Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

Tổng thống Síp cảm ơn Đức Thánh Cha về việc đem 50 người di cư đến Ý

Tổng thống Síp cảm ơn Đức Thánh Cha về việc đem 50 người di cư đến Ý

Tổng thống Síp cảm ơn Đức Thánh Cha về việc đem 50 người di cư đến Ý

(T sang P) Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn Tổng thống Nicos Anastasiades của Síp trong lễ nghênh tiếp giáo hoàng tại Dinh Tổng thống tại thủ đô Nicosia ngày 2 tháng Mười Hai, 2021. (Photo by ANDREAS SOLARO / AFP) |

I.Media for Aleteia

02/12/21


Nói rằng người dân Síp biết rất rõ nỗi đau của việc phải rời bỏ ngôi nhà tổ tiên của họ …

Trong diễn văn ngày 2 tháng Mười Hai năm 2021 tại dinh tổng thống ở Nicosia, tổng thống Síp, Níkos Anastasiádis, bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Giáo hoàng Phanxicô về “sáng kiến đưa 50 người nhập cư từ Síp đến Ý.”

Các điều khoản của hoạt động này – được thực hiện theo yêu cầu của Giáo hoàng – vẫn chưa được biết rõ.

“Người dân Síp sống ở khắp nơi và hiểu rõ hơn ai hết nỗi đau của việc bị đuổi và trục xuất khỏi ngôi nhà của tổ tiên họ,” Tổng thống Síp nói với Đức Giáo hoàng Phanxicô, đề cập đến cuộc xâm lược miền bắc đất nước của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ năm 1974.

Ông nhắc lại rằng Síp đã từng là nơi trú ngụ của các tông đồ sau vụ ném đá vị thánh tử đạo tiên khởi, Thánh Stêphanô.

Khi nói rằng ông đồng thuận với các nguyên tắc của Đức Giáo hoàng ủng hộ người di cư – “đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập” – tuy nhiên, ông thừa nhận Síp đã gặp phải “rất nhiều khó khăn trong việc quản lý họ”. Ông kể lại rằng hòn đảo là điểm đến quan trọng nhất của người di cư ngày nay tương ứng với dân số của nó ở Châu Âu.


Lên án tình hình ở bắc đảo

Trong diễn văn, ông Anastasiádis cũng lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ “chiếm đóng bất hợp pháp” 36% lãnh thổ của đất nước, sự di tản của 30% dân số đã trở thành người tị nạn, vấn đề người “mất tích” cũng như nạn cướp bóc các tượng đài văn hóa và tôn giáo trong các vùng bị chiếm đóng.

Ông xin Đức Giáo hoàng có một “sự can thiệp mạnh mẽ” với các tổ chức quốc tế để ủng hộ một “giải pháp công bằng” cho những vấn đề này.

Tổng thống Síp cũng lên án việc biến nhà thờ Hagia Sophia thành đền thờ Hồi giáo ở Istanbul của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhấn mạnh đến Văn kiện về tình huynh đệ được ký bởi Đức Giáo hoàng và Đức Đại Imam của Đại học Al-Azhar Ahmed al-Tayyeb như một ví dụ về sự đối thoại với thế giới Hồi giáo.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/12/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét