Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

PHỎNG VẤN RIÊNG: Đức Giám mục Barron – Khi Thiên Chúa bị loại trừ khỏi xã hội, nhân quyền & những giá trị bị lâm nguy

PHỎNG VẤN RIÊNG: Đức Giám mục Barron – Khi Thiên Chúa bị loại trừ khỏi xã hội, nhân quyền & những giá trị bị lâm nguy

Bishop Barron - Courtesy Of Word On Fire

PHỎNG VẤN RIÊNG: Đức Giám mục Barron – Khi Thiên Chúa bị loại trừ khỏi xã hội, nhân quyền & những giá trị bị lâm nguy

Nói với ZENIT ‘Khi luật pháp xâm phạm vào quyền được sống của Chúa ban tặng, tính toàn vẹn về đạo đức và pháp luật của một đất nước bị thỏa hiệp’

OCTOBER 06, 2020 06:56

DEBORAH CASTELLANO LUBOV


Đức Giám mục Robert Barron nói rằng khi loại trừ Thiên Chúa khỏi các nơi công cộng, thì những quyền và giá trị căn bản bị lâm nguy, và khi xã hội và lập pháp quyết định ai sống và ai chết, thì miền đất đó bị thỏa hiệp về đạo đức và luật pháp.

Trong một phỏng vấn riêng về nhiều chủ đề với ZENIT trước mùa bầu cử của Hoa Kỳ, Đức Giám mục phụ tá của Los Angeles và là nhà sáng lập tổ chức Word on Fire Catholic Ministries, bày tỏ điều này.

Trong cuộc phỏng vấn, vị giám mục người Mỹ phản ánh về lời cầu nguyện của ngài cho đất nước giữa cơn đại dịch và những cuộc bầu cử, và cách người Công giáo cần phản ứng trước sự chia rẽ và sợ hãi. Đức Giám mục Barron cũng phân tích về vị trí phù hợp của Chúa trong các nơi công cộng, tại sao chúng ta cần phải tái khám phá nghệ thuật tranh biện và cách cân nhắc khi pháp luật và xã hội đưa ra quyết định ai được sống và ai phải chết.

Dưới đây là phỏng vấn của chúng tôi với Đức Giám mục Barron:

***

ZENIT: Thưa Đức Cha Barron, ngài là diễn giả của buổi cầu nguyện Prayer Breakfast 2020 mới đây. Ngài cầu nguyện điều gì cho quê hương khi đất nước đang trải qua trận đại dịch và những cuộc bầu cử đang đợi phía trước?

ĐGM Barron: Tôi cầu nguyện rằng chúng ta có thể nhận biết việc tôn trọng người khác, bất kể những khác biệt về chính trị, là vô cùng quan trọng cho chức năng thích đáng của nền dân chủ của chúng ta. Nếu những sự tranh biện công khai của chúng ta chỉ dẫn đến oán hận và những cuộc tấn công vào tình cảm của con người, thì chúng ta đã gạt bỏ không gian chính trị sáng tạo của Tổng thống Jefferson, Adams, và Hamilton.

ZENIT: Đất nước chúng ta đang trải qua thời kỳ chia rẽ sâu sắc và thiếu niềm tin. Người dân đang giận dữ và lo sợ. Một người Công giáo cần làm gì trong những hoàn cảnh như vậy?

ĐGM Barron: Trong những thời kỳ xáo trộn như vầy, người Công giáo cần phải luôn hướng mắt về Chúa Giêsu và tâm trí họ tập trung vào những giáo huấn xã hội của Giáo hội.

ZENIT: Chúng ta cũng nhìn thấy người Công giáo đang chống đối nhau giữa những người Công giáo, với những quan điểm chính trị rất hùng hổ đang trở nên xấu xí, đang cố để thể hiện “cánh tay mạnh’’ đối với những người Công giáo khác, để xem quan điểm của họ … Điều này có thể đi đến đâu và được giải quyết như thế nào?

ĐGM Barron: Chúng ta phải tái khám phá nghệ thuật của việc tranh luận đích thực. Hai lựa chọn tiêu biểu của nền văn hóa chúng ta là chống lại bạo lực và khoan dung nhẹ dàng. Nhưng giữa hai con đường nếu cuối cùng không dẫn đến kết quả sẽ là tranh luận, nó bao gồm việc miêu tả thật kỹ tình huống đang được cân nhắc, sắp xếp bằng chứng, rút ra những kết luận, và cuối cùng sẵn sàng sống với sự thật được tìm ra. Hãy lên truyền thông xã hội và lướt qua các diễn đàn, nếu anh dám, và anh sẽ tìm thấy rất nhiều lời lăng mạ nhau, và tự cho mình là đúng, nhưng những tranh biện có giá trị thì vô cùng ít. Chúng ta phải gieo trồng nghệ thuật tranh biện tinh tế trong gia đình và ở trường học.

ZENIT: Đối với chúng ta điều quan trọng là phải giữ cho tôn giáo mở rộng và tự do trước diễn đàn công cộng. Vấn đề chúng ta là một dân tộc tin Thiên Chúa có uy quyền tối thượng có phải là vấn đề quan trọng không?

ĐGM Barron: Tôn giáo tư nhân hóa rõ ràng là không tốt cho tôn giáo, vì đức tin đích thực phải liên quan đến toàn bộ cuộc sống chứ không chỉ với niềm tin chủ quan của chúng ta. Nhưng nó cũng cực kỳ xấu cho một chính thể dân chủ, vốn dựa trên một số những giả định căn bản mà rốt cuộc về bản chất lại thuộc tôn giáo. Tôi đang đề cập đến niềm tin vào sự bình đẳng của tất cả mọi người, sự hiện diện của những quyền bất khả xâm phạm nơi tất cả mọi người, và giá trị của sự tự do có trật tự. Gạt Thiên Chúa ra khỏi phương trình cân bằng thì anh sẽ thấy chuyện gì sẽ xảy ra với những giá trị này trong thời gian rất ngắn.

ZENIT: Đức Cha hy vọng gì đối với tự do lương tâm và tôn giáo, cho tất cả các tôn giáo bất kể ai sẽ thắng cử…. Đức Cha hy vọng sẽ nhìn thấy sự sống được gìn giữ và không bị xóa bỏ đối với những người dễ bị tổn thương, những bào thai trong bụng mẹ và ở tất cả các giai đoạn của sự sống? Người Công giáo được hướng dẫn như thế nào trong Giáo huấn của Giáo hội về những điểm này?

ĐGM Barron: Giáo huấn xã hội Công giáo cho rằng những quyền cơ bản của con người, bao gồm và đặc biệt là quyền được sống, không phải là món quà của nhà nước hay của văn hóa, mà là của Thiên Chúa. Do đó, chúng là tiền lệ và vượt trên bất kỳ sắc luật cụ thể nào. Khi luật pháp xâm phạm vào chúng, như trong nhiều trường hợp rõ ràng ở đất nước chúng ta, tính toàn vẹn đạo đức của sự nghiệp pháp lý và chính trị bị thỏa hiệp.

ZENIT: Đức Cha đã viết “Thư gửi Giáo hội Đau khổ” sau những vụ bê bối lạm dụng… Liệu người ta có thể áp dụng những nguyên tắc tương tự trong một quốc gia bị chia rẽ?

ĐGM Barron: Mối liên hệ duy nhất mà tôi có thể đưa ra là: Giáo hội đã trải qua những thời kỳ khủng khiếp, khi Giáo hội bị đe dọa từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Và nhờ ân sủng của Đức Kitô, chúng ta vẫn ở đây. Vì vậy, đừng bỏ cuộc! Hãy bám trụ vào Chúa, chiến đấu cho những gì bạn biết là đúng, luôn hành động với tình yêu thương trong tâm hồn. Chúa Giêsu mạnh hơn bất cứ điều gì trên thế gian.

ZENIT: Đức Cha đang nhìn thấy những gì ở Los Angeles, hoặc trên khắp đất nước, mang lại cho Đức Cha niềm hy vọng?

ĐGM Barron: Mặc dù thời gian COVID là sự thử thách cho tất cả mọi người, tôi đã nhìn thấy bừng lên sự quan tâm đến Thánh lễ, Chầu Mình Thánh, cầu nguyện và các cuộc đối thoại thiêng liêng trực tuyến. Ngay cả trong thời kỳ đen tối, Giáo hội cũng tìm ra con đường. Điều này cho tôi hy vọng.

ZENIT: Một lần nữa xin cảm ơn Đức Cha đã dành thời gian.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/10/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét