

Phòng xã hội của Caritas Li Băng theo dõi tình trạng của những người dễ bị tổn thương nhất để đánh giá tình hình của họ và cung cấp sự hỗ trợ cho những người thiếu thốn nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu trong những trường hợp khẩn cấp do nguồn nhân lực và kinh tế hạn chế. Rất có nguy cơ phải đóng cửa đối với một số nơi trợ cấp và trường học, và sa thải nhân viên. Trong 5 tháng qua, phòng xã hội Caritas địa phương, phối hợp với giới trẻ, đã phân phát 11. 293 bao thực phẩm, 5.415 bữa ăn nóng và 3.012 phiếu ăn. Ngoài ra, Caritas Li Băng đang hợp tác với Tổ chức Maronite Foundation, nơi cung cấp thực phẩm được phân phối đến các khu vực khác nhau tại Li Băng. Vào tháng Sáu, phòng y tế đã phân phát 50.239 viên thuốc cho 11.425 người trên toàn quốc. Tình hình đang thay đổi đáng kể từng ngày, chúng ta đang chứng kiến những cảnh chưa từng thấy tại đất nước trong những năm qua,”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/7/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét