Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Suy tư về Thập giá Ngày Giới trẻ Thế giớiSuy tư về Thập giá Ngày Giới trẻ Thế giới

Suy tư về Thập giá Ngày Giới trẻ Thế giới

Năm 1984, kết thúc Năm thánh Ơn Cứu độ tại Vatican, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã trao giới trẻ thế giới một cây Thập tự đơn giản có 12 chân, yêu cầu các bạn trẻ mang đi khắp thế giới
14 tháng 7, 2016
Cross Icon Brazilian pilgrims
Chính giữa trung tâm của mỗi Ngày Giới trẻ Thế giới là một biểu tượng đơn sơ, quyền năng, cổ xưa của Ki-tô giáo: hai thanh gỗ lớn, được gọi là Thập giá Ngày  Giới trẻ Thế giới, mà nhiều người gọi là “Ngọc đuốc Olympic” của Đại hội Giới trẻ Công giáo khổng lồ. Thập giá Ngày Giới trẻ Thế giới có nhiều tên gọi: Thập giá Năm Thánh, Thập giá Hành hương, Thập giá Giới trẻ. Năm 1984, kết thúc Năm Thánh Ơn Cứu độ tại Vatican, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã trao giới trẻ thế giới một cây Thập tự đơn giản có 12 chân, yêu cầu các bạn trẻ mang đi khắp thế giới như một dấu chỉ của tình yêu mà Chúa Giê-su dành cho nhân loại và “công bố với muôn dân rằng chỉ trong Đức Ki-tô, Người đã chết và đã sống lại, mới có ơn cứu độ và cứu chuộc.” Từ đó, Thập giá được mang đi bằng những đôi tay rộng lượng và những con tim yêu thương, Thập giá làm một cuộc hành hương dài, liên tục qua nhiều châu lục, để chứng tỏ, như lời Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II nói, “Thập giá cùng đồng hành với các bạn trẻ và các bạn trẻ cùng đồng hành với Thập giá.”
Thập giá không đi một mình. Từ năm 2003 Thập giá được song hành cùng với linh ảnh của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria Đầy Ơn Phúc, một bản sao của Linh ảnh Đức Bà có tên gọi là ‘Salus Populi Romani’. Bản gốc của bức Linh ảnh sao chép này được cho là của một ai đó từ thế kỷ thứ 8, và được đặt trong nhà nguyện thuộc Vương cung Thánh đường Thánh Mary Major ở Roma. Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II trao cho giới trẻ một Linh ảnh Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc để cùng đồng hành với thập giá. “Đó sẽ là một dấu chỉ của sự hiện diện mẫu tử của Mẹ Maria gần gũi với các bạn trẻ là những người được kêu gọi, giống như Thánh Tông đồ Gioan, để đón Mẹ vào trong cuộc sống của họ.”
Thập giá Ngày Giới trẻ Thế giới và Linh ảnh nói cho chúng ta biết hai trọng tâm chính của thông điệp Ki-tô giáo: Cái nôi và Thập giá; Đức Ki-tô được sinh ra bởi Mẹ Maria, và Đức Ki-tô chịu đóng đinh vì chúng ta; Giáng sinh và Thứ Sáu tuần Thánh; Mầu nhiệm Nhập thể và Mầu nhiệm Vượt qua. Vì thế, Linh ảnh và Thập giá là những biểu tượng mạnh mẽ về niềm vui và đau khổ chúng ta trải nghiệm trong cuộc lữ hành Ki-tô hữu.
Những kỷ niệm của Cuộc Lữ hành Thập giá của Ngày Giới trẻ Thế giới 2002 tiếp tục làm lay động nhiều tâm hồn và gợi lên nhiều kỷ niệm tuyệt vời nhiều năm sau cuộc hành hương vĩ đại bắt đầu ở đất nước chúng ta vào ngày 11 tháng 4 năm 2001. Thập giá Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) đã đi qua 3 đại dương bao quanh Canada. Thập giá đã đến các thành phố, các thị trấn, và các khu thôn quê của chúng tôi, mời gọi những đám đông người cùng ra ngoài đường để diễu hành, cầu nguyện, canh thức suốt đêm, nước mắt rơi, và những giây phút hòa giải, chữa lành, và hòa bình.
Những cách thể hiện lòng sùng đạo chung như vậy đã vắng bóng quá nhiều năm ở những vùng tôn giáo Canada. Trong giữa cuộc hành hương được chuẩn bị rất kỹ đi qua 72 giáo phận của Canada, Thập giá đã đi một đường vòng vào tháng 2 năm 2002, đây không phải nằm trong chương trình chuẩn bị Ngày Giới trẻ Thế giới bình thường ở những quốc gia chủ nhà trước đây. Một đoàn xe buýt rời Toronto sáng sớm Chủ nhật lạnh lẽo, được hộ tống bởi các đại diện cảnh sát Canada, xe cứu thương, và lính cứu hỏa, và cùng khởi hành với Thập giá WYD theo đoàn suốt 48 giờ trong thành phố New York.
Sau Thánh lễ Chiều Chúa nhật ở Thánh đường Thánh Patrick ở Manhattan và lễ sáng cùng với Quan sát viên Thường trực của Vatican tại Liên Hiệp quốc, chúng tôi mang Thập giá thẳng đến Vùng Zero (Ground Zero), vào trong “hố”, để cầu nguyện cho những nạn nhân của thảm kịch 11 tháng 9 tại Trung tâm Thương mại Thế giới và những nơi khác trên khắp nước Mỹ. Chuyến đi, nhận được sự chú ý của giới truyền thông quốc tế, là một dấu chỉ hy vọng, an ủi, hiệp nhất, và hòa bình cho dân tộc Hoa kỳ và toàn thể thế giới, cố gắng để hiểu được sự tàn ác, kinh hoàng, bạo lực, và những lực lượng chết chóc mà nhân loại trải qua ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Chuyến đi vào vùng Ground Zero của chúng tôi là một hành động cộng đồng phản kháng và can đảm. Sáu bạn trẻ trong Nhóm Quốc gia WYD 2002 mang thập giá lớn lên trên mặt nền đặc biệt được xây dựng cho những gia đình của các nạn nhân của thảm kịch Trung tâm Thương mại Thế giới. Khi các bạn trẻ khiêng thập giá lên, tất cả những người còn lại cùng hát vang điệp khúc bài ca Taize: “Lạy ông Giê-su, xin nhớ đến tôi, khi ông vào nước của ông.” Khi thập giá được đặt vào giá đỡ bằng kim loại ở cạnh mép hố khổng lồ là vị trí tòa tháp đôi đứng trước đây, thì bài ca vang lên lớn hơn. Nó là một hành động thách thức vì tại đó, tại nơi nói lên tiếng mạnh mẽ về sự phá hủy, tàn phá, kinh hoàng, và chết chóc, chúng tôi dựng lên một thập tự bằng gỗ – một công cụ chết chóc đã được chuyển thành biểu tượng ban tặng sự sống cốt lõi của đức tin người Ki-tô hữu. Ý nghĩa của hành động này làm mọi người hiểu thấu.
Thập giá của Đức Giê-su Ki-tô đã ban phúc lành và đánh dấu Ngày Giới trẻ Thế giới 2002 theo một phong cách hết sức đặc biệt. Mỗi khu giáo lý được đều có một bản sao Thập giá WYD. Thập giá có mặt tại mỗi nghi lễ chính. Thập giá dẫn đầu mỗi đoàn rước của chúng tôi, kêu gọi chúng tôi cầu nguyện và suy tư, chữa lành chúng tôi, hiệp nhất chúng tôi, và làm rung động con tim chúng tôi. Kỷ niệm  về thập giá còn đọng lại trong chúng tôi nhiều năm sau.
Ai có thể quên được những hình ảnh đẹp sâu lắng của Thập giá Ngày Giới trẻ Thế giới dẫn đầu hơn một triệu rưỡi người – hầu hết đều quỳ gối – trong những Chặng Đàng Thánh giá vào tối thứ Sáu, 26 tháng 7, 2002: ngược lên đại lộ Đại học tráng lệ của Toronto, ngang qua những tòa nhà tòa án, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, các tòa nhà chính phủ, các bệnh viện, trường đại học, quốc hội tỉnh, và nhiều bảo tàng khác nhau? Một con phố chính của một thành phố lớn được chuyển thành một chặng đường khổ nạn Via Dolorosa tạm thời, trong lúc hơn một tỷ người theo dõi những cảnh thương khó thời hiện đại được truyền qua vệ tinh và truyền hình.
Trong Thánh bế mạc Ngày Giới trẻ Thế giới hôm Chúa nhật 28 tháng 7, năm 2002 Đức Thánh Cha tặng cho các bạn trẻ hành hương trong đám đông hơn 850 ngàn người những thánh giá nhỏ bằng gỗ, làm bằng tay bởi những bạn trẻ sống trong những khu Bogotá và Medellín nói tiếng Tây ban nha nghèo nhất ở Colombia. Ngày Giới trẻ Thế giới 2002 đã chọn những thánh giá được làm ở một vùng đất làm ra cây thập tự được chia sẻ trong những năm qua.
Vì chúng ta đi theo Đức Ki-tô chịu đóng đinh, chúng ta đi vào tình hiệp nhất với những nỗi đau chung của thế giới. Chúng ta trải nghiệm được quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa qua sự mỏng dòn và đau khổ. Thập giá dạy chúng ta rằng những gì vẫn có thể còn là sự gớm ghiếc và không ai muốn nhớ đến đã chuyển thành cái đẹp, thành hy vọng,và là một tiếng kêu gọi cho những hành động tốt đẹp anh dũng.
Cuối Thánh lễ, vị Giáo hoàng lớn tuổi nói với các bạn trẻ rằng đừng e sợ “đi theo Đức Ki-tô trên con đường ngay chính của Thập giá! Trong những thời điểm khó khăn của đời sống Giáo hội, sự kiên trì nên thánh thậm chí trở nên khẩn thiết hơn nữa.” Ngài mời gọi những người bạn trẻ của ngài “học từ thập giá đó.”
Khi tất cả những ồn ào và hoạt động náo nhiệt của Ngày Giới trẻ Thế giới qua đi, tôi tin rằng một trong những kỷ niệm sẽ tồn tại mãi trong đất nước tôi là cây Thập giá đơn sơ bằng gỗ đó, đó là một ơn phúc to lớn và là nguồn an ủi, chữa lành, sức mạnh, và bình an cho hàng trăm ngàn người đã ẵm lấy Thập giá, đụng chạm đến nó, hôn, và học từ nó, và để mình được đánh động bởi những thông điệp diệu kỳ và kỷ niệm của Người đã chết trên nó.
Kỷ niệm Vinh quang của Thập giá là biết thừa nhận và tạ ơn sự hoàn tất trọn vẹn con đường khổ giá của công nghiệp của Đức Giê-su. Chúa Giê-su kêu mời chúng ta hãy can đảm chọn lựa đời sống như của Người. Người theo Chúa Ki-tô không thể né tránh hay làm ngơ trước đau khổ. Theo Giê-su có nghĩa là chịu đau khổ và thập giá. Thập giá của Đấng Mê-si-a là thập giá của các môn đệ người.
Cha Rosica là Giám đốc Quốc gia và CEO của Ngày Giới trẻ Thế giới 2002 ở Canada

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/07/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét