Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

4 sự kiện thú vị về Tuần lễ Phục sinh

4 sự kiện thú vị về Tuần lễ Phục sinh

Luca Giordano | Public Domain

Philip Kosloski

06/04/21

4 sự kiện thú vị về Tuần lễ Phục sinh


Tuần sau Chúa nhật Phục sinh tiếp tục cử hành vinh quang về sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Giống như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh thường được thế giới thế tục tổ chức vào những ngày trước lễ, nhưng không phải sau lễ. Điều này là ngược lại với việc cử hành phụng vụ của những lễ này, chỉ bắt đầu vào chính ngày đó và kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần sau đó.

Đặc biệt, “Tuần lễ Phục sinh” — còn được gọi là Tuần Bát nhật Phục sinh — là một cách đặc biệt để Giáo hội tiếp tục cử hành sự phục sinh của Chúa Giêsu, xem mỗi ngày như chính ngày Lễ Phục sinh!

Dưới đây là một vài thông tin thú vị về Tuần lễ Phục sinh và cách chúng ta có thể dự phần vào niềm vui của Đức Kitô Phục sinh.

Người Cơ đốc giáo phương Đông gọi những ngày sau Lễ Phục sinh là “Tuần lễ tươi sáng”


Tuần sau Chúa nhật Phục sinh được các Kitô hữu Đông phương gọi là “Tuần lễ tươi sáng” và hàm ý chỉ về ánh sáng mà Chúa Giê-su đã mang đến thế gian.

Theo thuật ngữ Kinh thánh, Chúa Giêsu đã sống lại vào “ngày thứ tám”, điều này tượng trưng cho sự sáng tạo mới và lời hứa về nước Thiên đàng. Người Kitô hữu Đông phương suy ngẫm về lời hứa ban niềm vui trong tương lai bằng cách gọi “Tuần lễ tươi sáng” là “một ngày liên tục”.


Sách Lễ Hàng ngày Thánh Anrê giải thích thêm về mối liên hệ giữa Tuần Bát nhật Phục sinh với các thành viên mới được rửa tội của Giáo hội Công giáo.

Tuần Bát nhật Phục sinh, trước đây không có công việc hầu hạ nào được thực hiện trong dịp này, là một ngày lễ hội kéo dài. Mỗi ngày, các tân tòng tham dự Thánh lễ tại một [nhà thờ khác nhau ở Roma], tại đó họ được Rước lễ. Vào buổi tối, họ đến Đền Thánh Gioan Lateran để dự giờ Kinh chiều.

Ngoài ra, những người mới được rửa tội sẽ mặc áo rửa tội của họ trong suốt tuần bát nhật. Theo Bách khoa Toàn thư Công giáo, Chúa nhật thứ hai Phục sinh “được gọi là dominica in albis (deponendis), Chúa nhật (xếp cất) áo trắng.”


Giáo luật quy định rằng luật sám hối này không áp dụng cho những ngày trong lịch của Giáo hội được coi là những ngày lễ.

Việc kiêng thịt, hoặc một số thực phẩm khác theo quyết định của Hội đồng Giám mục, phải được tuân thủ vào tất cả các ngày Thứ Sáu, trừ khi ngày lễ trọng rơi vào Thứ Sáu (GL. 1251).

Lễ trọng trong Giáo hội Công giáo là một ngày trong lịch phụng vụ được đánh dấu có tầm quan trọng và cử hành cao nhất. Đó là một ngày hân hoan! Thứ Sáu Phục Sinh là một ngày lễ trọng!


Mùa Phục sinh mang ý nghĩa là một thời gian vui mừng trọng đại. Niềm vui này đương nhiên được chia sẻ với người khác và qua hàng thế kỷ người Kitô giáo bày tỏ nó theo nhiều cách khác nhau.

Chẳng hạn, người Kitô giáo trong nhiều vùng trên thế giới chào nhau bằng một “lời chào Vượt qua.” Nó còn hơn cả lời “Phục sinh Hạnh phúc,” và liên hệ đến niềm vui con người có được nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Phong tục ban đầu được phát triển trong bối cảnh của phụng vụ và vẫn được các Kitô hữu Đông phương duy trì cho đến ngày nay.

Nó diễn ra trong Canh thức Phục sinh, một lễ canh thức vào ban đêm để bắt đầu cử hành Lễ Phục sinh vào Thứ Bảy Tuần Thánh. Theo Viện Metropolitan Cantor Institute, trong khi hát thánh vịnh “các tín hữu tiến đến hôn lên thánh giá do linh mục cầm trong tay, linh mục chào từng người: ‘Chúa Kitô đã sống lại!’; và mỗi người tín hữu đáp lại, ‘Người đã sống lại thật!’”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/4/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét