Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tới những người tham dự cuộc họp ‘Nền kinh tế của Thánh Phanxico’

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tới những người tham dự cuộc họp ‘Nền kinh tế của Thánh Phanxico’

Vatican Media Screenshot

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi tới những người tham dự cuộc họp ‘Nền kinh tế của Thánh Phanxico’

Kế hoạch dự kiến diễn ra tại Assisi nhưng được tổ chức trực tuyến

21 tháng Mười Một, 2020 23:59

JIM FAIR


Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các bạn trẻ tham dự “Nền kinh tế của Thánh Phanxico” rằng đã đến lúc phải thay đổi và thúc giục họ trở thành một phần trong nó.

Những ý kiến của ngài được đưa ra trong một thông điệp video gửi đến những người tham dự trực tuyến hội nghị kinh tế theo kế hoạch diễn ra từ ngày 19 đến ngày 21 tháng Mười Một tại Assisi nhưng được tổ chức trực tuyến do đại dịch.

Đức Thánh Cha nói trong video, “Chúng ta cần thay đổi; chúng ta muốn thay đổi và chúng ta tìm kiếm sự thay đổi. [3] Nhưng vấn đề nảy sinh khi chúng ta nhận thấy rằng chúng ta thiếu những câu trả lời thích đáng và bao gồm cho nhiều vấn đề hiện tại của chúng ta. Thật vậy, chúng ta trải qua một sự phân mảnh trong những phân tích và chẩn đoán của chúng ta dẫn đến việc ngăn chặn mọi giải pháp khả thi. Sâu xa hơn, chúng ta thiếu nền văn hóa cần thiết để truyền cảm hứng và khuyến khích những tầm nhìn khác nhau mang đậm dấu ấn của những cách tiếp cận thuộc lý thuyết, đời sống chính trị, chương trình giáo dục và đời sống tinh thần, không thể phù hợp với một tư duy thống trị duy nhất.[4]

“Trước nhu cầu cấp thiết phải đưa ra câu trả lời, không thể thiếu việc thúc đẩy và hỗ trợ các nhóm lãnh đạo có khả năng định hình văn hóa, châm ngòi cho các tiến trình – hãy ghi nhớ từ này: tiến trình – mở ra những con đường, mở rộng các chân trời và xây dựng những mối liên kết chung… Mọi nỗ lực tổ chức, chăm sóc và cải thiện ngôi nhà chung của chúng ta, nếu nó có ý nghĩa, đều sẽ đòi hỏi một sự thay đổi trong “cách sống, các mô hình sản xuất và tiêu dùng, và các cơ cấu quyền lực đã được thiết lập hiện đang thống trị các xã hội”. [5] Nếu không có điều này, các con sẽ chẳng đạt được điều gì”.


Dưới đây là toàn văn thông điệp của Đức Thánh Cha:


Các con giới trẻ thân mến, chào các con!

Cảm ơn các con vì đã ở đó, vì tất cả công việc các con đã làm và những nỗ lực các con đã thực hiện trong những tháng qua, bất kể những thay đổi trong chương trình của chúng ta. Các con không mất tinh thần, và trên thực tế, cha đánh giá cao mức độ suy tư, sự chính xác và tính nghiêm túc mà các con đã thể hiện. Các con đã mang tất cả niềm đam mê của mình đến cho những điều làm cho các con hứng thú, khiến các con quan tâm, khiến các con tức giận và thôi thúc các con làm việc để thay đổi.

Ý tưởng ban đầu của chúng ta là gặp nhau ở Assisi, để tìm cảm hứng trong những bước chân của Thánh Phanxicô. Trong cuộc đóng đinh ở San Damiano, và trong nhiều khuôn mặt khác – như khuôn mặt của người bị bệnh phong – Chúa đã đến với Phanxicô, gọi ngài và trao cho ngài một sứ mệnh. Người trao sức mạnh cho Phanxicô để loại bỏ những thần tượng đã ngăn cách ngài khỏi những người khác, những câu hỏi và những hoài nghi đã làm tê liệt ngài và khiến ngài bị giam hãm trong suy nghĩ “đây là cách mọi thứ luôn được thực hiện” (vì đó là một cái bẫy!), Hoặc trong nỗi buồn vui lẫn lộn của những người chỉ quanh quẩn hướng vào bản thân. Chúa đã khiến cho Thánh Phanxicô có thể cất lời tụng ca ngợi khen, một cách bày tỏ niềm vui, sự tự do và sự tự hiến. Cha xem cuộc họp trực tuyến này ở Assisi không phải là điểm kết thúc, mà là khởi đầu của một tiến trình trong đó chúng ta được yêu cầu cùng nhau thực hiện như một ơn gọi, một văn hóa và một giao ước.

Ơn gọi Assisi

“Phanxicô, hãy đi sửa chữa lại ngôi nhà của ta, mà ngươi có thể nhìn thấy nó đang bị hư nát”. Đây là những lời đã làm lay động mạnh mẽ người chàng trai Phanxicô, và trở thành một lời triệu tập đặc biệt gửi đến mỗi người chúng ta. Khi các con cảm thấy được kêu gọi tích cực chia sẻ trong công cuộc xây dựng một “sự bình thường” mới, và các con hãy đáp lời bằng tiếng “xin vâng” thì đó là một nguồn hy vọng lớn lao. Cha biết rằng các con ngay lập tức chấp nhận lời mời gọi này vì bản thân các con đang ở trong một vị trí nhận ra rằng mọi thứ không thể đi theo con đường của chúng. Điều này thể hiện rõ ràng từ sự quan tâm và sự tham gia tích cực của các con vào giao ước này, giao ước đã vượt qua mọi mong đợi. Các con thể hiện sự quan tâm cá nhân trong việc xác định các vấn đề quan trọng mà chúng ta đang đối mặt, và các con làm điều này từ một quan điểm cụ thể: đó là nền kinh tế, là lĩnh vực nghiên cứu, học tập và làm việc của các con. Các con nhận ra nhu cầu cấp thiết về một câu chuyện kinh tế khác, để nhận thức có trách nhiệm rằng “hệ thống thế giới hiện tại chắc chắn là không bền vững theo một số quan điểm”[1] và đang làm tổn hại đến chị trái đất của chúng ta, cùng với người nghèo và người bị loại trừ ở giữa chúng ta. Hai việc đó đi đôi với nhau: nếu bạn làm tổn hại trái đất, số người nghèo và bị loại trừ sẽ tăng lên. Họ là những người đầu tiên bị tổn thương… và là những người đầu tiên bị lãng quên.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận, đừng để bị thuyết phục rằng đây chỉ là một vấn đề bình thường khác. Tiếng nói của các con không phải là một tiếng kêu trống rỗng, chóng qua có thể bị dập tắt theo dòng thời gian. Thay vào đó, các con được kêu gọi tác động cụ thể đến các thành phố và đại học, nơi làm việc và công đoàn, các doanh nghiệp và phong trào, các văn phòng công và tư, đồng thời làm việc với trí tuệ, sự cam kết, và niềm tin để tiến đến những trung tâm nơi các ý tưởng và mô hình [2] được phát triển và quyết định. Đó là lý do tại sao cha mời gọi các con thực hiện giao ước này. Mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện nay càng thể hiện rõ ràng hơn bởi đại dịch Covid đòi hỏi một sự đấu tranh có trách nhiệm từ tất cả các thành phần xã hội, tất cả chúng ta, với các con đứng ở hàng tiền tuyến. Tác động của các hành động và quyết định của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến cá nhân các con. Do đó, các con không thể đứng bên ngoài các trung tâm đang định hình không chỉ cho tương lai của các con mà cha tin là còn đối với cả hiện tại của các con. Các con không thể vắng mặt ở những nơi mà hiện tại và tương lai được tạo ra. Các con hoặc là một phần của những nơi đó hoặc lịch sử sẽ đi qua các con.

Một văn hóa mới

Chúng ta cần thay đổi; chúng ta muốn thay đổi và chúng ta tìm kiếm sự thay đổi. [3] Nhưng vấn đề nảy sinh khi chúng ta nhận thấy rằng chúng ta thiếu những câu trả lời thích đáng và bao gồm cho nhiều vấn đề hiện tại của chúng ta. Thật vậy, chúng ta trải qua một sự phân mảnh trong những phân tích và chẩn đoán của chúng ta dẫn đến việc ngăn chặn mọi giải pháp khả thi. Sâu xa hơn, chúng ta thiếu nền văn hóa cần thiết để truyền cảm hứng và khuyến khích những tầm nhìn khác nhau mang đậm dấu ấn của những cách tiếp cận thuộc lý thuyết, đời sống chính trị, chương trình giáo dục và đời sống tinh thần, không thể phù hợp với một tư duy thống trị duy nhất. Trước nhu cầu cấp thiết phải đưa ra câu trả lời, không thể thiếu việc thúc đẩy và hỗ trợ các nhóm lãnh đạo có khả năng định hình văn hóa, châm ngòi cho các tiến trình – hãy ghi nhớ từ này: tiến trình – mở ra những con đường, mở rộng các chân trời và xây dựng những mối liên kết chung… Mọi nỗ lực tổ chức, chăm sóc và cải thiện ngôi nhà chung của chúng ta, nếu nó có ý nghĩa, đều sẽ đòi hỏi một sự thay đổi trong “cách sống, các mô hình sản xuất và tiêu dùng, và các cơ cấu quyền lực đã được thiết lập hiện nay thống trị các xã hội”. [5] Nếu không có điều này, các con sẽ chẳng đạt được điều gì.

Ở cấp độ địa phương và thể chế, chúng ta cần những nhóm lãnh đạo có thể giải quyết các vấn đề mà không bị vướng mắc hoặc thất vọng bởi chúng, và bằng cách này, thách thức với khuynh hướng – thường là vô thức – phục tùng một số cách suy nghĩ theo ý thức hệ nào đó dẫn đến sự biện minh cho những bất công và làm tê liệt mọi nỗ lực chống lại chúng. Lấy một ví dụ, chúng ta có thể nghĩ đến nạn đói, như Đức Benedict XVI đã phân tích thật chí lý, “không phụ thuộc quá nhiều vào sự thiếu thốn nguồn lực vật chất cho bằng thiếu thốn các nguồn lực xã hội, trong đó quan trọng nhất là thể chế”.[6] Nếu các con có thể giải quyết vấn đề này, các con sẽ mở ra một con đường dẫn đến tương lai. Cha xin nhắc lại những lời của Đức Benedict: nạn đói ít phụ thuộc vào sự thiếu thốn nguồn lực vật chất hơn là sự thiếu thốn các nguồn lực xã hội, trong đó quan trọng nhất là thể chế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội mà nhiều người đang phải trực tiếp trải qua, và nó đang cầm cố hiện tại và tương lai qua việc bỏ rơi và loại trừ nhiều trẻ em, thanh thiếu niên và toàn bộ gia đình, khiến chúng ta không thể chấp nhận việc dành đặc quyền những lợi ích khu vực làm tổn hại đến lợi ích chung. Chúng ta cần khôi phục ý thức về lợi ích chung. Ở đây cha sẽ đưa ra một bài tập mà các con đã thử nghiệm như một phương pháp để giải quyết xung đột một cách hợp lý và mang tính cách mạng. Trong những tháng này, các con đã chia sẻ một số những suy tư và các mô hình lý thuyết quan trọng. Các con đã suy xét mười hai vấn đề (theo cách gọi của các con là “các ngôi làng”) để tranh luận, thảo luận, và xác định những cách tiếp cận thực tế để giải quyết chúng. Các con đã trải nghiệm được văn hóa gặp gỡ vô cùng cần thiết, nó đối lại với văn hóa vứt bỏ đang thịnh hành hiện nay. Văn hóa gặp gỡ này tạo cơ hội cho nhiều tiếng nói có thể được lắng nghe xung quanh cùng một cái bàn, để đối thoại, cân nhắc, thảo luận và hình thành, trong quan điểm đa diện, những khía cạnh khác nhau và các phản ứng khả thi đối với các vấn đề toàn cầu liên quan đến các dân tộc và các nền dân chủ của chúng ta. [7] Thật không dễ dàng để hướng tới những giải pháp thật sự khi những người không có suy nghĩ như chúng ta lại bị mất uy tín, bị vu khống và bị trích dẫn sai lời nói! Làm mất uy tín, vu khống và trích dẫn sai là những cách hèn nhát nhằm từ chối đưa ra các quyết định cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng “toàn thể lớn hơn một phần, nhưng nó cũng lớn hơn tổng số của các phần”, [8] và “tổng những lợi ích cá nhân không có khả năng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn thể gia đình nhân loại”.[9]

Gặp gỡ nhau bất kể những khác biệt chính đáng, bài tập này là bước đi đầu tiên hướng tới bất kỳ thay đổi nào có thể giúp tạo ra một nền văn hóa mới và sau đó là tâm lý mới về kinh tế, chính trị và xã hội. Vì các con sẽ không bao giờ có thể thực hiện những việc lớn lao nếu chỉ dựa trên quan điểm thuần lý thuyết hoặc cá nhân, nếu không có tinh thần thúc đẩy các con, không có những động lực bên trong đầy ý nghĩa, không có cảm thức thuộc về cội nguồn có thể nâng cao các hoạt động cá nhân và cộng đồng.[10]

Do đó, tương lai sẽ chứng minh một thời gian đầy hứng thú hiệu triệu chúng ta thừa nhận tính cấp bách và vẻ đẹp của những thách thức đang đặt ra trước mắt chúng ta. Một thời gian nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không bị lên án bởi các mô hình kinh tế mà lợi ích trước mắt của nó chỉ giới hạn ở lợi nhuận và thúc đẩy các chính sách công có lợi, không quan tâm đến cái giá phải trả đối với con người, xã hội và môi trường.[11] Các chính sách cho thấy rằng chúng ta có thể tin tưởng vào nguồn tài nguyên tuyệt đối, vô hạn và thờ ơ. Chúng ta không bị buộc phải tiếp tục suy nghĩ hoặc im lặng chấp nhận qua cách hành động của chúng ta, rằng “một số người cảm thấy là con người nhiều hơn những người khác như thể họ được sinh ra với nhiều quyền hơn”[12], hoặc là các đặc quyền bảo đảm được thụ hưởng những tài sản hoặc sự phục vụ đặc biệt nào đó.[13] Tin tưởng vào việc tìm kiếm những biện pháp giải quyết tạm thời trong khu vực thứ ba hoặc trong các mô hình từ thiện cũng không đủ. Mặc dù nỗ lực của họ là rất quan trọng, nhưng không phải họ luôn có khả năng đối mặt với sự mất cân bằng về cơ cấu hiện tại, vốn ảnh hưởng đến những người bị loại trừ nhiều nhất, và họ vô tình kéo dài những bất công mà họ tìm cách chống lại. Nó cũng không đơn thuần hay thuần túy là vấn đề đáp ứng các nhu cầu thiết yếu nhất của anh chị em chúng ta. Về mặt cơ cấu, chúng ta phải thừa nhận rằng người nghèo có đủ phẩm giá để ngồi trong các buổi họp của chúng ta, tham gia vào các cuộc thảo luận của chúng ta và dọn bánh lên bàn riêng của họ. Nó không đơn thuần là việc “trợ giúp xã hội” hay “phúc lợi”: chúng ta đang nói đến sự biến đổi và thay đổi những ưu tiên của chúng ta và vị trí của những người khác trong các chính sách của chúng ta và trong trật tự xã hội.

Ngày nay, bước sang thế kỷ XXI, “nó không còn đơn giản là về vấn đề bóc lột và đàn áp, mà là một cái gì đó mới. Sự loại trừ cuối cùng liên quan đến ý nghĩa của việc trở thành một phần của xã hội mà chúng ta đang sống; những người bị loại trừ không còn là đáy của xã hội, hoặc bên lề xã hội hoặc là những người bị mất quyền – họ thậm chí không còn là một phần của xã hội nữa”.[14] Hãy suy nghĩ về điều này: sự loại trừ đã tấn công vào tận gốc ý nghĩa của việc trở thành một phần của xã hội chúng ta đang sống, vì những người bị loại trừ không còn là phần đáy của xã hội, hoặc bên lề, hoặc bị mất quyền xã hội – họ thậm chí không còn là một phần của nó. Đây là văn hóa của lãng phí, không chỉ loại bỏ mà làm cho người khác cảm thấy bị loại bỏ, vô hình trung bị buộc phải ở phía bên kia bức tường thờ ơ và tiện nghi.

Cha nhớ lần đầu tiên cha nhìn thấy một khu phố bị cấm vào: cha không biết họ tồn tại hay không. Cha phải đến thăm các tập viện Dòng Tên, và ở một đất nước kia, khi cha đi ngang qua thành phố, họ nói với cha: “Cha không thể đến chỗ đó, vì nó là một khu phố bị cấm vào”. Bên trong, có những bức tường, những ngôi nhà và những con đường, nhưng đã bị ngăn cấm: một khu phố sống trong sự thờ ơ. Cha thật sự sửng sốt về điều này. Nhưng về sau, những khu dân cư như vậy lớn lên và không ngừng phát triển, ở khắp mọi nơi. Cho cha hỏi các con: tâm hồn của các con có giống như một khu phố khép kín không?

Giao ước Assisi

Không thể tiếp tục trì hoãn với một số câu hỏi. Nhiệm vụ to lớn và cấp bách khi đối mặt với chúng đòi hỏi sự cam kết quảng đại trong các lĩnh vực văn hóa, đào tạo học thuật và nghiên cứu khoa học, đồng thời gạt bỏ sự nuông chiều theo những thời trang trí thức hoặc lập trường tư tưởng, những hòn đảo nhỏ bé cách ly chúng ta với cuộc sống và với những đau khổ thực sự của con người.[15] Thưa các nhà kinh tế trẻ, các doanh nhân, những người lao động và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đã đến lúc phải đón lấy thách thức trong việc thúc đẩy và khuyến khích các mô hình phát triển, tiến bộ và tính bền vững, trong đó con người, đặc biệt là những người bị loại trừ (bao gồm cả chị trái đất của chúng ta), sẽ không chỉ là sự hiện diện thuần túy trên danh nghĩa, kỹ thuật hoặc chức năng. Thay vào đó, họ sẽ trở thành những vai chính trong cuộc sống của riêng họ và trong toàn bộ kết cấu của xã hội.

Điều này đòi hỏi nhiều hơn là những từ ngữ trống rỗng: “người nghèo” và “người bị loại trừ” là con người thực sự. Thay vì xét họ theo quan điểm kỹ thuật hoặc chức năng đơn thuần, đã đến lúc để cho họ trở thành những vai chính trong cuộc sống của chính họ và trong kết cấu của toàn xã hội. Chúng ta đừng nghĩ cho họ mà hãy nghĩ cùng với họ. Không hành động như những người tinh hoa được khai sáng, theo mô hình của thời Đại Khai sáng, trong đó mọi việc đều được thực hiện cho người dân, nhưng không điều gì được thực hiện cùng với người dân. Điều này không thể chấp nhận được. Vậy chúng ta đừng nghĩ cho họ mà hãy nghĩ cùng với họ. Chúng ta hãy học hỏi từ họ cách đề xuất các mô hình kinh tế sẽ mang lại lợi ích cho mọi người, vì các phương pháp tiếp cận mang tính cấu trúc và quyết định của họ sẽ được xác định bởi sự phát triển con người toàn diện theo giáo lý xã hội của Giáo hội. Chính trị và kinh tế không thể “chịu sự sai khiến của một mô hình kỹ trị dựa trên tính hiệu quả. Ngày nay, vì lợi ích chung, điều đòi hỏi cấp bách là chính trị và kinh tế phải đối thoại thẳng thắn để phục vụ đời sống, đặc biệt là đời sống con người”. [16] Thiếu sự tập trung và định hướng như vậy, chúng ta sẽ vẫn là những tù nhân của một vòng tuần hoàn xa lạ khiến kéo dài các động cơ của sự suy thoái, loại trừ, bạo lực và phân cực. “Mọi chương trình được tổ chức để gia tăng năng suất nên hướng tới một mục tiêu duy nhất: phục vụ con người. Chúng phải giảm bớt các hình thức bất bình đẳng, xóa bỏ phân biệt đối xử, giải phóng mọi người khỏi sự ràng buộc của sự nô lệ… Việc tăng quỹ tài sản chung rồi sau đó phân phối nó một cách công bằng hơn là chưa đủ. Điều này là không đủ. Phát triển công nghệ để trái đất có thể trở thành một nơi cư ngụ thích hợp hơn cho con người cũng không đủ”.[17] Điều này cũng là không đủ.

Phương pháp phát triển con người toàn diện là một tin mừng cần được công bố và áp dụng vào thực tế. Không phải là một giấc mơ, mà là một con đường cụ thể: tin mừng cần được công bố và thực hiện, vì nó đề nghị rằng chúng ta phải tái khám phá lòng nhân ái trên nền tảng của những điều tốt đẹp nhất của bản thân, ước mơ của Thiên Chúa là chúng ta học cách để trở thành người trông coi những người anh em, chị em, và những người dễ bị tổn thương nhất (x. St 4: 9). “Thước đo thực sự của lòng nhân ái được xác định trong mối tương quan với sự đau khổ và với người đau khổ. Điều này là đúng đối với cá nhân và xã hội”.[18] Thước đo của con người: thước đo phải được thể hiện trong các quyết định và mô hình kinh tế của chúng ta.

Thật vững tâm khi nghe lại những lời của Thánh Phaolô VI, với ước muốn rằng thông điệp Tin Mừng sẽ thấm nhuần và hướng dẫn mọi thực tại của con người, đã viết rằng “sự phát triển không thể chỉ giới hạn trong việc tăng trưởng kinh tế. Để phát triển thật sự, nó phải bao gồm toàn diện; nó phải thúc đẩy sự phát triển của từng con người và của con người toàn diện… Chúng ta không thể cho phép kinh tế tách rời khỏi các thực tại của con người, cũng không thể tách rời sự phát triển khỏi nền văn minh nơi sự phát triển đó đang diễn ra. Điều quan trọng đối với chúng ta là con người, mỗi cá nhân người nam và nữ, mỗi nhóm người, và toàn thể nhân loại”.[19]

Nhiều người trong số các con sẽ có khả năng tác động và định hình những quyết định kinh tế vĩ mô liên quan đến vận mệnh của nhiều quốc gia. Ở đây cũng rất cần những cá nhân được chuẩn bị kỹ lưỡng, “phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu” (Mt 10,16). Các cá nhân có khả năng quan tâm đến “sự phát triển bền vững của các quốc gia và [bảo đảm] rằng họ không phải chịu các hệ thống cho vay áp bức, là những hệ thống không thúc đẩy sự tiến bộ, buộc mọi người phải tuân theo các cơ chế sản sinh ra sự nghèo đói, loại trừ và lệ thuộc nhiều hơn”.[20] Bản thân hệ thống cho vay dẫn đến sự nghèo đói và lệ thuộc. Thật chính đáng khi kêu gọi phát triển một mô hình đoàn kết quốc tế có khả năng chân nhận và tôn trọng sự tương thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và ủng hộ các cơ chế kiểm soát để ngăn chặn bất kỳ hình thức bị khuất phục nào. Và làm việc vì sự thăng tiến cho các nước đang phát triển và thiệt thòi nhất, để mỗi dân tộc được kêu gọi trở thành người kiến tạo cho vận mệnh của chính mình và của toàn thế giới.[21]

* * *

Các bạn trẻ thân mến, “hôm nay chúng ta có cơ hội tuyệt vời để thể hiện tình huynh đệ vốn có của mình, trở thành những Người Samari nhân hậu mang lấy nỗi đau trong các vấn đề của tha nhân hơn là khích động lòng căm thù và oán giận lớn hơn”.[22] Một tương lai bất định đã ló dạng. Mỗi người trong các con, bắt đầu từ nơi các con làm việc và đưa ra quyết định, đều có thể đạt được nhiều điều. Đừng tìm kiếm những con đường tắt, dù hấp dẫn đến đâu, nó ngăn cản các con can dự vào và trở thành một nắm men ở bất cứ nơi đâu các con có mặt. (x. Lc 13: 20-21). Không có con đường tắt! Hãy là một nắm men! Hãy xắn tay áo lên! Một khi cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện tại qua đi, phản ứng tồi tệ nhất sẽ rơi sâu hơn vào chủ nghĩa tiêu dùng đang thịnh hành cùng với các hình thức ích kỷ và bảo vệ bản thân. Hãy nhớ rằng: chúng ta không bao giờ thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng mà không bị ảnh hưởng: hoặc chúng ta sẽ trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn. Chúng ta hãy nuôi dưỡng những gì tốt đẹp, tận dụng tối đa khoảnh khắc này và dấn thân vào việc phục vụ lợi ích chung. Thiên Chúa ban ơn rằng cuối cùng sẽ không còn có “những người khác”, mà chúng ta sẽ đón nhận một lối sống trong đó chúng ta chỉ có thể nói về “chúng ta”, [23] về một “chúng ta” vĩ đại. Không phải của một “chúng ta” nhỏ nhen và sau đó là “những người khác”. Điều đó sẽ không xảy ra.

Lịch sử dạy chúng ta rằng không có hệ thống hay cuộc khủng hoảng nào có thể dập tắt hoàn toàn các khả năng, sự khéo léo và tính sáng tạo mà Chúa không ngừng đánh thức bên trong chúng ta. Với sự cống hiến và lòng trung thành với dân tộc của mình, và với hiện tại và tương lai của các con, các con có thể hợp cùng những người khác tạo ra những cách thức mới để làm nên lịch sử. Đừng ngại can dự và chạm vào linh hồn thành phố của các con với cái nhìn của Chúa Giêsu. Đừng sợ bước vào những cuộc xung đột một cách can đảm và những ngã rẽ của lịch sử để xức dầu cho chúng với các Mối Phúc. Đừng sợ hãi, vì không ai được cứu một mình. Các con là những người trẻ đến từ 115 quốc gia. Cha kêu gọi các con hãy nhận biết nhu cầu của chúng ta đối với nhau trong việc tạo ra một nền văn hóa kinh tế có khả năng “gieo những ước mơ, đưa ra những lời tiên tri và tầm nhìn, cho phép niềm hy vọng được nảy nở, khơi dậy niềm tin, băng bó các vết thương, đan kết các mối tương quan với nhau, khơi dậy bình minh của hy vọng , học hỏi lẫn nhau và tạo nên một sự thông minh nhanh nhạy sẽ khai sáng trí óc, sưởi ấm tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh cho đôi tay của chúng ta, và truyền cảm hứng cho những người trẻ – tất cả các bạn trẻ, không ai bị loại trừ – một tầm nhìn về tương lai tràn ngập niềm vui của Tin Mừng”.[24]

Cảm ơn các con!

__________________________________

[1] Tông huấn Laudato Si’ (24 tháng Năm, 2015), 61. Viết tắt, LS.

[2] X. Tông huấn Evangelii Gaudium (24 tháng Mười Một 201), 74. Viết tắt, GE.

[3] X. Address for the World Meeting of Popular Movements, Santa Cruz de Sierra, 9 tháng Bảy, 2015.

[4] X. LS, 111.

[5] THÁNH GIOAN PHAOLÔ II, Tông thư Centesimus Annus (1 tháng Năm, 1991), 58.

[6] Tông thư Caritas in Veritate (29 tháng Sáu 2009), 27.

[7] Cf. Address to the Seminar “New Forms of Solidarity towards Fraternal Inclusion, Integration and Innovation”, organized by the Pontifical Academy of Social Sciences (5 February 2020). Let us recall that “true wisdom, as the fruit of self-examination, dialogue and generous encounter between persons, is not acquired by a mere accumulation of data, which eventually leads to overload and confusion, a sort of mental pollution” (LS, 47).

[8] EG, 235.

[9] Encyclical Letter Fratelli Tutti (3 October 2020), 105. Hereafter, FT.

[10] Cf. LS, 216.

[11] Favouring, when necessary, fiscal evasion, lack of respect for the rights of workers, and “the possibility of corruption by some of the largest world businesses, not infrequently in collusion with the governing political sector” (Address to the Seminar “New Forms of Solidarity towards Fraternal Inclusion, Integration and Innovation”, cited above).

[12] LS, 90. For example, “to blame population growth instead of extreme and selective consumerism on the part of some, is one way of refusing to face the issues. It is an attempt to legitimize the present model of distribution, where a minority believes it has the right to consume in a way that can never be universalized, since the planet could not even contain the waste products of such consumption” (LS, 50).

13] Although all of us are endowed with the same dignity, not all of us start from the same place and with the same possibilities when we consider the social order. This challenges us to consider ways to make freedom and equality not a merely nominal datum that lends itself to favouring injustice (cf. FT, 21-23). We would do well to ask ourselves: “What happens when fraternity is not consciously cultivated, when there is a lack of political will to promote it through education in fraternity, through dialogue and through the recognition of the values of reciprocity and mutual enrichment?” (FT, 103).

[14] EG, 53. In a world of virtual possibilities, changes and fragmentation, social rights cannot only be exhortations or empty appeals but must be a beacon and compass for the way, for “the health of a society’s institutions has consequences for the environment and the quality of human life” (LS, 142).

[15] Cf. Apostolic Constitution Veritatis Gaudium (8 December 2017), 3.

[16] LS, 189.

[17] SAINT PAUL VI, Encyclical Letter Populorum Progressio (26 March 1967), 34. Hereafter, PP.

[18] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Spe Salvi (30 November 2007), 38.

[19] PP, 14.


[21] Cf. PP, 65.

[22] FT, 77.

[23] Cf. ibid., 35.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/11/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét