Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Phỏng vấn của Đức Thánh Cha với Tuần báo ‘Tertio’ của Bỉ

Phỏng vấn của Đức Thánh Cha với Tuần báo ‘Tertio’ của Bỉ

Phần 1

‘Tôi tin là truyền thông phải rất sạch, rất sạch và rất trong sáng. Và không được rơi vào – làm ơn, không có ý xúc phạm – rơi vào căn bệnh ‘buôn chuyện xấu’: luôn tìm cách để lan truyền những vụ bê bối, lan truyền những điều xấu xa, cho dù nó có thật như vậy đi nữa. Và vì người ta có khuynh hướng ‘thích nghe chuyện xấu,’ mọi điều xấu có thể xảy ra nhiều hơn.’
8 tháng 12, 2016
Phỏng vấn của Đức Thánh Cha với Tuần báo ‘Tertio’ của Bỉ
WIKIMEDIA COMMONS - Jeffrey Bruno
Dưới đây là bản dịch của ZENIT buổi phỏng vấn gần đây nhất của Đức Thánh Cha Phanxico cho tờ tuần báo “Tertio” của Bỉ. Buổi phỏng vấn được thực hiện nhân dịp kết thúc Năm Thánh Đặc Biệt Lòng Thương xót, và được đăng hôm qua:
***
Dưới đây là bản dịch buổi phỏng vấn của Đức Thánh Cha PHanxico với tờ tuần báo Công giáo “Tertio” của Bỉ, nhân dịp kết thúc Năm Thánh Đặc biệt Lòng thương xót.
(Người dẫn chương trình) Đại diện của các Giám mục truyền thông … (Đức Thánh Cha Phanxico) Quý vị mang đến cho tôi mấy bạn trẻ hỏi những câu rất hay … (Người dẫn chương trình) Có vị Giáo hoàng cho những câu trả lời rất hay … (Đức Thánh Cha Phanxico: tôi sẽ đợi thêm một lát … Tôi muốn xem những câu hỏi mà tôi chưa xem …]
– H: Chúng con đang sống trong một giai đoạn của đất nước trong đó hệ thống chính trị đất nước muốn chia tách tôn giáo ra khỏi đời sống cộng đồng, ví dụ: trong chương trình giáo dục. Có ý kiến cho rằng, trong những khoảng thời gian bị thế tục hóa, tôn giáo phải được duy trì trong đời sống riêng. Làm sao để chúng con có thể vừa là Giáo hội rao giảng, bước ra với xã hội, vừa sống giữa những căng thẳng được tạo ra bởi công luận?
– ĐTC: À, tôi không muốn bênh vực bất kỳ ai, nhưng đây là một quan điểm lỗi thời. Đây là tàn dư của Trào lưu Khai sáng để lại cho chúng ta, đúng không? Ở đây mọi sự kiện tôn giáo chỉ là một văn hóa nhóm. Đó là sự khác biệt giữa chủ nghĩa thế tục và cách ly tôn giáo. Tôi đã nói về điều này với người Pháp. Vatican II đã nói cho chúng ta biết về tính tự trị của mọi việc hoặc những quá trình, hay là những cơ cấu. Ví dụ, có một chủ nghĩa cách ly tôn giáo lành mạnh, chủ nghĩa cách ly tôn giáo của Nhà nước. Nói chung, nhà nước cách ly tôn giáo là tốt. Nó tốt hơn nhà nước có quốc giáo, vì nhà nước có quốc giáo thường kết thúc không tốt đẹp.
Tuy nhiên, chủ nghĩa cách ly là một chuyện, và chủ nghĩa thế tục lại là chuyện khác. Chủ nghĩa thế tục đóng mọi cánh cửa dẫn đến siêu việt tính: siêu việt tính hai chiều, siêu việt tính hướng đến những người khác, đặc biệt siêu việt tính dẫn đến Thiên Chúa, hoặc hướng đến thế giới khác. Việc mở tâm hồn cho siêu việt tính là một phần của bản chất con người; nó là một phần của con người. Tôi không nói về tôn giáo. Tôi đang nói đến việc mở tâm hồn cho siêu việt tính của nhân vị. Vì vậy một nền văn hóa hay một hệ thống không tôn trọng việc mở cửa tâm hồn cho siêu việt tính của nhân vị, cắt xén nhân vị, cụ thể là, không tôn trọng nhân vị. Đây là những gì tôi suy nghĩ. Rồi, đưa một hành động của siêu việt tính vào phòng áo nhà thờ là một biện pháp gượng ép, nó không phù hợp với tính tự nhiên của con người; một phần tốt đẹp của cuộc sống, trong đó sự mở cửa tâm hồn bị, bị xóa khỏi bản chất tự nhiên của con người.
H: Cha quan tâm đến những mối quan hệ liên tôn. Trong thời đại của chúng ta chúng ta cùng chung sống với chủ nghĩa khủng bố, với chiến tranh. Đôi khi người ta nói rằng cội rễ của những cuộc chiến hiện tại nằm ở sự khác biệt giữa các tôn giáo. Phải nói sao về vấn đề này?
– ĐTC: Đúng, tôi tin là có những nhận định như vậy tồn tại. Tuy nhiên, không tôn giáo nào như vậy có thể khích động chiến tranh, vì trong trường hợp như vậy tôn giáo đó đang công bố một thần phá hủy, một vị thần hận thù. Chiến tranh không thể được thực hiện dưới danh nghĩa của Thiên Chúa hay dưới danh nghĩa của một vị trí tôn giáo. Chiến tranh không thể được thực hiện bởi bất kỳ tôn giáo nào. Vì vậy, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh, không liên quan đến tôn giáo. Những sự bóp méo tôn giáo được sử dụng để biện minh, đó là sự thật. Các anh là chứng nhân của điều này: các anh đã sống trải qua nó trong đất nước của các anh. Nhưng đó là những cách bóp méo tôn giáo, chúng không xây dựng nên bản chất cốt lõi tôn giáo là gì. Tôn giáo đúng hơn là yêu thương, thống nhất, tôn trọng, đối thoại, tất cả những điều đó, nhưng không phải ở khía cạnh kia. Nói cách khác, người ta phải hiểu cụ thể rằng không tôn giáo đích thực nào có thể tuyên bố chiến tranh. Những cách bóp méo tôn giáo vẫn tồn tại. Chẳng hạn, mọi tôn giáo đều có các nhóm theo trào lưu chính thống – tất cả các tôn giáo. Cả tôn giáo của chúng ta cũng có. Và họ phá hủy từ trào lưu chính thống này. Những nhóm nhỏ tôn giáo đó họ xuyên tạc, họ “đầu độc” tôn giáo của họ, đấu tranh từ đó, hoặc can dự vào chiến tranh, hoặc tạo ra những chia rẽ trong cộng đoàn, đây là một hình thức của chiến tranh. Tuy nhiên, đó là những nhóm người theo trào lưu chính thống mà mọi tôn giáo đều có. Luôn luôn có một nhóm nhỏ …
H: Một câu hỏi khác liên quan đến chiến tranh. Chúng ta đang tưởng nhớ 100 năm Đại Chiến Thế Giới Thứ I. Đức Thánh Cha sẽ nói gì với Lục Địa Châu Âu liên quan đến khẩu hiệu hậu chiến “Không bao giờ có chiến tranh nữa”?
– ĐTC: Tôi đã nói ba lần với Lục Địa Châu Âu: hai lần ở Strasbourg và một lần năm ngoái hay năm nay gì đó – tôi không nhớ rõ – khi nhận Giải thưởng Charlemagne [6 tháng 5, 2016]. Tôi nghĩ khẩu hiệu “Không bao giờ có chiến tranh nữa” chưa được cân nhắc nghiêm túc, vì sau Đại chiến thứ nhất, Đại chiến Thứ II đến, và sau lần thứ hai bây giờ là lần thứ ba mà hiện giờ chúng ta đang thấy ở từng vùng nhỏ, từng vùng nhỏ. Chúng ta đang trong thời kỳ chiến tranh. Thế giới đang dính líu vào Đại Chiến thế giới thứ III: Ukraina, Trung Đông, Châu Phi, Yemen …
Nó là chuyện nghiêm túc, “không bao giờ có chiến tranh nữa” phát ra khỏi miệng thì đồng thời chúng ta lại sản xuất vũ khí, và bán chúng, và bán chúng cho đối phương của chúng ta, lý do là cùng một nhà sản xuất vũ khí bán cho chỗ này, bán cho chỗ kia, họ là những nơi đang có chiến tranh với nhau. Sự thật là vậy. Có một học thuyết về kinh tế, tôi cũng chưa bao giờ thử kiểm chứng, nhưng tôi có đọc về nó vài ba lần trong các sách: rằng trong lịch sử của nhân loại, khi Nhà nước thấy những bản quyết toán của họ không ổn, họ tạo ra chiến tranh để cân đối lại những quyết toán của họ. Nghĩa là, nó là một trong những cách dễ dàng nhất để tạo ra tiền. Dĩ nhiên cái giá là rất đắt: máu.
Tôi tin rằng “Không bao giờ có chiến tranh trở lại” là điều mà Châu Âu nói rất chân thành; người ta nói rất chân thành. Schumann, De Gasperi, Adenauer … họ nói rất chân thành. Nhưng rồi … Ngày nay đang thiếu các nhà lãnh đạo; Châu Âu cần những nhà lãnh đạo, những nhà lãnh đạo dám tiến tới … À, tôi lại sắp nói ra những điều tôi đã nói trong 3 diễn từ trước.
– H: Liệu có khả năng Đức Thánh Cha sẽ đến Bỉ để tham dự buổi tưởng niệm này?
– ĐTC: Không, không có chương trình, không. Nó không được tính trước. Trước đây khi còn là Bề Trên Tổng Quyền tôi thường đi Bỉ cứ một năm rưỡi một lần, vì có một Cộng đoàn Những Người Bạn của Đại học Công giáo Cordoba ở đó. Tôi là Hiệu trưởng danh dự … Tôi đến đó để nói chuyện với mọi người. Họ rất chú ý đến Linh Thao. Tôi đến đó để cảm ơn họ. Và tôi rất thích Bỉ. Với tôi, thành phố đẹp nhất của Bỉ không phải là thành phố của anh nhưng là Bruges …[ngài cười].
(Người phỏng vấn): Con phải nói với cha là anh trai của con là một cha dòng Tên. (ĐTC): Ồ, vậy à? Tôi lại không biết! (Người PV): Vì vậy, ngoài việc là một cha dòng Tên, anh ấy là một người tốt lành. (ĐTC): Thế mà tôi đang định hỏi anh là anh ấy có phải người Công giáo không đấy … (ngài cười lớn)

[Văn bản gốc: tiếng Tây ban nha] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

(Xin quý vị đọc tiếp phần 2 ngày mai)

***
On the NET:
[‘Tertio:’ tertio]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 09/12/2016]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét