CHUYÊN MỤC: 'Tự do tôn giáo bị tấn công trên toàn thế giới' – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh tổ chức sự kiện quan trọng tại Roma
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, Đức Hồng y Parolin, Đức Tổng giám mục Gallagher, Đại sứ Gingrich và Đại sứ Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo, nói rằng đây là thời điểm quan trọng nhất để bảo vệ những quyền này
01 tháng Mười, 2020 18:48
Chưa bao giờ có thời điểm nào quan trọng hơn để thúc đẩy và bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế.
Trong khi đại dịch COVID-19 về cơ bản đã thay đổi nhịp sống của chúng ta, tự do tôn giáo vẫn tiếp tục bị tấn công ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.
Việc duy trì quyền tự do tôn giáo không chỉ cần thiết về mặt đạo đức, mà nó còn là mệnh lệnh an ninh quốc gia.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa thánh, Callista Gingrich, đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ này trong Hội nghị chuyên đề do đại sứ quán của bà tổ chức ngày hôm qua, 30 tháng Chín năm 2020 tại Roma, với chủ đề “Thúc đẩy và Bảo vệ Tự do Tôn giáo thông qua Ngoại giao”. Phóng viên cấp cao của ZENIT tại Vatican đã có mặt.
Được tổ chức bởi Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh, sự kiện diễn ra trong đại sảnh của khách sạn Westin Excelsior trên đường Via Veneto mang tính biểu tượng của Roma, bên cạnh Đại sứ quán Hoa Kỳ, tuân thủ các quy tắc và quy định phòng chống Covid-19.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, Quốc vụ khanh Vatican, Hồng y Pietro Parolin, và Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, đã có bài những bài phát biểu chính, và được giới thiệu qua phản ánh của Bà Đại sứ Callista Gingrich. Độc giả có thể đọc các toàn văn các bài phát biểu ở dưới.
Đức Hồng y Parolin có cuộc gặp riêng Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo hôm nay tại Vatican, và sau Hội nghị chuyên đề hôm qua, ZENIT trao đổi với Đức Hồng y Parolin về những động lực của Vatican trong việc lên kế hoạch gia hạn Thỏa thuận Tạm thời với Trung quốc trong tháng này dù có sự phản đối.
Chào mừng tất cả những người có mặt tại Hội nghị chuyên đề gồm các Đại sứ và những người tham gia trực tuyến, Bà Đại sứ Gingrich bày tỏ đánh giá cao về sự hợp tác quý báu giữa Hoa Kỳ và nhấn mạnh “mệnh lệnh đạo đức” của Hoa Kỳ để bảo vệ tự do tôn giáo trên phạm vi quốc tế.
Bà liệt kê những trường hợp sau đây như là một số ví dụ “vô cùng lo ngại” về việc xâm phạm quyền tự do tôn giáo trên phạm vi quốc tế:
- “Ở Miến Điện, người Rohingya và các nhóm thiểu số khác tiếp tục phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do đi lại và tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe, vì tôn giáo và sắc tộc của họ.
- “Ở Nicaragua, sự đàn áp Kitô giáo gia tăng khi chính phủ tấn công Nhà thờ Công giáo và tàn phá những không gian tôn giáo.
- “Ở Nigeria, Boko Haram tiếp tục sát hại người Hồi giáo và Kitô giáo. Hàng nghìn thường dân vô tội đã bị giết hại bởi tổ chức khủng bố này.
- “Tại Ả Rập Xê Út, nơi không có luật cho phép tự do tôn giáo, người theo đạo Hồi và không theo đạo Hồi bị đàn áp vì thực hành đức tin của họ.
- “Và ở Trung Quốc, hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, người sắc tộc Kazaks và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc giam giữ trong các trại.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa thánh nói, “Trong khi ĐCSTQ tiến hành cuộc chiến chống đức tin, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác với các quốc gia cùng chí hướng, những quốc gia có chung cam kết thúc đẩy và đảm bảo tự do tôn giáo.”
Đức Hồng y Pietro Parolin và Đức Tổng giám mục Gallagher đã nhắc lại tầm quan trọng của Giáo hội Công giáo trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Đức Hồng y Parolin nhấn mạnh, “Việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo là một nét đặc trưng cho hoạt động ngoại giao của Tòa thánh. Quyền cơ bản này của con người, cùng với quyền bất khả xâm phạm của sự sống, tạo thành nền tảng vững chắc và không thể thiếu cho nhiều quyền con người khác”.
Vị Ngoại trưởng của Vatican chỉ trích, “Vi phạm quyền tự do này gây nguy hiểm cho việc được hưởng mọi quyền và đe dọa phẩm giá của nhân vị.”
Đức Tổng Giám mục Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, nhấn mạnh rằng “không có gì ngạc nhiên” khi thấy việc bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo là một trong những “ưu tiên chính trị” chính yếu của Tòa thánh. Ngài nhắc lại: “Trong những mối quan hệ song phương, vấn đề bảo vệ tự do tôn giáo để cho phép Giáo hội Công giáo địa phương thực thi sứ mạng của mình,” vẫn là một phần không thể thiếu trong phạm vi và hoạt động của Tòa thánh.”
Đức Tổng Giám mục Gallagher nhấn mạnh cam kết của Tòa thánh trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, được hướng dẫn giáo huấn và sự quan tâm của Đức Thánh Cha Phanxico, “người liên tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và xã hội, giữa những những niềm tin tôn giáo khác nhau, hoặc giữa những người không theo tôn giáo, để hướng tới sự chung sống hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.” Ngài nói, đây là trọng tâm thông điệp của Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại ngày 4 tháng Hai năm 2019, và “chắc chắn sẽ là một chủ đề nổi bật trong Tông thư “All Brothers” (Tất cả anh em) mà Đức Thánh Cha sẽ công bố trong vài ngày tới.”
Sau đó, Đức Tổng Giám mục Gallagher đã trích dẫn một dòng trong Tài liệu về Tình huynh đệ Nhân loại “Sự khôn ngoan thượng giới này là nguồn cội mà từ đó khởi nguồn quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do được khác biệt. Do đó, phải loại bỏ việc mọi người bị buộc phải đi theo một tôn giáo hay một nền văn hóa nào đó, cũng như việc áp đặt một lối sống theo văn hóa nào đó mà người khác không chấp nhận”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, nhấn mạnh: “Những người sáng lập của chúng tôi coi tự do tôn giáo là một quyền căn bản tuyệt đối của con người và là trung tâm nền tảng của chúng tôi.”
Mặt khác, ông chỉ trích việc hạn chế quyền tự do tôn giáo tại nhiều quốc gia, tại những nơi như Iran, Nigeria, và Cuba, v.v., ông lưu ý: “Bộ Ngoại giao dành nhiều nguồn lực để ghi lại những tình hình kinh khủng này trong báo cáo hàng năm kéo dài hàng nghìn trang.”
Ông chỉ rõ, “Tuy nhiên, không ở nơi nào – không ở nơi nào, tự do tôn giáo bị tấn công nhiều hơn ở Trung Quốc ngày nay. Điều đó là vì Đảng Cộng sản Trung Quốc tự coi mình là có quyền lực đạo đức tối cao, cũng như với tất cả các chế độ cộng sản.”
Ông nói, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn tích cực đàn áp tự do tôn giáo nhiều hơn nữa, lưu ý rằng điều này thể hiện rõ ràng với những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Ông nói, “Nhưng họ không phải là nạn nhân duy nhất. Đảng Cộng sản Trung Quốc ngược đãi mọi cộng đồng tôn giáo ở Trung Quốc: các nhà thờ Tin lành, Phật tử Tây Tạng, tín đồ Pháp Luân Công, và nhiều hơn nữa.”
Ông nói, “Tất nhiên, người Công giáo cũng không được loại ra khỏi làn sóng đàn áp này”:
- “Các nhà thờ và đền thánh Công giáo đã bị báng bổ và phá hủy.”
- “Các giám mục Công giáo như Augustine Cui Tai đã bị bỏ tù, cũng như các linh mục ở Ý.”[1]
- “Và những người lãnh đạo giáo hữu Công giáo trong phong trào nhân quyền, không riêng ở Hồng Kông, đã bị bắt.
- “Các nhà chức trách ra lệnh cho người dân phải thay thế ảnh của Chúa Giêsu bằng ảnh của Chủ tịch Mao và của Tổng bí thư Tập Cận Bình.
- “Tất cả những tín hữu này đều là người kế thừa của những người mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đã tôn vinh trong bài diễn từ của ngài trước LHQ, những người đã “mạo hiểm sự tự do, yêu cầu được có một vị trí trong đời sống xã hội, chính trị và kinh tế tương xứng với phẩm giá là những con người tự do.”
Ông nói, “Chúng ta phải ủng hộ những người đòi quyền tự do trong thời đại của chúng ta.”
Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có thể và thực sư đóng vai trò trong việc lên tiếng nói cho những người bị áp bức, chúng tôi cũng có thể làm nhiều hơn thế. Nhưng chúng tôi làm hết sức để đưa những sự ngược đãi ra ánh sáng, trừng phạt những người chịu trách nhiệm, và khuyến khích người khác cùng tham gia với chúng tôi trong việc bảo vệ này.
Nhưng ông nói thêm rằng, “Nhưng với tất cả những gì mà các quốc gia có thể làm, thì cuối cùng những cố gắng của chúng tôi cũng bị hạn chế bởi thực tế của chính trị thế giới. Các quốc gia đôi khi phải đưa ra các thỏa hiệp để đạt được những kết cục tốt đẹp, các nhà lãnh đạo đến rồi đi, và quả thật các ưu tiên bị thay đổi.”
Ông nói, “Giáo hội ở một vị thế khác. Những cân nhắc thuộc thế gian không làm nản lòng những lập trường được xây dựng theo nguyên tắc dựa trên những chân lý muôn đời. Và như lịch sử cho thấy, người Công giáo thường áp dụng những nguyên tắc của họ trong việc phục vụ tôn vinh nhân vị”. Ông hoan nghênh sự can đảm của các Giáo hoàng gần đây, với lưu ý:
- Đức Gioan Phaolô II cũng không sợ hãi. Ngài đã thách đố chủ nghĩa độc đoán của Mỹ Latinh và giúp truyền cảm hứng cho sự chuyển đổi dân chủ.
- Đức Giáo hoàng Hưu trí Benedict đã mô tả tự do tôn giáo là “một yếu tố thiết yếu cho một nhà nước hợp hiến,” và thật vậy, nó là “phép thử quan trọng đối với sự tôn trọng của tất cả các quyền con người.”
- Và cũng giống như Đức Benedict, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói một cách hùng hồn về “sinh thái nhân văn” cần thiết cho các xã hội tốt đẹp.
Ông tiếp tục chỉ trích những người đang cố gắng định hướng niềm tin từ quảng trường công cộng. Nhưng quan trọng hơn nữa, ngày nay họ phải truyền cảm hứng cho chúng ta để dẫn đầu trong thời đại của chúng ta, và đặc biệt là những người trong quý vị nắm giữ quyền bính tinh thần thuộc bất kỳ niềm tin nào.
“Đức Thánh Cha Phanxico thúc giục Giáo hội “luôn luôn sẵn sàng cho sứ vụ”. Ngoại trưởng nói, để trở thành một Giáo hội “luôn luôn sẵn sàng cho sứ vụ” mang nhiều ý nghĩa. “Chắc chắn, một trong những ý nghĩa đó là trở thành một Giáo hội luôn luôn bảo vệ những quyền căn bản của con người. Một Giáo hội luôn luôn chống lại các chế độ chuyên chế. Một Giáo hội luôn luôn cam kết hỗ trợ những người chấp nhận “phiêu lưu sự tự do” mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói đến, đặc biệt, nhất là ở những nơi mà tự do tôn giáo bị từ chối, hoặc bị hạn chế, hoặc thậm chí bị bóp nghẹt.”
Ông nói, là người Kitô giáo, tất cả chúng ta đều biết mình đang sống trong một thế giới sa đọa.
“Điều đó có nghĩa là những người có trách nhiệm với ích chung đôi khi phải đương đầu với những kẻ xấu xa, và thực sự với cả những chế độ xấu xa. Nhưng khi làm như vậy – khi làm điều đó, các chính khách đại diện cho các nền dân chủ không bao giờ được đánh mất tầm nhìn về chân lý đạo đức và phẩm giá con người là những điều làm cho nền dân chủ trở nên khả thi””
Ông tiếp tục, “Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng cần phải như vậy. Các nhà lãnh đạo tôn giáo nên hiểu rằng là muối và ánh sáng có nghĩa là phải làm chứng tá đạo đức một cách táo bạo.”
Ông Mike Pompeo nhấn mạnh rằng lời kêu gọi làm chứng này mở rộng đến với tất cả các tín ngưỡng, không chỉ riêng đối với người Kitô hữu và Công giáo. “Nó dành cho các nhà lãnh đạo thuộc của mọi tín ngưỡng – thật sự là ở mọi cấp độ.”
Ông nhấn mạnh, “Tôi tha thiết hy vọng” rằng:
- “Các nhà lãnh đạo Hồi giáo sẽ lên tiếng bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác bị áp bức ở Trung Quốc, bao gồm cả người Kazakhstan và người Krygyz.”
- “Các nhà lãnh đạo Do Thái cũng phải đứng lên đấu tranh cho cộng đồng Do Thái đang bị suy yếu ở Yemen.”
- “Các nhà lãnh đạo Kitô giáo có nghĩa vụ lên tiếng nói cho anh chị em của họ ở Iraq, ở Bắc Triều Tiên và Cuba.”
- “Tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo đức tin hãy can đảm để đối đầu với sự đàn áp tôn giáo chống lại cộng đồng của họ, cũng như Cha Lichtenberg đã làm với các thành viên của các tôn giáo khác”.
Ông nói rằng mọi người nam và người nữ có đức tin đều được kêu gọi để làm chứng nhân đạo đức chống lại sự đàn áp các tín đồ.
Ông lưu ý, “Thật vậy – hôm nay chúng ta ở đây để nói về tự do tôn giáo – tương lai của tự do tôn giáo phụ thuộc vào những hành động làm chứng tá đạo đức này. Những người nam và nữ cảm đảm trên toàn thế giới, chấp nhận“ rủi ro đối với tự do,” tiếp tục đấu tranh để đòi sự tôn trọng quyền được thờ phượng của họ, vì lương tâm của họ đòi hỏi điều đó.” Ông nhấn mạnh rằng Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã làm chứng tá cho sự đau khổ của đoàn chiên của mình, và ngài đã thách thức chế độ chuyên chế. Bằng cách đó, ngài đã chứng minh cách Tòa Thánh có thể làm thay đổi thế giới của chúng ta theo hướng nhân đạo hơn.
Ông nói, “Ước mong Giáo hội, và tất cả những ai biết rằng cuối cùng chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa, hãy can đảm trong thời đại của chúng ta. Cầu mong cho tất cả chúng ta can đảm trong thời đại của mình.”
[...]
[Nguồn: zenit]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 03/10/2020]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét