Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

By Stefano_Valeri | Shutterstock

Marinella Bandini

17/02/21


Nhà thờ Chặng đàng Thánh Giá Ngày 1: Tại đây chúng ta sẽ nhìn thấy những gì được cho là tác phẩm điêu khắc cổ xưa nhất của Khổ hình Thập giá.


Nhà thờ được gọi là “viên ngọc trai của đồi Aventine.” Để đến được Vương cung Thánh đường Thánh Sabina, trên đỉnh đồi, bạn phải leo ngược dốc cao. Đó là một nỗ lực về thể chất để nhắc nhở sự vươn cao tâm hồn: có lẽ đây là lý do tại sao nhà thờ được chọn làm nhà thờ đàng thánh giá cho Thứ Tư Lễ Tro, ngày đầu tiên của Mùa Chay.

Vương cung Thánh đường được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 và được sửa chữa nhiều lần. Ngày nay những lần phục chế đã đưa nhà thờ trở lại phong cách nguyên thủy của nó.

Trong số các “viên ngọc trai” của nhà thờ là những cánh cửa gỗ chạm khắc của thế kỷ thứ 5. Một trong những cánh cửa mô tả Chúa Kitô trên thập giá giữa hai kẻ trộm: Nó được cho là tác phẩm điêu khắc Khổ hình Thập giá lâu đời nhất còn tồn tại.

Từ năm 1218, Vương cung Thánh đường thuộc về Dòng Đa Minh. Thánh Đa Minh, đấng sáng lập Dòng, đã sống ở đây, và ngày nay bạn có thể đến thăm viếng phòng ở của ngài. Theo truyền thuyết, quỷ đã ném một hòn đá vào ngài khi ngài đang cầu nguyện. Tuy nhiên, quỷ đã ném trượt mục tiêu và cục đá làm vỡ một bia mộ. Trên thực tế, cục đá có thể là một đối trọng của chiếc cân, và có lẽ chính kiến trúc sư D. Fontana, trong quá trình trùng tu năm 1587, đã làm vỡ bia mộ. Tuy nhiên, cục đá vẫn được lưu giữ trong vương cung thánh đường.

Khởi đầu Mùa Chay, câu chuyện này là một sự nhắc nhở chúng ta hãy cầu nguyện nhiều hơn, cùng với việc ăn chay và làm việc bác ái — những cách thực hành được Giáo hội gợi ý — như vũ khí tinh thần để chống lại những cám dỗ.

Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta,

hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van."

Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng.

Giôen 2:12-13

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Vương cung Thánh đường Thánh Sabina trên Đồi Aventine, cảnh nhìn từ đồi Janiculum. Nhà thờ được gọi là “viên ngọc của Aventine.”

© By Stefano_Valeri | Shutterstock

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Vương cung Thánh đường Thánh Sabina (mặt ngoài). Thánh đường được xây dựng trong thế kỷ thứ 5.

© By DoorZone | Shutterstock

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Những cánh cửa bằng gỗ của thế kỷ thứ 5 tại nhà thờ Thánh Sabina. Các cánh cửa mô tả những cảnh trong Kinh Thánh. Vương cung Thánh đường thuộc về “Patrimonio del Fondo Edifici Culto - Bộ Nội vụ Ý.”

© Antoine Mekary | ALETEIA

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Cánh cửa gỗ của nhà thờ Thánh Sabina (chi tiết). Nó được coi là tác phẩm điêu khắc khổ hình thập giá lâu đời nhất còn tồn tại (thế kỷ thứ 5)

© Antoine Mekary | ALETEIA

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Vương cung Thánh đường Thánh Sabina: cửa vào.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Vương cung Thánh đường Thánh Sabina (bên trong).

© Antoine Mekary | ALETEIA

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Vương cung Thánh đường Thánh Sabina: bức bích họa trên gian cung thánh của Taddeo Zuccari miêu tả Chúa Giêsu, các tông đồ, và các thánh được chôn cất trong vương cung thánh đường (1560).

© Antoine Mekary | ALETEIA

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Hòn đá của quỷ trong Vương cung Thánh đường Thánh Sabina. Theo truyền thuyết, quỷ ném cục đá vào Thánh Đa Minh, nhưng bị trượt mục tiêu và cục dá đã làm vỡ một bia mộ.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Những cửa sổ trong Vương cung Thánh đường Thánh Sabina. Vào thế kỷ 17, nhiều cửa sổ được che lại vì môi trường ít sáng hơn được cho là thích hợp cho việc cầu nguyện hơn.

© Antoine Mekary | ALETEIA

Nhà thờ Thánh Sabina: Nơi Thánh Đa Minh phải né tránh một cục đá do quỷ ném

Vương cung Thánh đường Thánh Sabina (chi tiết bên trong). Tại một điểm thuộc phần trên của gian giữa nhà thờ được phủ bằng những bức tranh khảm. Ngày nay, những khoảng trống giữa các vòm cung được trang trí bằng các ảnh biểu tượng “opus sectile” (dát đá cẩm thạch).

© Antoine Mekary | ALETEIA

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 19/2/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét