Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Đây là những quốc gia khó khăn nhất cho người Kitô hữu

Đây là những quốc gia khó khăn nhất cho người Kitô hữu

Đây là những quốc gia khó khăn nhất cho người Kitô hữu

Islamic State’s AMAQ News agency

John Burger

14/01/21

Bắc Hàn đứng đầu danh sách những thủ phạm đàn áp tôn giáo trong Danh sách Theo dõi Thế giới năm 2021 của Open Doors.

Theo một báo cáo mới từ Open Doors, một tổ chức theo dõi việc đàn áp người Kitô hữu trên khắp thế giới, đàn áp tôn giáo có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ấn bản năm 2021 của World Watch List, mà Open Doors đã xuất bản hàng năm trong một số năm qua, mô tả tình hình của các Kitô hữu ở 50 quốc gia. Danh sách này bắt đầu với Bắc Hàn, nơi Open Doors nhận thấy sự đàn áp đối với những người Kitô hữu là nghiêm trọng nhất.

Nhưng sự áp bức tôn giáo không luôn luôn có cùng nguyên nhân. Ở một số nơi, nó là vì “sự đàn áp phe cánh”, mà Open Doors định nghĩa là sự đàn áp nội bộ giữa một nhóm người bình thường. Một ví dụ cho vấn đề này là ở Afghanistan, nơi Open Doors nói rằng việc sống thể hiện công khai là một người Kitô hữu là không thể.

Báo cáo cho biết: “Những người trở lại Kitô giáo phải đối mặt với hậu quả thảm khốc nếu niềm tin mới của họ bị phát hiện. Về cơ bản, người trở lại đạo có hai lựa chọn: hoặc là trốn khỏi đất nước hoặc có nguy cơ bị giết. Nếu gia đình của họ phát hiện ra việc trở lại đạo của họ, gia đình, thị tộc hoặc bộ lạc phải cứu lấy ‘danh dự’ của mình bằng cách cắt đứt mối quan hệ với người tín hữu, hoặc thậm chí giết họ. Người Kitô hữu trước đây theo đạo Hồi cũng có thể bị đưa đến bệnh viện tâm thần, vì rời bỏ đạo Hồi được coi là một dấu hiệu của tình trạng bị điên”.

Các nguồn đàn áp khác bao gồm đàn áp thuộc Hồi giáo (Libya, Pakistan và Iran, và một số nước khác) và đàn áp thuộc cộng sản và hậu cộng sản (Bắc Triều Tiên, Trung Quốc).

Ở Eritrea và Ethiopia, nguồn gốc của sự đàn áp là “chủ nghĩa bảo hộ giáo phái”. Điều đó có nghĩa là nhóm Kitô hữu thống trị đàn áp một cộng đồng Kitô hữu thiểu số.

Báo cáo cho biết: “Những người Kitô hữu thuộc các giáo phái phi truyền thống phải đối mặt với sự đàn áp khắc nghiệt nhất ở Eritrea, cả từ chính phủ và Giáo hội Chính thống giáo Eritrea (EOC — giáo phái Kitô giáo duy nhất được chính phủ công nhận). Các lực lượng chính phủ theo dõi những cuộc điện thoại và tiến hành rất nhiều cuộc đột kích nhắm vào người Kitô giáo và có thể dẫn đến việc bắt giữ và tống ngục mà không cần xét xử. Nhiều người Kitô hữu bị giam giữ trong hệ thống nhà tù phi nhân đạo dưới đường hầm phức tạp của đất nước. Người thân của họ có thể không biết họ đang ở đâu hoặc thậm chí không biết họ còn sống hay không.”

Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo

Tại Ấn Độ, chủ nghĩa dân tộc tôn giáo là nguyên nhân dẫn đến sự đàn áp. Những người theo Ấn giáo cực đoan tin rằng tất cả người dân Ấn Độ phải theo Ấn giáo và đất nước nên loại bỏ Kitô giáo và Hồi giáo, báo cáo cho biết:

Để đạt được mục tiêu này, họ sử dụng bạo lực mở rộng, đặc biệt nhắm vào những người Kitô hữu có nguồn gốc từ Ấn giáo. Trong các làng mạc của họ, người theo Kitô giáo bị buộc tội theo “tôn giáo ngoại lai” và thường bị tấn công về thể xác. Nếu họ không “tái cải đạo”, cộng đồng của họ có thể tẩy chay họ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tìm kiếm thu nhập và mua thực phẩm của họ.

Open Doors cho biết người Kitô hữu của Ai Cập đau khổ vì “chứng hoang tưởng độc tài”, chứng bệnh khiến nhà lãnh đạo chính trị và bè phái bên trong thống trị mọi khía cạnh của xã hội. Open Doors giải thích: “Nhà độc tài bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng có ai đó, ở đâu đó, đang âm mưu lật đổ. Không ai được phép tổ chức bên ngoài sự kiểm soát của nhà nước.”

Open Doors giải thích: “Sự đàn áp chống lại người theo Kitô giáo ở Ai Cập chủ yếu xảy ra ở cấp cộng đồng và thường xuyên nhất ở Thượng Ai Cập. Các hình thức có thể khác nhau, từ việc phụ nữ Kitô giáo bị quấy rối trên đường phố, đến việc các cộng đồng Kitô giáo bị những đám đông cực đoan đuổi ra khỏi nhà. Mặc dù chính phủ Ai Cập lên tiếng tích cực về cộng đồng Kitô giáo của đất nước, nhưng việc thiếu thực thi pháp luật nghiêm túc và chính quyền địa phương không sẵn sàng bảo vệ người Kitô hữu khiến các tín hữu dễ bị tấn công”.

Đức Giáo chủ Tawadros II của Chính thống giáo Coptic gần đây đã mô tả tình hình hơi khác.

“Khi tôi gặp các nhà lãnh đạo trên thế giới, họ luôn đặt cho tôi những câu hỏi về sự đàn áp đang ảnh hưởng đến chúng tôi ở Ai Cập, và tôi trả lời rằng không có cuộc đàn áp nào, rõ ràng chối bỏ sự thể hiện đủ điều kiện ở đất nước của chúng tôi,” Đức Giáo chủ Tawadros nói, theo một báo cáo trên Fides. Mặc dù Giáo hội Cốp tíc phải đối mặt với những khó khăn và vấn đề liên quan đến bạo lực giáo phái và phân biệt đối xử, những vấn đề đó không phải là sự đàn áp tôn giáo có hệ thống.

Nhìn chung, Open Doors tìm thấy rằng coronavirus và các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn nó đã khiến tình hình của các nhóm Kitô giáo thiểu số ở nhiều nơi trên thế giới trở nên xấu hơn. Những hạn chế đã cho phép các chiến binh Hồi giáo tự do hành động hơn để gia tăng bạo lực chống lại người Kitô hữu ở châu Phi cận Sahara và các quốc gia độc tài như Trung Quốc nhằm mở rộng sự giám sát và kiểm soát của họ đối với người Kitô giáo.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/1/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét