Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

Chuyện gì đã xảy ra với nửa còn lại của Hý trường Colosseum?

Chuyện gì đã xảy ra với nửa còn lại của Hý trường La Mã?

Chuyện gì đã xảy ra với nửa còn lại của Hý trường Colosseum?

FeaturedPics|Wikipedia|CC BY-SA 4.0

Daniel Esparza

05/09/22


Hý trường Flavian ban đầu rộng gấp đôi so với ngày nay. Đức Giáo hoàng Piô VIII bắt đầu công việc bảo tồn những gì còn lại của nó, vì nó đã được sử dụng như một mỏ đá trong nhiều thế kỷ.

Công việc xây dựng Hý trường Flavian (tên chính thức của Đấu trường Colosseum, được đặt theo tên của triều đại Flavian) bắt đầu vào năm 70, dưới sự cai trị của hoàng đế Vespasianus. Quân đội La Mã vừa cướp phá thành Giêrusalem theo lệnh của hoàng đế, và số vàng họ mang về được dùng để chi trả cho hý trường mới mà hoàng đế dự định xây dựng.

Một số nhà sử học cho rằng hầu hết các nô lệ bị buộc phải làm việc trong công trình xây dựng hý trường là những người Do Thái bị tống ngục mà hoàng đế Vespasianus đã bắt làm nô lệ trước khi rời bỏ Giuđêa và giao lại cho con trai của ông ta là Titus trách nhiệm bao vây thành. Nhưng hý trường gần hai ngàn năm tuổi, khi hoàn thành, lớn gần gấp đôi so với di tích còn lại của nó ngày nay: Sân vận động hình bầu dục với kích thước vòng quanh khoảng một phần ba dặm (nửa cây số), với kích thước bên ngoài là 620 x 513 feet (190 x 155 mét). Mặt tiền cao khoảng 160 foot (48 mét) có ba dãy 80 khung cửa hình vòm chồng lên nhau và một tầng áp mái.


Chuyện gì đã xảy ra với nửa còn lại của di tích Hý trường La Mã?

Lịch sử của Hý trường La Mã (Colosseum - biệt danh được cho là bắt nguồn từ một bức tượng hoàng đế Nero khổng lồ mà hoàng đế Hadrianus dựng bên cạnh hý trường), như mong chờ, thì dài và phức tạp.

Chuyện gì đã xảy ra với nửa còn lại của Hý trường Colosseum?

Thánh Inhaxiô thành Antioch, người Kitô hữu đầu tiên chịu tử đạo tại Hý trường Flavian PD

Ban đầu, Hý trường La Mã được sử dụng như một rạp xiếc trong gần 500 năm: các màn trình diễn cuối cùng được ghi lại vào thế kỷ thứ 6 ­– gần hai thế kỷ sau ngày sụp đổ của Đế quốc La Mã phương Tây (theo truyền thống nhưng còn nhiều tranh luận) vào năm 476.

Các trận chiến của võ sĩ giác đấu, những cuộc săn thú, hành quyết, những màn tái hiện lại các trận chiến huyền thoại, và thậm chí cả các vở kịch dựa trên thần thoại cổ điển cũng diễn ra trong đó. Nhưng khi hý trường không còn được sử dụng cho những mục đích này, nó được dùng như một nơi ẩn náu, một nhà máy, làm trụ sở của một dòng tu, một pháo đài và cuối cùng là một mỏ đá: như đã xảy ra với không biết bao nhiêu tu viện trên khắp Châu Âu, vật liệu thường được lấy từ các phế tích để xây dựng những tòa nhà khác.

Bằng chứng lịch sử cho thấy chính Đức Giáo hoàng Piô VIII (triều đại giáo hoàng của ngài chỉ kéo dài một năm, từ 1829 đến 1830) đã bắt đầu công việc bảo tồn các di tích Hý trường La Mã, ngài biến chuyển nó thành một thánh địa của Kitô giáo để tôn vinh những người bị giam cầm chịu tử vì đạo trong những năm đầu của Kitô giáo.

Sự thật là vào cuối thế kỷ thứ 6, một nhà nguyện nhỏ đã được xây dựng trong tòa Hý trường La Mã, nhưng sự tôn vinh khiêm tốn này dành cho những người Kitô tử đạo tiên khởi không mang lại nét đặc thù tôn giáo quan trọng nào cho tòa nhà.

Trong khi sân đấu trường được sử dụng như một nghĩa trang, các khu vực khán đài và những vòm ngầm bên dưới được biến thành nhà ở và xưởng sản xuất mãi đến thế kỷ 12, khi một gia đình người La Mã giàu có mua nó và biến nó thành một lâu đài của riêng họ. Việc này đã cho tòa thành nó hình dạng trông giống như ngày nay, cho đến khi trận động đất lớn năm 1349 khiến mặt phía nam của rạp xiếc bị sụp đổ.

Ngoài ra, phần lớn tàn tích của Hý trường La Mã đã được tái sử dụng để xây dựng nhiều tòa nhà ở những nơi khác trong thành phố.

Chuyện gì đã xảy ra với nửa còn lại của Hý trường Colosseum?

Trong khi sân đấu trường được sử dụng như một nghĩa trang, các khu vực khán đài và những vòm ngầm bên dưới được biến thành nhà ở và xưởng sản xuất mãi đến thế kỷ 12 Shutterstock

Một dòng tu, dòng Arciconfraternita del SS. Salvatore ad Sancta Sanctorum, được chuyển đến một phần phía bắc của Hý trường La Mã sau trận động đất, và tiếp tục sử dụng nó cho đến thế kỷ 19. Nhưng việc đó không giúp ngăn chặn phần còn lại của tòa thành bị phá, sử dụng tùy tiện như một mỏ khai thác đá.

Các giáo hoàng và các nhà hữu trách của Giáo hội đã cố gắng sử dụng tòa thành cho các mục đích khác nhau để giúp bảo tồn nó, từ việc xây dựng các nhà máy len để cung cấp việc làm cho những cô gái mại dâm ở Roma, đến việc sử dụng nó như một trường đấu bò.

Một số sử gia khẳng định rằng chính Đức Giáo hoàng Benedict XIV, vào năm 1749 coi Hý trường La Mã là một địa điểm thánh thiêng, đã cấm sử dụng nó như một mỏ khai thác đá, và thánh hiến tòa thành, tuyên bố nó được thánh hóa bằng máu của các vị tử đạo. Tuy nhiên, không có bằng chứng lịch sử nào chứng minh cho tuyên bố này.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/10/2022]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét