Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

Nhà thờ Giáng sinh đã trùng tu mang lại hy vọng cho người Kitô hữu ở Bêlem

Nhà thờ Giáng sinh đã trùng tu mang lại hy vọng cho người Kitô hữu ở Bêlem

Nhà thờ Giáng sinh đã trùng tu mang lại hy vọng cho người Kitô hữu ở Bêlem

Young Shanahan | CC BY 2.0

Zelda Caldwell

03/12/21 - updated on 12/03/21


Du lịch đến nơi sinh của Chúa Kitô là điểm then chốt cho sự hồi sinh của Bêlem.

Nhà thờ Giáng sinh ở Bêlem là một trong những thánh địa linh thiêng nhất của Kitô giáo, được xây dựng trên địa điểm Đức Maria Đồng Trinh đã sinh Chúa Giêsu. Kể từ khi Hoàng đế Constantine và thân mẫu của ông là Thánh Helena cho xây dựng nhà thờ vào năm 327, người hành hương đến Bêlem để chạm vào vị trí trong Nativity Grotto, đánh dấu vị trí của hang đá nơi truyền thống cho chúng ta biết Chúa Giêsu sinh ra.

Trải qua nhiều thế kỷ, nhà thờ lớn đã rơi vào tình trạng hư hỏng (nhà thờ đã không trải qua bất kỳ đợt trùng tu lớn nào kể từ năm 1480), và vào năm 2012, UNESCO đã xếp nhà thờ vào danh sách Di sản Thế giới trong Tình trạng nguy cấp. Không lâu sau đó, Quỹ Phát triển Bêlem (BDF), được thành lập bởi doanh nhân Said Tawfik Khoury quá cố để khôi phục lại nhà thờ.

Trong 8 năm qua, 15 triệu đô-la đã được chi cho việc trùng tu nhà thờ 1.700 năm tuổi. BDF cùng với tổ chức liên kết của mình là tổ chức phi lợi nhuận American Friends of the Bethlehem Foundation (AFBF), hiện đang huy động thêm 2 triệu đô la để hoàn thành việc khôi phục.

Ông Mazen Karam, CEO và là Giám đốc điều hành cho biết: “Nhà thờ Giáng sinh là một kho tàng lịch sử và đức tin. Chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ và mong muốn hoàn thành công việc để trả lại kho báu này cho thế giới.”

Vào năm 2019, nhà thờ được trùng tu một lần nữa trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng và được ông Karam gọi là “năm tiền thưởng”, với số lượt ghé thăm từ 2,5 triệu khách du lịch. Sau đó, đại dịch xảy ra vào năm 2020, ngăn chặn tiến độ trong nỗ lực hồi sinh Be6lem.

“Khách du lịch đã xếp hàng dài từ nhà thờ. Hàng dài chờ đợi kéo đến tận con phố, đến Quảng trường Máng Cỏ, nhưng đột nhiên chúng ta bị đại dịch tấn công khiến mọi thứ phải dừng lại”, ông Karam nói với Aleteia.


Hoàn cảnh khó khăn của người Kitô giáo ở Palestine

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, người Kitô giáo ở Palestine đã trở thành một nhóm có nguy cơ tuyệt chủng. Vào năm 1922, vào cuối thời kỳ đế quốc Ottoman, có khoảng 70.000 người Kitô giáo, chiếm 11% dân số. Ngày nay chỉ có 47.500 người Kitô giáo sống trên toàn bộ Palestine, chỉ chiếm 1,7% dân số. Ở Bêlem, nơi sinh của Chúa Giêsu, ngày nay chỉ có 1 trong 5 người dân địa phương (22%) là người Kitô giáo, con số này giảm mạnh so với chỉ một thập kỷ trước khi 4 trong 5 người (84%) là người Kitô giáo.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Dự án Philos, một sáng kiến có trụ sở tại Hoa Kỳ thúc đẩy sự tham gia tích cực của người Kitô giáo ở Trung Đông, 59% người Kitô giáo ở Palestine nói rằng điều kiện kinh tế là lý do chính khiến họ cân nhắc đến việc di cư.


Hy vọng cho Bêlem

Ông Karam coi công việc của Quỹ Phát triển Bêlem là điểm then chốt để cải thiện hoàn cảnh kinh tế cho người Kitô hữu ở Bêlem, và ngăn chặn người Kitô hữu không di cư.

Ông nói: “Hy vọng duy nhất là hồi sinh Bêlem và đó là một trong những mục tiêu của sáng kiến này.”

Ngoài việc khôi phục Nhà thờ Giáng sinh, BDF đã tài trợ cho các dự án giúp đưa khách du lịch đến Bêlem.

“Mục đích của sáng kiến được khởi động vào năm 2011 là tái tạo Bêlem và phát triển theo cách để một lần nữa nó trở thành điểm du lịch quan trọng, giống như những thế kỷ đầu. Thực ra đó là điểm đến du lịch đầu tiên, các đạo sĩ đến từ Ba Tư để chiêm ngắm Chúa Giêsu, là những người du lịch đầu tiên, và bây giờ chúng ta phải cùng nhau giữ nó cho một nhóm dân số khác”.

Với sự giúp đỡ đóng góp từ các nước ngoài, bao gồm Đức, Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc gia Ả Rập, BDF đã bắt đầu tiến hành cải tiến cơ sở hạ tầng của Bêlem. Một chương trình quản lý chất thải mới cho thành phố, một chương trình năng lượng mặt trời cho thành phố và một hệ thống đường xá mới hiện đang được thực hiện.

Ông Karam giải thích: “Đường phố hẹp — một số con đường có từ thời Chúa Giêsu, chiều rộng của đường vừa đủ cho hai con lừa tránh nhau.

Cùng với việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, ngành du lịch đã có những bước cải thiện nhanh chóng. Theo ông Karam, trong mười năm qua, Bêlem đã tăng gấp đôi số lượng phòng khách sạn có sẵn. Ông cho biết, vào năm 2019, thành phố đã bổ sung thêm năm khách sạn mới.

Ông Karam nói: “Hiện có 51 khách sạn ở khu vực Bêlem, và 15 nhà khách tôn giáo, với gần 4.500 phòng ở Bêlem. Đó là một sự thay đổi lớn so với khi chúng tôi bắt đầu sáng kiến của mình vào năm 2011.”


Những thách thức vẫn còn

Ngay cả khi tăng khả năng đón khách du lịch, Bêlem vẫn phải đối mặt với những trở ngại đáng kể do tình hình chính trị tồn tại ở Palestine.

Chẳng hạn, một chỉ thị gần đây của Bộ Du lịch Israel đã cấm các chuyến thăm qua đêm đến Bêlem, được cho là do các chính sách về virus corona của Israel. Xe buýt du lịch từ Israel đến chỉ được phép dừng ở Bêlem trong vài giờ trước khi quay trở lại Israel.

Theo ông Karam, khách du lịch nên cân nhắc việc đến Bêlem từ Jordan.

“Chính việc ở lại đó [ở Bêlem] và ngụ lại qua đêm đã là một trải nghiệm. Có hàng trăm nhà thờ ở Bêlem. Bất cứ nơi nào bạn đi, mỗi viên đá ở Bêlem đều có ý nghĩa,” ông nói.

“Điều tốt nhất là ở lại một vài ngày tại Giêrusalem, vài ngày ở Bêlem, và vài ngày ở miền bắc,” ông Karam nói.


Buôn bán đồ lưu niệm

Nhiều người Kitô giáo còn lại ở Bêlem làm và bán các đồ tạo tác bằng gỗ ô liu, gốm sứ và xà cừ để kiếm sống.

Đối với những người Mỹ muốn hỗ trợ họ, ông Karam gợi ý nên mua những đồ tạo tác này tại các quầy hàng được thiết lập trong các trung tâm mua sắm trên khắp Hoa Kỳ, hoặc thông qua Bảo tàng Kinh Thánh, nơi vừa ký một thỏa thuận với BDF để bày bán những món đồ thủ công này.

Để hỗ trợ công việc của sáng kiến nhằm làm hồi sinh Bêlem, các khoản đóng góp có thể gửi về AFBDFBDF.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/12/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét