Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Thế giới lên tiếng về sự bách hại người Ki-tô hữu

Các sự kiện ở New York sẽ gióng lên một tiếng nói cho các nạn nhân bị bách hại bởi chủ nghĩa bài Ki-tô giáo

A young refugee rests after having fled from ISIS and arrived in Ankawa in the northern part of Erbil, Iraq. Credit: www.ankawa.com.
Một bé trai tị nạn nghỉ ngơi sau khi chạy trốn ISIS và đến Ankawa ở miền bắc Erbil, Iraq. 
Ảnh: www.ankawa.com.


New York City, N.Y., 26 tháng 4, 2016 / 04:51 pm (CNA).- Đại hội #WeAreN2016 trong tuần này nhằm mục đích kêu gọi quốc tế dừng bách hại người Ki-tô hữu và những nhóm thiểu số khác. Những nạn nhân bị bách hại và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới sẽ phát biểu về đòi hỏi phải có hành động ở Syria, Iraq, Nigeria và những nơi khác.
Website của đại hội cho biết, “Người Ki-tô hữu chiếm 80% trong các nhóm thiểu số bị bách hại. Họ là các nạn nhân của tình trạng đè nén điều kiện sống có chủ đích, có tính toán nhằm gieo rắc sự tàn phá về thể lý toàn bộ hoặc từng phần. Họ bị giết hại, bị chặt đầu, bị đóng đinh, bị đánh đòn, bị tống tiền, bị bắt cóc, và bị tra tấn.”
Đại hội cũng dẫn chứng ra những hành động tàn bạo khác như bị bắt làm nô lệ, cưỡng bức cải đạo sang Hồi giáo, và bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em.
Các sự kiện của đại hội sẽ diễn ra từ 28-30 tháng 4 tại nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố New York. Phái bộ Quan sát viên Thường trực của Đức Thánh Cha tại Liên Hiệp Quốc cũng là một trong các nhà tài trợ cho đại hội, và sự góp sức của Nhóm Bảo vệ Ki-tô hữu (In Defense of Christians). Đại hội được tổ chức bởi website hành động vì công dân CitizenGo và nhóm MasLibres bảo vệ tự do tôn giáo trụ sở ở Tây Ban Nha.
Các sự kiện trong ngày 28 tháng 4 sẽ diễn ra từ 10 giờ sáng đến 1 giờ chiều tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc.
Phát biểu khai mạc sẽ do Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, dẫn đầu Phái bộ Quan sát viên Thường trực của Đức Thánh Cha, và Đại sứ Ufuk Gokcen, là quan sát viên thường trực của Tổ chức Liên minh Hồi giáo.
Tiếp theo sẽ là những thảo luận về việc bảo vệ những nạn nhân bị bách hại và cổ vũ cho sự tự do tôn giáo trên khắp thế giới. Đức Tổng Giám mục Auza sẽ chủ tọa buổi thảo luận. Các thành viên trong buổi thảo luận gồm Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao của các hiệp sĩ Columbus; Lars Adaktusson, thành viên Nghị viện Châu Âu người Thụy Điển; và Tiến sĩ Thomas F. Farr, là giám đốc đầu tiên của Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Ignacio Arsuago, chủ tịch của CitizenGO, sẽ chủ trì phiên thảo luận về những cuộc tàn sát tập thể, sự di tản của những người Ki-tô hữu, và những người phải chịu đựng đau khổ vì nhóm Nhà nước Hồi giáo. Giám mục Joseph Danlami Bagobiri thuộc giáo phận Kafanchan, Nigeria cũng sẽ chủ trì một phiên hội thảo, và Sr. Maria de Guadalupe, một nhóm truyền giáo ở Syria, và cha Douglas Al-Bazi, một linh mục Công giáo theo nghi lễ Chaldean, ngài đã bị nhóm Nhà nước Hồi giáo bắt cóc ở Iraq.
Carl và Marsha Mueller cũng sẽ phát biểu. Họ là cha mẹ của nhân viên cứu trợ Kayla Mueller, người đã bị nhóm Nhà nước Hồi giáo bắt cóc và giết chết ở Syria.
Một phiên hội thảo khác cũng sẽ thảo luận về những phụ nữ Ki-tô giáo và người Yazidi là nạn nhân của tội ác tình dục chống lại nhân loại. Những người phát biểu sẽ gồm một người Yazidi đã bị nhóm Nhà nước Hồi giáo bắt cóc.
Vào ngày 29 tháng 4,lúc 10 giờ sáng, những người ủng hộ thỉnh nguyện thư #WeAreN2016 sẽ đệ trình lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp quốc. Thỉnh nguyện thư sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế nhận dạng ra bản chất của những vụ tấn công có hệ thống nhắm vào người Ki-tô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác. Thỉnh nguyện thư cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế phải cam kết bảo vệ những nạn nhân này theo luật quốc tế và những nghị quyết trước đây của Liên Hiệp quốc.
Tôi hôm đó, bộ phim tài liệu “Insh Alla—Máu của những người tử đạo” sẽ được chiếu lần đầu tiên tại khách sạn Roosevelt. Sẽ có một buổi tiếp tân lúc 6:30 tối trước xuất chiếu lúc 7:30. Bộ phim được MasLibres và CitizenGo sản xuất.
Vào ngày 30 tháng 4, ngày cuối của đại hội sẽ được tổ chức tại khách sạn Roosevelt từ 9 sáng đến 4:45 chiều.
Con gái và chồng của Asia Bibi, một phụ nữ Ki-tô hữu đang đối mặt với án tử hình ở Pakistan vì vi phạm luật báng bổ, cũng sẽ phát biểu tại buổi họp chung. Cùng với họ sẽ có các cộng đoàn truyền giáo Syria, cha Al-Bazi, và Đức Giám mục Bagobiri.
Những diễn giả khác bao gồm Ignacio Arsuaga, chủ tịch của CitizenGo; Toufic Baaklini, chủ tịch Tổ chức Bảo vệ người Ki-tô hữu; và Drew Bowling, nhà cố vấn chính sách và ngoại giao cho Hạ viện Mỹ. Jeff Fortenberry(R-Neb.), một dân biểu đã đề ra nghị quyết Thượng viện chống lại nạn diệt chủng người Ki-tô hữu và các nhóm thiểu số khác ở Trung Đông.

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/04/2016]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét