Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

Sau nhiều thế kỷ, Con đường lên Giêrusalem sẽ được khôi phục trở lại

Sau nhiều thế kỷ, Con đường lên Giêrusalem sẽ được khôi phục trở lại

Sau nhiều thế kỷ, Con đường lên Giêrusalem sẽ được khôi phục trở lại

Golan Rice - Courtesy

Camino de Jerusalén

Inma Alvarez - Daniel Esparza

01/03/23


Từ cảng Jaffa đến Cổng Jaffa ở Giêrusalem, một đường hành hương dài 60 dặm là bước khởi đầu của một dự án lớn hơn nhiều.

Vài tuần trước, hai doanh nhân người Israel, anh Yael Tarasiuk và chị Golan Rice, đã đi bộ từ Cảng Jaffa, phía bắc Tel Aviv, đến Cổng Jaffa trong Thành Cổ Giêrusalem. Con đường này, được gọi là “Con đường Thinh lặng”, là đoạn cuối cùng của tuyến đường hành hương cổ xưa dẫn lên Giêrusalem được dùng chung bởi các tín hữu thuộc các tín ngưỡng theo tổ phụ Abraham trong nhiều thế kỷ – Con đường lên Giêrusalem nổi tiếng.

Đối với anh Tarasiuk và chị Rice, việc tự mình đi hết con đường hành hương chỉ là bước khởi đầu. Sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc miệt mài cuối cùng đã mang lại kết quả. Sau khi tìm được sự hỗ trợ cần thiết của chính phủ và các tổ chức quốc tế, dự án của họ sắp thành hiện thực. Họ có ý định khôi phục Giêrusalem làm điểm đến hành hương cho ba tôn giáo độc thần lớn nhất.

Anh Tarasiuk giải thích rằng Santiago de Compostela và Rôma là hai trong số những điểm đến hành hương quan trọng nhất đối với người Kitô hữu Công giáo, “nhưng Giêrusalem thì khác. “Thành phố này cũng rất quan trọng đối với người Do Thái và người Hồi giáo, cũng như đối với những người Kitô giáo thuộc mọi tông phái – kể cả những tông phái không còn hoạt động. Những người ngoại giáo cũng sẽ đến Giêrusalem.”


Tuyến đường La Mã cổ

Anh Tarasiuk và chị Rice đã có ý tưởng phục hồi lại Con đường này sau khi đi theo tuyến đường hành hương Camino de Santiago. Ngay sau đó, họ muốn đi theo đường Via Francigena đến tận Rôma, và thắc mắc tại sao Rôma và Santiago có các tuyến đường hành hương riêng còn Giêrusalem lại không có – đặc biệt khi xét đến việc Thành Thánh phải đứng trước cả hai thành phố kia về mặt tôn giáo vì là điểm đến hành hương phổ quát.

Được hỗ trợ bởi các nhà sử học và khảo cổ học, anh Tarasiuk và chị Rice đã xây dựng lại con đường hành hương cổ đại dẫn lên Giêrusalem – con đường hành hương ban đầu mà những người hành hương lừng danh như Lady Egeria đã đi qua từ thế kỷ thứ 4. Họ phát hiện ra chặng cuối của con đường này chạy từ Jaffa đến Giêrusalem suốt 100 km (62 dặm), xuyên qua một tuyến đường La Mã cổ.

Phục hồi lại phần này của Con đường cổ dẫn lên Giêrusalem mới chỉ là bước khởi đầu của dự án: “Cũng giống như Santiago de Compostela, người ta đến Giêrusalem qua nhiều con đường khác nhau. Nhưng tất cả họ đều gặp nhau ở Jaffa. Tất cả đều đi chung đoạn đường cuối cùng này.”


“Tiến lên” Giêrusalem: Một trải nghiệm đại kết.

Anh Tar Tarasiuk và chị Rice giải thích: “Một điều mà chúng tôi nhận ra được, đó là chữ hành hương trong tiếng Do Thái có một ý nghĩa rất cụ thể: đi lên.” Không giống như Rôma và Santiago, Giêrusalem tọa lạc trên một ngọn núi. Do đó, hành hương về Giêrusalem ngụ ý là đi lên, như thể cũng gợi ý việc nâng tâm hồn lên: nó không chỉ là một cuộc đi bộ. Con đường Giêrusalem có một mục tiêu rất rõ ràng: chúng ta tiến đến một điều đầy ý nghĩa. Mọi người thực hiện một cuộc hành hương trong lòng khi tạo ra những mối dây ràng buộc rất ý nghĩa với những người cùng đồng hành,” chị Rice giải thích.

Chị Rice và anh Tarasiuk được biết rằng một người hành hương trẻ tuổi người Tây Ban Nha, Carlota Valenzuela, đã đi suốt con đường từ Santiago đến Giêrusalem. Mọi người đến với cô và cùng với cô đi chặng cuối cùng của Con đường ở Israel. Chúng tôi là người Do Thái. Cô ấy là một người Kitô giáo. Và tất cả chúng tôi đều nhận biết khá rõ rằng Con đường lên Giêrusalem là một tuyến đường hành hương mà các tín đồ thuộc các tín ngưỡng khác nhau có thể cùng thực hiện chung. Khi đến Cổng Jaffa, một số người sẽ đi đến Bờ Tường phía tây, những người khác đến Mộ Thánh và những người khác đến Đền thờ Dome of the Rock. Mọi người đều có một nơi nào đó để đến ở Giêrusalem. Thành phố có sức mạnh kết nối mọi người.”

Trong tiếng Do Thái có một cách diễn đạt là Derech Tzlechah, nghĩa đen là “con đường tốt lành”. Nhưng có một ý nghĩa sâu sắc hơn với cụm từ đó. Nó cũng có nghĩa là “tôi tôn trọng con đường của bạn”, “chúc bạn may mắn trên con đường của mình”. Chị Rice và anh Tarasiuk giải thích rằng “nó đề cập đến một trải nghiệm riêng nhưng lại là chung”. Nó có nghĩa là người ta nhận ra và công nhận những trải nghiệm cá nhân của nhau là duy nhất. Đó là một chuyển động đi từ sự tôn trọng đến tình huynh đệ.”



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 4/3/2023]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét