Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Toàn văn phỏng vấn của Đức Thánh Cha Phanxico với 'La Vanguardia'

Toàn văn phỏng vấn của Đức Thánh Cha Phanxico với 'La Vanguardia'


Phần I

Pope Francis greets pilgrims in St. Peter's Square June 7, 2014. Credit: Daniel Ibanez/CNA.
Đức Thánh Cha Phanxico chào khách hành hương trong Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 7 tháng 6, 2014. Ảnh: Daniel Ibanez/CNA.

Vatican City, 13 tháng 7, 2014 / 07:00 sáng (CNA/EWTN News).- Trong một phỏng vấn dành riêng cho tạp chí tiếng Tây ban nha "La Vanguardia" hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxico khen ngợi Đức Pio XII vì những nỗ lực của ngài cứu người Do thái, thảo luận về mối quan hệ Công giáo-Chính thống giáo, cũng như những động lực ẩn sau lời cầu nguyện của ngài tại Vatican Chủ nhật trước.
Dưới đây xin đọc toàn văn cuộc phỏng vấn:
------------------------------------
Bạo lực nhân danh Chúa đang thống trị Trung Đông.
Đó là một sự mâu thuẫn. Bạo lực nhân danh Chúa không phù hợp trong thời đại chúng ta. Nó thuộc cổ đại rồi. Dưới cái nhìn lịch sử, người ta nói rằng có những lúc người Ki-tô hữu đã dùng đến nó. Khi tôi nghĩ đến cuộc Chiến Ba Mươi Năm, có bạo lực nhân danh Chúa. Ngày nay thì không thể tưởng tượng nổi, đúng không? Thỉnh thoảng chúng ta đến bằng con đường tôn giáo quá khắt khe, những mâu thuẫn rất nghiêm trọng. Ví dụ, Trào lưu Chính thống. Trong ba tôn giáo chúng ta có những nhóm người theo trào lưu chính thống, nhỏ so với số còn lại.
Và, cha nghĩ thế nào về trào lưu chính thống?
Một trào lưu chính thống, có thể nó không giết ai, có thể nó không tấn công ai, nhưng vẫn là bạo lực. Cấu trúc tinh thần của những người thuộc trào lưu chính thống là bạo lực nhân danh Chúa.
Một số người cho rằng cha là một nhà cách mạng.
Chúng ta nên gọi Mina Mazzini vĩ đại, một ca sĩ người Ý, và bảo cô “cầm lấy bàn tay này, người du mục” và bảo cô ta đọc quá khứ của tôi, để xem cô tìm được gì. (Ngài cười) Đối với tôi, cuộc cách mạng lớn là quay lại những cội nguồn, hiểu đúng và xem những cội nguồn đó nói gì với chúng ta hôm nay. Không có gì mâu thuẫn giữa một nhà cách mạng và việc quay trở lại với cội nguồn. Hơn nữa tôi nghĩ rằng những thay đổi thực sự là giá trị. Anh không thể nào bước chân vào đời nếu không bắt đầu từ phía sau, nếu không biết tôi từ đâu đến, họ của tôi là gì, tôi có tên thánh là gì và văn hóa của tôi là gì.
Cha đã phá vỡ nhiều quy tắc an toàn để cha có thể lại gần hơn với mọi người.
Tôi biết có thể có chuyện gì đó xảy ra với tôi, nhưng tất cả trong bàn tay Thiên Chúa. Tôi biết ở Brazil người ta chuẩn bị một Xe giáo hoàng bít kín cho tôi, bằng kính, nhưng tôi không thể chào được mọi người và tôi không thể  nói với họ rằng tôi yêu họ bên trong một cái thùng thiếc bé tí. Cho dù nó được làm bằng kính, với tôi nó vẫn là bức tường. Đúng là có thể có chuyện gì đó xảy ra với tôi, nhưng chúng ta cứ thực tế nhé, ở tuổi của tôi chẳng có gì nhiều để mất.
Tại sao điều quan trọng là Giáo hội phải nghèo và khiêm nhường?
Nghèo và khiêm nhường là trung tâm của Tin mừng và tôi nói nó theo ý nghĩa thần học, không theo ý nghĩa xã hội học. Anh không thể nào hiểu được Tin mừng mà không có tinh thần nghèo khó, nhưng chúng ta phải phân biệt nó với sự bần cùng. Tôi nghĩ rằng Chúa Giê-su muốn chúng tôi, những giám  mục phải  là những người phục vụ chứ không phải là các hoàng tử.
Giáo Hội có thể làm gì để giảm bớt sự gia tăng bất công giữa người giàu và người nghèo?
Điều được chứng minh rằng với thức ăn còn dư lại chúng ta có thể nuôi sống những người đang đói.  Khi anh nhìn thấy ảnh của những trẻ em suy dinh dưỡng ở nhiều nơi trên thế giới, anh hãy đặt đầu anh vào đôi tay, nó hơi khó hiểu. Tôi tin rằng chúng ta đang ở trong hệ thống kinh tế toàn cầu chẳng có gì tốt đẹp. Trung tâm của mọi nền kinh tế phải là con người, người nam và người nữ, và tất cả mọi điều đều phải đưa vào phục vụ con người này. Nhưng chúng ta lại đặt tiền vào trung tâm, chúa tể là đồng tiền. Chúng ta đã rơi vào tội thờ ngẫu tượng, ngẫu tượng đồng tiền.
Nền kinh tế được chuyển động do tham vọng có nhiều hơn và, thật ngược đời, nó lại nuôi dưỡng một văn hóa loại trừ. Giới trẻ bị loại trừ vì tỷ lệ sinh sản của họ bị giới hạn. Người lớn cũng bị loại trừ vì họ không còn sử dụng vào việc gì được, họ không sản xuất được, tầng lớp thụ động này … Trong cái văn hóa loại trừ này, trẻ em và người già, tương lai của một dân tộc, bị loại trừ, vì giới trẻ được thúc đẩy để bắt buộc tiến lên phía trước và những người lớn tuổi cho chúng ta sự khôn ngoan. Họ có ký ức của dân tộc và họ phải truyền lại cho thế hệ trẻ. Và cũng trong cái hình thức này thì giới trẻ cũng bị loại trừ vì tình trạng thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp bây giờ rất đáng lo ngại đối với tôi, ở một số nước là trên 50%. Có người nói với tôi rằng 75 triệu thanh niên Châu Âu dưới 25 tuổi bị thất nghiệp. Đó là một sự tàn nhẫn. Nhưng chúng ta đang loại bỏ cả một thế hệ chỉ để duy trì một hệ thống kinh tế không tiến thêm được bước nào nữa, một hệ thống mà để tồn tại phải có chiến tranh, như các đế quốc lớn vẫn thường làm. Nhưng một Thế Chiến thứ Ba không thể xảy ra được, họ tạo ra các cuộc chiến tranh khu vực. Điều này có nghĩa gì? Tức là họ sản xuất và bán vũ khí, và bằng cách này những bản quyết toán của những nền kinh tế được sùng bái, những nền kinh tế lớn của thế giới hy sinh con người dưới chân của ngẫu tượng đồng tiền, rõ ràng chúng được phân loại. Lối suy nghĩ kỳ quặc này lấy đi mất gia tài của tính đa dạng trong suy nghĩ và do đó cũng lấy đi mất gia tài của sự đối thoại giữa các dân tộc. Sự toàn cầu hóa hiểu biết tốt lẫn nhau là một gia tài. Sự toàn cầu hóa thiếu hiểu biết nhau phủ nhận sự khác biệt. Nó giống như một hình cầu trong đó mọi điểm cách đều nhau từ trung tâm. Một sự toàn cầu hóa làm phong phú lẫn nhau giống như một hình khối đa diện, tất cả đều hợp trong một nhưng mỗi điểm đều bảo đảm nét đặc thù, tài sản, và giá trị của nó, và điều này người ta không cho phép. Và điều này không xảy ra.
Sự xung khắc giữa Catalunya và Tây ban nha có làm cha lo lắng?
Mọi chia rẽ đều làm tôi lo lắng. Có sự độc lập do giải phóng áp bức và có sự độc lập do ly khai. Sự độc lập do giải phóng, lấy ví dụ người Châu Mỹ, họ đã được giải phóng khỏi những Nhà nước Châu Âu. Sự độc lập của những dân tộc ly khai là cách tự chia cắt mình, đôi khi nó không rõ ràng lắm. Chúng ta hãy nghĩ đến cựu Liên bang Nam tư. Rõ ràng, có những quốc gia với những nền văn hóa quá khác biệt không thể kết dính lại với nhau bằng hồ dán. Trường hợp Liên bang Nam tư thì rõ ràng, nhưng tôi tự hỏi liệu những trường hợp khác có rõ ràng như vậy hay không. Scotland, Padania, Catalunya. Sẽ có những trường hợp có cơ sở nhưng cũng sẽ có những trường hợp không có cơ sở, nhưng sự ly khai của một dân tộc mà không có tiền lệ và không có sự hiệp nhất bắt buộc, người ta sẽ phải mang nó cùng với rất nhiều hạt muối và phân tích nó theo từng trường hợp.
Lời cầu nguyện cho hòa bình ngày Chủ nhật không dễ tổ chức, cũng như nó chưa có tiền lệ ở Trung đông hay trên thế giới. Cha cảm thấy thế nào?
Anh biết nó không dễ vì anh có mặt ở đó, và đa phần những gì đạt được tùy thuộc vào anh. Tôi cảm thấy rằng nó là một điều có thể bất ngờ xảy ra cho tất cả chúng ta. Ở đây, ở Vatican, 99% nói rằng nó sẽ không diễn ra được, và rồi 1% bắt đầu lớn lên. Tôi cảm thấy rằng chúng ta đang có cảm giác bị đẩy về phía một vấn đề chưa từng có đối với chúng ta, và rồi dần dần, bắt đầu định hình. Nó hoàn toàn không phải là một hoạt động chính trị - tôi cảm thấy điều đó ngay từ đầu - nhưng nó phải là một hoạt động tôn giáo: mở cửa ra cho thế giới.
Tại sao cha lại chọn cách đặt mình vào tâm điểm của cơn cuồng phong, Trung Đông?
Tâm điểm thực sự của trận cuồng phong, nhờ vào sự nhiệt huyết đã có, đó là Ngày Giới trẻ Thế giới ở Rio de Janeiro năm ngoái. Tôi quyết định đến Đất Thánh vì Tổng thống Peres mời tôi. Tôi biết rằng ông mãn nhiệm vào mùa Xuân này, vì vậy tôi cảm thấy một sự bắt buộc, theo một cách nào đó, để đi một bước trước. Lời mời của ông làm tăng tốc cho chuyến đi. Trước đó tôi chưa nghĩ đến chuyến đi này.
Tại sao điều quan trọng với mỗi người Ki-tô hữu nên đến thăm Giê-ru-sa-lem và Đất Thánh?
Vì sự mạc khải. Với chúng ta, tất cả đều bắt đầu ở đó. Nó giống như “thiên đàng trên dương thế.” Một sự hình dung trước những gì đang đợi chúng ta về sau, trong Giê-ru-sa-lem trên trời.
Cha và người bạn của cha, đức Rabbi Skorka, đã ôm nhau phía trước Bức tường Bờ tây (Bức tường than khóc). Tính quan trọng của hành động đó là gì cho sự hòa giải giữa người Ki-tô hữu và người Do thái?
À, người bạn thân của tôi là giáo sư Omar Abu, chủ tịch của Học viện Đối thoại Liên tôn ở Buenos Aires, cũng có mặt tại Bức tường. Tôi cũng muốn mời ông. Ông là một người rất đạo đức và là cha của hai đứa con. Ông cũng là bạn của đức Rabbi Skorka và tôi rất quý cả hai vị, và tôi muốn rằng tình bạn đó giữa ba người được xem như một chứng tá.
Cha có nói với con một năm về trước rằng “trong mỗi người Ki-tô hữu có một người Do thái.”
Có lẽ đúng hơn phải nói “bạn không thể sống đời sống Ki-tô giáo của bạn, bạn không thể là một Ki-tô hữu thực sự, nếu bạn không nhận biết được những nguồn cội Do thái của mình.” Tôi không nói đến Do thái theo nghĩa sắc tộc của Xê-mít, nhưng theo ý nghĩa của tôn giáo. Tôi nghĩ đối thoại liên tôn cần phải đào sâu về vấn đề này, vấn đề nguồn cội Do thái của Ki-tô giáo và bông hoa Ki-tô giáo của Giu-đa. Tôi biết đây là một thử thách, một vấn đề đầy tranh cãi, nhưng có thể thực hiện nó với tình huynh đệ. Tôi cầu nguyện mỗi ngày bằng những Thánh vịnh của vua Đa-vít. Chúng tôi đọc 150 Thánh vịnh mỗi tuần. Lời kinh cầu của tôi là của người Do thái và tôi có Phép Thánh Thể là của Ki-tô giáo.
Quan điểm của Cha về chủ nghĩa bài Xê-mít (ND: bài Do thái)?
Tôi không thể giải thích tại sao nó xảy ra, nhưng tôi nghĩ nó có sự kết nối, nói chung, và không có nó thì sẽ là một luật lệ cố định, về phía cánh hữu. Chủ nghĩa bài Do thái thường hiện hữu trong những khuynh hướng chính trị cánh hữu tốt hơn trong cánh tả, đúng không? Và nó vẫn còn tiếp tục như vậy. Chúng ta vẫn còn có những người chối bỏ holocaust (ND: tàn sát người Do thái bằng lò thiêu của Đức quốc xã), điều này thật điên.
Một trong những dự án của cha là mở những hồ sơ lưu trữ của Vatican về Holocaust.
Nó sẽ làm sáng tỏ nhiều điều.
Có điều gì làm cho lo lắng có thể bị tiết lộ?
Điều làm tôi lo lắng liên quan đến vấn đề này là hình ảnh của Đức Pio XII, Đức Giáo hoàng đã dẫn dắt Giáo hội trong suốt Đại chiến Thế giới Thứ II. Người ta nói đủ mọi điều về Đức Pio XII tội nghiệp. Nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng trước khi ngài được coi là người bảo vệ vĩ đại cho người Do thái, ngài đã giấu rất nhiều người trong các tu viện ở Roma và trong các thành phố khác của Ý, và ngay cả trong khu ở của ngài ở Castel Gandolfo. Bốn mươi hai em bé, trẻ em của người Do thái và của những người bị bách hại đã chào đời ở đó, họ đã tìm cách tị nạn ở đó, ở ngay trong phòng của Đức Giáo hoàng, trên giường của ngài. Tôi không muốn nói rằng Đức Pio XII hoàn toàn không phạm lỗi gì - ngay cả tôi cũng có rất nhiều lỗi lầm - nhưng người ta cần phải nhìn thấy vai trò của ngài trong bối cảnh thời gian lúc đó. Ví dụ, tốt hơn là ngài không lên tiếng nói để ít người Do thái bị giết hơn hay ngài phải lên tiếng nói? Tôi cũng muốn nói rằng thỉnh thoảng tôi cũng “hơi bực mình” khi tôi thấy mọi người đưa nó ra để chống lại Giáo hội và Đức Pio XII, và họ quên đi những giới quyền lực lớn. Anh có biết rằng người ta biết rất rõ về mạng lưới đường xe lửa của Đức Quốc xã chở người Do thái đến các trại tập trung? Họ có các ảnh chụp. Nhưng họ không đánh bom những đường xe lửa đó. Tại sao? Tốt nhất là chúng ta phải nói một chút về mọi vấn đề.
Cha vẫn cảm thấy mình như một linh mục quản xứ hay coi vai trò của mình là một người đứng đầu Giáo hội?
Chiều kích của một linh mục coi xứ là những gì thể hiện ra cho thấy ơn thiên triệu của tôi. Phục vụ con người là điều tự trong bản thân của tôi. Ví dụ, tắt điện để bớt tiêu nhiều tiền. Đó là những điều một linh mục coi xứ cần làm. Nhưng tôi cũng có cảm giác là một giáo hoàng. Nó giúp tôi làm việc nghiêm túc. Những người cộng tác với tôi rất nghiêm túc và chuyên nghiệp. Tôi có được sự giúp đỡ mới thực hiện được trách vụ của tôi. Nếu tôi không cảm thấy cần đóng vai một Giáo hoàng linh mục coi xứ, thì đó chưa phải là trưởng thành. Khi một lãnh tụ nhà nước đến, tôi phải đón tiếp với sự trọng vọng và phải giữ theo các nghi thức. Đúng là theo nghi thức tôi gặp rắc rối, nhưng tôi phải tôn trọng nó.
Cha đang thay đổi rất nhiều. Những thay đổi này đang dẫn đến tương lai như thế nào?
Tôi không phải là người xuất sắc. Tôi không có một dự án nào trong tay, đơn giản vì tôi không bao giờ nghĩ rằng mọi người để tôi ở đây, trong Vatican. Mọi người biết chuyện này. Tôi đến với một túi hành lý nhỏ để chuẩn bị đi thẳng về Buenos Aires. Những gì tôi đang làm là thực hiện những điều các hồng y đã suy tư trong suốt các Tổng Công nghị, có nghĩa là những buổi họp, trong suốt Cơ mật viện, hàng ngày chúng tôi duy trì những buổi thảo luận các vấn đề của xã hội. Từ đó có những suy tư và đề nghị. Một điều rất cụ thể là vị Giáo hoàng tiếp theo phải tổ chức một hội đồng bên ngoài, nghĩa là, một nhóm các cố vấn không sống trong Vatican.
Và cha thành lập Hội đồng Tám Hồng y cố vấn.
Các vị là tám hồng y từ tất cả các châu lục và một điều phối viên. Các vị họp ở đây hai hoặc ba tháng một lần. Bây giờ, mùng một tháng Bảy chúng tôi các buổi họp bốn ngày, và chúng tôi sẽ thực hiện những thay đổi mà các hồng y yêu cầu chúng tôi. Không bắt buộc là chúng tôi phải thực hiện nhưng thật là khinh suất nếu không lắng nghe những người hiểu biết.
Cha cũng cố gắng rất nhiều để đến gần hơn với Giáo hội Chính thống.
Lời mời đến Giê-ru-sa-lem từ huynh đệ Bartholomew để kỷ niệm lại lần gặp gỡ giữa Đức Phaolo VI và Đức Athenagoras I 50 năm trước. Đó là một cuộc gặp gỡ sau hơn một ngàn năm chia cách. Từ Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo đã nỗ lực rất nhiều để đến gần hơn và Giáo hội Chính thống cũng làm như vậy. Một số giáo hội Chính thống gần gũi hơn những giáo hội kia. Tôi muốn Đức Bartholomew cùng với tôi ở Giê-ru-sa-lem và ở đó cùng lên kế hoạch đến Vatican cầu nguyện. Với ngài đây là một bước liều lĩnh vì người ta có thể ném vào mặt ngài, nhưng hành động khiêm nhường này cần phải được trải rộng, và với chúng tôi nó rất cần thiết vì thật không thể hiểu được Người Ki-tô hữu lại chia rẽ nhau, đó là một tội thuộc lịch sử và chúng ta phải sửa lại

(Xin quý vị đọc tiếp phần 2 ngày mai)


[Nguồn:  catholicnewsagency]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 18/08/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét