Thư viện hoạt động liên tục cổ nhất của thế giới là gì? Tu viện Sinai thánh Catherine
Đây cũng là thư viện giàu có đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Thư viện Vatican), do số lượng và giá trị sách có trong thư viện
Được xem là một trong những tu viện cổ nhất của Ki-tô giáo trên thế giới vẫn còn đang hoạt động, Tu viện Thánh Catherine ở Sinai là căn nhà của hơn hai thế kỷ lịch sử — và truyền thuyết còn nhiều hơn cả thế. Ví dụ, truyền thống khẳng định rằng bàn thờ chính của tu viện được xây trên địa điểm Bụi gai Bốc cháy lần đầu tiên làm ông Môi-sê chú ý. Nhưng tu viện, được UNESCO công nhận là khu vực di sản, cũng giữ những danh tiếng khác.Ví dụ, đó là thư viện hoạt động liên tục lâu đời nhất trên thế giới.
Từ ngày được thành lập vào thế kỷ thứ 6 (giữa năm 548 và 565), thư viện Thánh Catherine trên núi Sinai chưa bao giờ đóng cửa. Được xây dưới triều đại của hoàng đế Justiniano I, tòa nhà ban đầu được tài trợ bởi mẹ của Constantine Cả là Hoàng hậu Helena. Các bức tường của nó vẫn gợi lên quê hương của Roma cổ xưa có niên đại của những ngày tu viện được thành lập, làm cho bộ sưu tập của thư viện Thánh Catherine lớn thứ hai trên thế giới gồm nhiều sách chép tay và bản viết tay, chỉ đứng sau thư viện Vatican ở Roma. Quả thật, trong tu viện này có văn bản Kinh thánh nổi tiếng Codex Sinaiticus, văn bản Thánh kinh có niên đại năm 345.
Từ ngày được thành lập ở thế kỷ thứ 6 (giữa năm 548 và 565), thư viện Thánh Catherine ở núi Sinai chưa bao giờ đóng cửa.
Bộ sưu tập ấn tượng cũng có một loạt các tác phẩm được sáng tác bằng tiếng Syri cổ, một ngôn ngữ văn chương đặc biệt có thể có gốc từ thổ ngữ của vùng Cận đông Aramaic. Ví dụ, bộ sưu tập tiếng Syri cổ của tu viện bao gồm một bản sao của Các sách Tin mừng từ thế kỷ thứ 5, một bản sao của “những đời sống của các nữ thánh” của năm 779 và một bản sao của Lời tạ lỗi của triết gia Aristides, có lẽ là một trong vài bản còn lại, vì phiên bản gốc bằng tiếng Hy lạp vẫn còn bị thất lạc.
Bộ sưu tập này bổ sung cho số lượng ấn tượng về những văn bản thời trung cổ được lưu giữ trong tu viện, bao gồm một số bản viết tay tiếng Ả rập trong đó chúng ta có thể tìm thấy một bản sao của đấng “Ashtiname Muhammad”. Trong văn bản này vị tiên tri Hồi giáo khẳng định bảo vệ tu viện, miễn trừ thuế cho các nam tu sĩ Ki-tô giáo trong tu viện và cũng miễn quân dịch cho các tu sĩ này trong suốt những năm khu vực này nằm dưới sự thống trị của Hồi giáo. Thực ra, dưới triều đại Fatimid Caliphate, các chiến binh Hồi giáo bắt buộc phải bảo vệ tòa nhà và giúp các tu sĩ hỗ trợ họ và duy trì tu viện.
Hiện tại thư viện UCLA (the library at UCLA) chuẩn bị bắt đầu một dự án mã số hóa khoảng 1.100 bản viết tay tiếng Sy-ri và Ả-rập đang được lưu giữ tại tu viện, có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 17.
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/07/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét