Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

COVID-19 tiết lộ cách thức ‘mọi sự đều được kết nối,’ Đại sứ Anh trao đổi với Tòa Thánh

COVID-19 tiết lộ cách thức ‘mọi sự đều được kết nối,’ Đại sứ Anh trao đổi với Tòa Thánh
Photo Courtesy British Embassy To The Holy See

COVID-19 tiết lộ cách thức ‘mọi sự đều được kết nối,’ Đại sứ Anh trao đổi với Tòa Thánh

Bà Axworthy trao đổi về Tông huấn ‘Laudato Si’,’ biến đổi khí hậu và lắng nghe con cái của chúng ta

15 tháng Bảy, 2020 15:43
 
Mục viết dưới đây ngày 14 tháng Bảy, 2020, của Heather Walker được đăng lại từ laycentre.org.

******

Tông huấn về môi trường của Đức Thánh Cha Phanxico, “Laudato Si’,” và Hội nghị về Biến đổi Khí hậu COP26 của LHQ là trung tâm của cuộc đối thoại với Đại sứ Anh tại Tòa Thánh, bà Sally Axworthy.

Tông huấn đề cập đến nhiều vấn đề hơn ngoài sự biến đổi khí hậu; bà nói thông điệp then chốt là “mọi sự đều được kết nối”.

“Hiện tại, với COVID-19, có một động cơ … để nhìn mọi sự được kết nối nhiều hơn: việc chăm sóc sức khỏe, môi trường, biến đổi khí hậu, nghèo túng, và loại trừ,” bà nói.

Tông huấn dường như đã được “viết cho cuộc khủng hoảng này,” bà tiếp tục, và “đáng được đọc lại vì những thông điệp trong đó quá phù hợp cho lúc này.” Bà nhấn mạnh rằng “Laudato Si’” chia sẻ thông điệp của hy vọng, không phải tuyệt vọng, và nó chuyển tải đến độc giả rằng tình hình không phải là không còn kiểm soát được, và rằng có “những việc chúng ta có thể làm.”

Bà nói thêm, “Nó được phác thảo là một lời kêu gọi hành động.”

Bà đại sứ thừa nhận “vai trò độc nhất” mà Đức Giáo hoàng Phanxico có được trên toàn thế giới và tầm mức ảnh hưởng của ngài như là vị lãnh đạo tôn giáo với số tín hữu đông nhất. Việc phát hành “Laudato Si’” của ngài trước COP21 góp phần đặt nền móng cho tinh thần của cuộc họp, bà Axworthy nói. Tuyên ngôn Lambeth, có sự phối hợp của Đức Tổng Giám mục Canterbury, cũng như những nhà lãnh đạo tôn giáo khác có phần đóng góp, bà nói.

Lưu ý rằng biến đổi khí hậu là “một vấn đề đạo đức” tác động mất cân đối đến những người nghèo nhất và thua thiệt nhất, bà thúc giục tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo can dự trong các vấn đề về môi trường và đưa ra một mẫu gương về cách chăm sóc cho tạo vật.

Bà Axworthy nói về khuynh hướng đầu tư trong các công ty cam kết với Net Zero, với mục tiêu đạt mức phát thải carbon dioxide bằng không, và Sáng kiến Con đường Chuyển đổi ấn định việc chuẩn bị của các công ty cho sự chuyển đổi sang một nền kinh tế carbon thấp. Bà mô tả Sáng kiến Con đường Chuyển đổi là “một hướng dẫn thú vị cho tất cả các nhà đầu tư”. Bà cũng nói về những ưu điểm của LiveSimply, một sáng kiến được lấy cảm hứng từ Tông huấn “Laudato Si’”, và được tổ chức bởi Cơ quan Phát triển Công giáo ở Nước ngoài tại Vương quốc Anh, nhằm tìm cách giúp mọi người quan tâm đến tạo vật.

Bà Axworthy nói trường học và Đại học có vai trò rất quan trọng để mở rộng về vấn đề môi trường và đưa ra một số câu trả lời cho các vấn đề môi trường ngày nay. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải “biến tất cả những thiện chí của thế hệ trẻ thành thực tiễn.”

“Đôi khi bạn cảm thấy rằng thế hệ trẻ thất vọng vì thiếu sự tiến bộ và nó phải được biến thành câu hỏi, 'Chà, tất cả chúng ta có thể làm gì về điều này?' Đã đến lúc chúng ta phải có mối quan tâm chung đến sự biến đổi khí hậu, 'Hãy thực hiện một số bước,’” bà nói, đưa ra những ví dụ về việc loại bỏ than như một nguồn cung cấp năng lượng và ít khói hơn.

“Đại dịch đã cho chúng ta thấy rằng chúng ta có thể sống mà không cần những điều chúng ta thường làm,” bà nói. “Chúng ta có thể sống một cách đơn giản hơn. Chúng ta có thể tận hưởng một số điều xuất phát từ đó, như ở bên gia đình, bắt kịp — một số điều mang đến niềm vui nhưng chúng ta quên mất khi vội vã với mọi thứ xung quanh. Theo một cách nào đó, chúng ta đã thực hiện một sự thay đổi, và thách đố bây giờ là hãy giữ lấy một số những thay đổi mà chúng ta đã thực hiện, và cũng để suy nghĩ về cách chúng ta muốn thoát ra khỏi điều này như thế nào.”

Ý và Anh sẽ đồng tổ chức Hội nghị COP26 về Biến đổi Khí hậu của LHQ vào tháng Mười Một năm 2021, tạm hoãn không tổ chức vào tháng Tám này. Cuộc họp sẽ được tổ chức năm năm sau khi ký Thỏa thuận Paris. Bà Axworthy nói COP 2021 cần phải bao gồm “mọi người (thuộc) mọi phạm vi xã hội,” bao gồm cả những nhà lãnh đạo tôn giáo.

Bà nói, “Chúng tôi muốn đặt mình trên lộ trình tiến tới việc đạt kết quả nhiệt độ tăng dưới 2 độ C, và tốt nhất là 1,5 độ C. Vì vậy, chính phủ Anh đang nói về một cách tiếp cận của ‘toàn xã hội.”

Đại sứ quán Anh tại Tòa Thánh đã đặt sự biến đổi khí hậu trở thành những ưu tiên hàng đầu của mình và sửa đổi các hoạt động hàng ngày theo nhiều cách, từ việc trở thành một văn phòng không có nhựa cho đến việc mua một chiếc xe điện. Đại sứ quán hiện đang trong quá trình nghiên cứu những lựa chọn thay thế cho các sản phẩm tẩy rửa bằng hóa chất trong văn phòng, cũng như những cách để giảm lượng bao bì đóng gói thực phẩm và đồ uống, bà Axworthy giải thích.

Trong khi được thúc đẩy từ các dữ liệu khoa học, bà Axworthy cho biết bà đã “nhận được khá nhiều áp lực” để mở khóa học cho bốn đứa con của bà, trong đó có hai cô con gái biết tự may quần áo.

Bà nói, “Thật tốt khi có những đứa trẻ như vậy. Chúng là một phần lương tâm của bạn. Chúng đã đưa ra câu chuyện này, rằng thế hệ trước đang hơi vô trách nhiệm. Chính con cái chúng ta bảo cho chúng ta phải có trách nhiệm hơn.”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/7/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét