Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

Tại sao Giáo hội yêu thể thao: Từ Thánh Phaolô đến Đức Thánh Cha Phanxicô

Tại sao Giáo hội yêu thể thao: Từ Thánh Phaolô đến Đức Thánh Cha Phanxicô

Tại sao Giáo hội yêu thể thao: Từ Thánh Phaolô đến Đức Thánh Cha Phanxicô

EAST NEWS

John Paul II on the ski slopes

I.Media for Aleteia 

01/10/22

Tại hội nghị thượng đỉnh Vatican, Thế vận hội Paris năm 2024 được coi là nơi loan báo Tin mừng.

Nhà báo Jacques Vendroux đang tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Quốc tế “Thể thao cho tất cả mọi người, được tổ chức tại Vatican ngày 29 và 30 tháng Chín năm 2022 theo sáng kiến của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, cho biết: “Nhìn thấy Giáo hội và Vatican đầu tư vào Thế vận hội Olympic và thể thao là một sáng kiến tuyệt vời.” Khoảng 250 người đến từ 40 quốc gia đã tham dự. Các giá trị được thúc đẩy bởi thể thao là trọng tâm của các bài thuyết trình, trong đó có bài thuyết trình của ông Thomas Bach, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế. I.MEDIA đã gặp gỡ một số người tham dự nói về kỳ vọng và sự ngạc nhiên của họ trước sự chú ý của Giáo hội đối với thế giới thể thao.

“Tại Vatican này, chúng ta đang ở trong ngôi nhà của Chúa, và điều đó thật tuyệt vời. Các tôn giáo có những đóng góp cho thế giới thể thao. Chúng ta cần mang hòa bình đến cho thế giới”. Ở tuổi 74, với 56 năm trong sự nghiệp phóng viên thể thao tại ORTF, sau đó là Đài phát thanh Pháp và bây giờ là Europe 1, ông Jacques Vendroux nói rằng ông “tự hào là một người Công giáo”, vui mừng khi thấy Giáo hội đầu tư để đồng hành trong thế giới thể thao, vốn đã bị suy yếu bởi những vụ bê bối liên tục.

Ông nói: “Tôi là người đã từng trải qua những khoảnh khắc tuyệt vời với các nhà vô địch thế giới người Pháp vào năm 1998 và 2018, cảm thấy rất buồn vì những gì đang xảy ra. Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng một nữ cầu thủ bóng đá lại có thể bị đồng đội đánh trọng thương để chiếm lấy vị trí của cô ấy trong đội bóng, hoặc một nhà vô địch thế giới dính líu vào nhiều vụ cưỡng hiếp. Với những vụ tham nhũng, tống tiền… tôi thật thất vọng,” ông thừa nhận.

Trong bối cảnh khủng hoảng đạo đức này, ông Vendroux khẳng định rằng Giáo hội có “một vai trò quan trọng,” được ghi đậm dấu ấn trong thời thơ ấu của ông bởi niềm tin và niềm đam mê thể thao của ông chú của ông, Tướng de Gaulle.

Vận động viên marathon người Kenya, Tegla Loroupe, người chiến thắng cuộc thi Marathon ở New York năm 1994, giải thích rằng “trong thể thao, chúng ta cần rất nhiều quy tắc, và chúng ta cần tôn giáo để giữ cho tinh thần huynh đệ tồn tại, để tha thứ cho nhau,” ngay cả trong những bối cảnh bị sức ép cá nhân căng thẳng.

“Khi bạn thực hiện bước xuất phát sai trong một cuộc đua, bạn sẽ bị loại ngay lập tức; những nỗ lực của bạn trở về con số không. Bạn không còn là một con người. Nhưng tôn giáo mời gọi chúng ta sống với nhau, và sống vì nhau,” vận động viên marathon từng là người tổ chức đội thi đấu cho người tị nạn tại Thế vận hội Rio 2016 và Tokyo 2021 cho biết. Chị giải thích: “Thế giới ngày nay đầy những người di tản và tị nạn. Qua việc khuyến khích họ, chúng tôi giúp họ lấy lại lòng tự trọng của họ”.


Đức Hồng y Bertone kêu gọi các giá trị thể thao

Đức Hồng y Tarcisio Bertone, người từng là Ngoại trưởng Tòa Thánh từ năm 2006 đến năm 2013, đến hội nghị thượng đỉnh chỉ với tư cách là một người hâm mộ thể thao. Ngài nói với I.MEDIA: “Thể thao có nguồn gốc rất lâu đời trong Giáo hội. Bản thân Thánh Phaolô là một nhà thể thao chuyên; ngài rất quen thuộc với các Thế vận hội Olympics, với những kỹ thuật thể thao… Chẳng hạn, thật thú vị khi nghe cách ngài mô tả đấu vật, một môn thể thao quan trọng của Thế vận hội,” Đức Hồng y nhấn mạnh.

Là một thành viên của Dòng Salêdiêng, là dòng điều hành nhiều trường học, Đức Hồng y Bertone nói rằng “Giáo hội luôn nhìn thấy tầm quan trọng của thể thao, đặc biệt trong việc giáo dục giới trẻ. Thể thao chứa đựng những giá trị rèn luyện con người ở khía cạnh thể chất, trong việc chăm sóc cơ thể, nhưng cũng là việc chăm sóc tinh thần, tâm lý của họ, với những nhân đức xã hội trong thi đấu: tôn trọng người khác và giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là với những người yếu đuối nhất và người khuyết tật.”

Vị cựu Ngoại trưởng dưới triều đại của Đức Giáo hoàng Benedict XVI, người đã thành lập Cúp Clericus (một giải bóng đá giữa các chủng viện ở Roma) vừa xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Ý với tựa đề Credere nello sport (“Hãy tin vào thể thao”). Ngài đã thu thập chứng ngôn của nhiều nhà vô địch nói về mối liên hệ giữa đức tin và thể thao.

“Chúng ta nhìn thấy rằng trong lịch sử của các vị giáo hoàng, từ những bài diễn từ của Đức Piô XII đến tình yêu của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho đội thể thao Vatican và động lực mà ngài đưa ra để đội thể thao phát triển, có một sự liên kết mạnh mẽ giữa Giáo hội và thể thao. Đó là một sự nhất trí tích cực giúp xã hội tiến bộ,” vị hồng y 87 tuổi, người có điểm khác thường đối với một vị giáo sĩ, từng bình luận về các trận bóng đá trên đài phát thanh khi ngài còn là tổng giám mục Genoa. Ngài cũng chia sẻ với chúng tôi sự phấn khởi của ngài về tấm gương hòa nhập của các cầu thủ trong đội tuyển Pháp trong chiến thắng của họ ở các kỳ World Cup 1998 và 2018.


Thế vận hội Olympic, một công cụ loan báo Tin mừng?

Chị Isabelle de Chatellus, giám đốc dự án “Giáo hội Công giáo Pháp và Thế vận hội Olympic”, đã đến Vatican để làm phong phú thêm cho ý tưởng của mình về phương cách Giáo hội có thể “hiện diện trong thời gian lễ hội” của Thế vận hội Paris vào mùa hè năm 2024. Chị đã xác định bốn “dòng công việc” được truyền cảm hứng từ những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một thông điệp công bố năm 2018, trong đó ngài bày tỏ mong muốn rằng thể thao là “một công cụ gặp gỡ, đào tạo, truyền giáo và thánh hóa”.

Việc tổ chức một Thánh lễ khai mạc Thế vận hội đang được nghiên cứu. Chị De Chatellus rất vui vì các thành viên của Ban Tổ chức Thế vận hội đã chú ý lắng nghe chị và đề nghị rằng Thánh lễ cần được tổ chức một tuần trước khi chính thức khai mạc các môn thi đấu, để “đánh dấu khởi đầu của thỏa ước ngừng bắn của Olympic. Trong bối cảnh chiến tranh, điều đó sẽ rất có ý nghĩa,” chị nói thêm. Chị xác định rằng Thánh lễ có thể sẽ được tổ chức tại Vương cung Thánh đường Saint-Denis, gần làng Olympic và Sân vận động của Pháp,” đó sẽ là một tín hiệu quan trọng để thúc đẩy tình huynh đệ.”

Trong số các dự án khác liên quan đến Thế vận hội Olympic là việc thành lập một giáo xứ dành riêng cho các vận động viên ở Paris. Nhà thờ La Madeleine, nơi tập trung của những người hâm mộ huyền thoại nhạc rock and roll người Pháp Johnny Hallyday kể từ đám tang của ca sĩ vào năm 2017, cũng có thể trở thành nhà thờ của các vận động viên sớm nhất là vào tháng Chín năm 2023, khi Giải bóng Bầu dục Thế giới khai mạc.

Giáo hội Công giáo ở Pháp, cho thấy hình ảnh không nổi bật trong kỳ World Cup 1998, hiện nay có ý định dùng các sự kiện quốc tế này như là những cơ hội cho sự sáng tạo mục vụ, để hỗ trợ các vận động viên cũng như khán giả đến từ khắp nơi trên thế giới tìm kiếm những giây phút sốt sắng và hiệp thông.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/10/2022]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét