Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế

‘Những người phải chạy trốn những xung đột và bách hại khủng khiếp, thường vướng vào bẫy gọng kìm của các tổ chức tội phạm là các tổ chức bất chấp đạo lý, chúng ta cần phải mở ra những kênh nhân đạo an toàn và có thể tiếp cận được’
21 tháng Hai, 2017
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) do Vatican cung cấp bài diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước các tham dự viên của một Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế diễn ra tại Roma, ngài đã đón tiếp họ sáng nay trong Vatican.
Được tổ chức bởi Bộ mới, Bộ Thúc Đẩy Phát triển Con người Toàn diện của Vatican cùng hợp tác với Mạng lưới Di trú Quốc tế Scalabrini (Scalabrini International Migration Network), diễn đàn hai ngày nhằm mục tiêu thúc đẩy đối thoại về những nguyên nhân cội rễ của di cư và soạn thảo tỉ mỉ và đề nghị những giải pháp tốt nhất cho sự tiếp cận đạo đức trong việc quản lý di cư quốc tế, cũng như sự hội nhập của người nhập cư trong các cộng đồng đón nhận, và tạo ảnh hưởng cụ thể cho những chính sách di trú và cách thực hành:
* * *
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Kính thưa quý vị,
Tôi xin gửi những lời chào thân ái, cùng với sự đánh giá cao công việc vô cùng giá trị của quý vị. Tôi xin cảm ơn Đức Tổng Giám mục Tomasi về những lời tốt đẹp của ngài, cũng như Tiến sĩ Pöttering về bài diễn văn của ông. Tôi cũng rất tri ân 3 chứng từ phản ánh một cách cụ thể chủ đề của Diễn đàn này: “Hội nhập và Phát triển: từ phản ứng đến hành động.” Trong thực tế, không thể xem những thách đố hiện tại của những phong trào di cư hiện nay và của việc thúc đẩy hòa bình, mà không đưa vào cụm từ “phát triển và hội nhập”: vì lý do này tôi đã có ý muốn thiết lập Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện, với một Phòng đặc biệt chuyên về người di cư, người tị nạn và các nạn nhân của tình trạng buôn người.
Di cư, theo nhiều hình thức khác nhau, không phải là một hiện tượng mới trong lịch sử của nhân loại. Nó để lại dấu ấn trong mọi thời đại, thúc đẩy sự gặp gỡ giữa các dân tộc và sự khai sinh những nền văn minh mới. Về bản chất của nó, di cư là cách bày tỏ sự khát khao hạnh phúc vốn có phù hợp với mỗi con người, một sự hạnh phúc được quyền tìm kiếm và theo đuổi. Với chúng ta là những người Ki-tô hữu, đời sống mọi con người đều là một hành trình hướng đến quê hương thiên quốc.
Khởi đầu của thiên niên kỷ thứ ba này được thể hiện đặc trưng bằng các phong trào di cư, mà theo các thuật ngữ gốc là sự vượt qua và điểm đến, nó có ở hầu như mọi miền của thế giới. Thật không may, đa số các trường hợp của phong trào này đều bị bắt buộc, do xung đột, thảm họa thiên nhiên, bách hại, biến đổi khí hậu, bạo lực, nghèo đói cùng cực và những điều kiện sống không còn tình người: “Con số tuyệt đối những người di cư từ châu lục này  sang châu lục khác, hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong đất nước và vùng địa lý của họ, là rất đáng chú ý. Những phong trào di cư hiện nay thể hiện lớn nhất là các cá nhân, nếu không nói là các dân tộc, trong lịch sử (Thông điệp Ngày Quốc tế Người Di cư và Tị nạn, 5 tháng Tám 2013).
Trước bức tranh toàn cảnh phức tạp này, tôi cảm thấy cần phải bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến tình trạng bị cưỡng bức của những phong trào di cư hiện nay, nó làm tăng những thách thức cho cộng đồng chính trị, cho xã hội dân sự và cho Giáo hội, và nó làm bùng lên tính cấp bách cần một thái độ đáp trả có sự hợp tác và có hiệu quả cho những thách thức này.
Thái độ đáp lời chung của chúng ta có thể được trình bày bằng bốn động từ sau: chào đón, bảo vệ, thăng tiến hội nhập.
Chào đón. “Chối bỏ là một thái độ tất cả chúng ta đều có; nó làm chúng ta không nhìn nhận tha nhân như người anh chị em của chúng ta đáng được đón nhận, nhưng không đáng quan tâm, là một đối thủ, hoặc là một người phải cúi mình xuống trước các ý định của chúng ta” (Diễn từ trước Ngoại Giao đoàn, 12 tháng Một 2015). Đối mặt với sự chối bỏ này, có nguồn gốc từ bản chất xem mình là trung tâm và được cường điệu lên bằng lối khoa trương theo chủ nghĩa dân túy, điều cần phải có là một sự thay đổi thái độ, để vượt qua được tính thờ ơ và để chống lại với những sợ hãi bằng việc tiến đến quảng đại chào đón những người đang gõ cửa nhà chúng ta. Những người phải chạy trốn những xung đột và bách hại khủng khiếp, thường vướng vào bẫy gọng kìm của các tổ chức tội phạm là các tổ chức bất chấp đạo lý, chúng ta cần phải mở ra những kênh nhân đạo an toàn và có thể tiếp cận được. Một sự chào đón đầy trách nhiệm và tôn trọng phẩm giá của anh chị em chúng ta bắt đầu từ cách cung cấp cho họ chỗ ở xứng đáng và phù hợp. Việc tập trung đông đảo những người đi tìm chỗ nương thân và những người tị nạn vào một nơi không cho thấy những kết quả khả quan. Thay vì vậy sự tập trung này lại tạo ra những tình hình bấp bênh và khó khăn mới. Có thêm nhiều chương trình chào đón mở rộng mới, là sáng kiến của nhiều nơi, nhắm đến thăng tiến sự gặp gỡ con người và cho phép chất lượng phục vụ tốt hơn và bảo đảm sự thành công gia tăng.
Bảo vệ. Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Giáo hoàng Benedict, làm nổi bật sự thật rằng điều kiện di cư thường làm con người trở nên mong manh hơn trước sự bóc lột, ngược đãi và bạo lực (x. Benedict XVI, Thông điệp Ngày Quốc tế Người Di cư và Tị nạn, 18 tháng Mười 2015). Chúng ta đang nói về hàng triệu công nhân di cư, nam và nữ – và trong số này đặc biệt là những người trong các hoàn cảnh bất thường – về những người phải trốn chạy và tìm nơi nương thân, và về những người là nạn nhân của tình trạng buôn người. Bảo vệ những quyền không thể chuyển nhượng của họ, bảo đảm sự tự do căn bản của họ và tôn trọng phẩm giá của họ là những trách nhiệm không ai có thể được miễn trừ. Bảo vệ những anh chị em này là một mệnh lệnh đạo đức, nó chuyển sang việc phải thông qua những văn kiện pháp lý, cả quốc tế và quốc gia, phải thật rõ ràng và thích đáng; thi hành đúng và vượt qua những lựa chọn chính trị; dành ưu tiên cho những tiến trình xây dựng, những tiến trình này có lẽ chậm hơn, với kết quả trực tiếp từ sự đồng lòng; thực hiện những chương trình hợp thời và nhân đạo trong cuộc chiến chống lại “việc buôn bán con người” thu lợi nhuận trên sự bất hạnh của người khác; cộng tác những nỗ lực của tất cả các vai chính, trong đó quý vị có thể chắc chắn luôn luôn có Giáo hội.
Thăng tiến. Bảo vệ là chưa đủ. Điều đòi hỏi cần có là một sự thăng tiến chương trình phát triển con người toàn diện cho người di cư, người lưu đày và tị nạn. Điều này “diễn ra bằng cách chú tâm vào những sự tốt lành vô giá của công lý, hòa bình, và chăm sóc tạo vật” (Tông thư Humanam Progressionem, 17 tháng Tám 2016). Phát triển, theo học thuyết xã hội của Giáo hội (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội - Compendium of the Social Doctrine of the Church, 373-374), là một quyền không thể phủ nhận của mọi con người. Như vậy, nó phải được bảo đảm bằng cách bảo vệ những điều kiện cần thiết cho việc thực hành nó, cả trong bối cảnh cá nhân và xã hội, cung cấp sự tiếp cận công bằng đến những của cải căn bản cho tất cả mọi người và đưa ra cơ hội lựa chọn và phát triển. Tại đây cũng cần một nỗ lực hợp tác, một nỗ lực phải có tất cả các bộ phận tham gia: từ cộng đồng chính trị đến xã hội dân sự, từ các tổ chức quốc tế đến các đoàn thể tôn giáo. Sự thăng tiến con người cho người di cư và gia đình của họ bắt đầu từ những cộng đồng gốc của họ. Đó là nơi sự thăng tiến như vậy cần phải được bảo đảm, được kết hợp với quyền có thể di cư, cũng như quyền không bị ép buộc phải di cư (x. Benedict XVI, Thông điệp Ngày Quốc tế Người Di cư và Tị nạn, 12 tháng Mười 2012), tức là quyền được tìm những điều kiện cần thiết để sống một đời sống xứng đáng với phẩm giá trong quê hương của họ. Để đạt được mục tiêu này, các nỗ lực phải được khuyến khích đưa đến việc thi hành những chương trình của sự hợp tác quốc tế, thoát khỏi những lợi ích phe nhóm, và những chương trình phát triển liên quốc gia trong đó những người di cư là các vai diễn chính tích cực.
Hội nhập. Hội nhập, không phải là đồng hóa cũng không phải sự sáp nhập, là một tiến trình hai chiều, được đặt nền tảng đặc biệt trong sự đồng công nhận tính phong phú văn hóa của nhau: nó không phải là đặt văn hóa này chồng lên trên văn hóa khác, cũng không phải là sự cô lập lẫn nhau, với nguy cơ âm ỷ và nguy hiểm tạo ra những khu ổ chuột của người thiểu số. Liên quan đến những người đến và những người có trách nhiệm không được đóng cửa lòng mình trước văn hóa và những truyền thống của đất nước đón nhận, trên hết phải tôn trọng mọi luật pháp của đất nước đó, chiều kích gia đình của tiến trình hội nhập không được bỏ qua: vì lý do này tôi cảm thấy cần phải lặp lại sự cần thiết, thường được trình bày bởi Huấn quyền (x. Gio-an Phao-lô II, Sứ điệp Ngày Di cư Quốc tế, 15 tháng Tám 1986), về những khế ước nhắm đến việc thăng tiến và lợi ích cho sự sum họp gia đình. Liên quan đến những người dân bản địa, họ phải được hỗ trợ, bằng cách giúp họ ý thức rõ và mở cửa cho những tiến trình hội nhập, đây là những điểm then chốt và không thể thiếu được cho tương lai, cho dù điều này không phải luôn đơn giản và hiệu quả ngay lập tức. Tiến trình này đòi những chương trình đặc biệt, trong đó thúc đẩy những sự gặp gỡ quan trọng với người khác. Hơn nữa, với cộng đồng Ki-tô hữu, sự hội nhập bình an của những con người thuộc nhiều văn hóa khác nhau, về một mặt nào đó, là một sự phản ánh tính công giáo của  nó, vì sự hiệp nhất, nó không phá bỏ sự đa dạng về sắc tộc và văn hóa, đóng góp một phần trong đời sống của Giáo hội, trong Thần Khí của Lễ Ngũ Tuần mở ra cho tất cả và khát khao ôm lấy tất cả (x. Gio-an Phao-lô II, Sứ điệp Ngày Di cư Thế giới, 5 tháng Tám 1987).
Tôi tin rằng việc kết hợp bốn động từ này, với chủ ngữ ngôi thứ nhất số ít (ND: tôi) và chủ ngữ ngôi thứ nhất số nhiều (ND: chúng ta), là một bổn phận của ngày nay, một bổn phận chúng ta phải có đối với những anh chị em của chúng ta, những người vì nhiều lý do khác nhau, đã bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương: một trách nhiệm về công bình, về tình thân về tình đoàn kết.
Trước hết, trách nhiệm về công bình. Chúng ta không thể duy trì tính bất bình đẳng về kinh tế không thể chấp nhận được, nó ngăn cản chúng ta không thực hiện nguyên tắc mục tiêu toàn cầu về của cải của trái đất. Tất cả chúng ta được kêu gọi để bảo đảm những tiến trình phân chia trong sự tôn trọng, trách nhiệm và được thúc giục bởi những quy tắc về tính công bằng trong phân chia. “Chúng ta cần phải tìm ra những cách thức qua đó mọi người đều có thể hưởng lợi từ hoa trái của trái đất, không chỉ tìm cách tránh khoảng trống mở rộng giữa những người có của cải nhiều hơn và những người bắt buộc phải hài lòng với những mẩu bánh vụn thừa, nhưng trên tất cả đó là vấn đề của sự công bằng, sự bình đẳng và tôn trọng mọi con người” (Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình, 8 tháng Mười Hai 2013, 9). Không thể nào một nhóm người lại kiểm soát một nửa tài nguyên thế giới. Chúng ta không được phép để cho những người và cả các dân tộc chỉ được quyền thu nhặt những mẩu bánh vụn thừa. Và chúng ta cũng không được thờ ơ hay nghĩ rằng chúng ta được miễn thực hiện những mệnh lệnh đạo đức, chúng xuất phát từ trách nhiệm chung chăm sóc hành tinh, một trách nhiệm chung thường được nhấn mạnh bởi cộng đồng chính trị quốc tế, cũng như bởi Huấn quyền (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, 9; 163; 189, 406).
Trách nhiệm chung này phải được hiểu phù hợp với nguyên tắc bổ trợ, “nó cho quyền tự do phát triển những năng lực thể hiện ở mỗi cấp độ của xã hội, đồng thời vẫn đòi hỏi ý thức trách nhiệm lớn hơn về thiện ích chung từ những người nắm giữ quyền lực cao hơn” (Tông huấn Laudato Si’, 196). Bảo đảm công bằng cũng có nghĩa là hòa giải lịch sử theo tình hình toàn cầu hóa hiện tại của chúng ta, không giữ lại những quan niệm bóc lột người và khu vực, một hậu quả của việc áp dụng tính thị trường để gia tăng sự giàu có cho một số người. Như Đức Giáo hoàng Benedict khẳng định, tiến trình phi thực dân hóa đã bị trì hoãn lại “vì những hình thức của chủ nghĩa thực dân mới và cả việc tiếp tục bị lệ thuộc vào những thế lực nước ngoài cũ và mới, và vì sự vô trách nhiệm trầm trọng bên trong những quốc gia đã đạt được sự độc lập” (Tông thư Caritas in Veritate, 33). Với tất cả những việc này cần phải có sự uốn nắn lại.
Thứ hai, có một trách nhiệm về tình thân. Cam kết của chúng ta với người di cư, người phải di tản và người tị nạn là một cách áp dụng những nguyên tắc và giá trị của sự chào đón và tình huynh đệ góp phần vào một di sản chung của nhân loại và sự khôn ngoan mà chúng ta rút ra từ đó. Những nguyên tắc và giá trị theo lịch sử đã được hệ thống hóa trong Hiến Chương Toàn Cầu về Nhân Quyền, và trong nhiều hiệp định và những hiệp ước quốc tế. “Mỗi người di cư cũng là một con người với những quyền căn bản và không thể chuyển nhượng phải được mọi người tôn trọng trong mọi hoàn cảnh” (nt., 62). Ngày nay hơn bao giờ hết, điều cần thiết là phải khẳng định lại trọng tâm của nhân vị, không cho phép bất kỳ những tình huống tức thời và bổ sung nào, hay thậm chí việc hoàn tất cần thiết cho những đòi hỏi của việc bộ máy quan liêu và quản lý, làm mất đi phẩm giá trọng yếu này. Như Thánh Gio-an Phao-lô II đã trình bày, một “tình trạng pháp lý bất thường không được làm cho người di cư mất phẩm giá của họ, vì người đó được tặng ban những quyền không thể chuyển nhượng, là những quyền không được vi phạm và không được bỏ qua” (Gio-an Phao-lô II, Sứ Điệp Ngày Di cư Thế giới, 25 tháng Bảy 1995, 2). Từ trách nhiệm về tình thân sẽ lấy lại được giá trị của tình huynh đệ, được xây dựng trên kết cấu quan hệ bẩm sinh của nhân vị: “Một ý thức sống động về mối quan hệ họ hàng giúp chúng ta nhìn đến và đối xử với mỗi con người như một người anh em hoặc chị em thật sự; không có tình huynh đệ không thể xây dựng một xã hội công bình và một nền hòa bình vững chắc và bền lâu” (Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới, 8 tháng Mười Hai 2013, 1). Tình huynh đệ là một con đường quan hệ dân sự tốt nhất với thực tại của một người khác, nó không đe dọa chúng ta, nhưng gắn kết, tái khẳng định và làm phong phú giá trị cá nhân của chúng ta (x. Benedict XVI, Diễn từ trước các Tham Dự viên trong một Hội nghị Liên trường về “Thay đổi Giá trị Cá nhân, 28 Tháng Một 2008).
Cuối cùng là một trách nhiệm về tình đoàn kết. Trước những thảm kịch đã lấy đi mạng sống của quá nhiều người di cư và tị nạn – những cuộc xung đột, bách hại, những hình thức ngược đãi, bạo lực, giết hại – những cách thể hiện lòng thương cảm và chia buồn không thể giúp được gì nhưng đồng thời lại làm mạnh mẽ lên. “Em của ngươi đâu?” (St 4:9): câu hỏi này Thiên Chúa đã hỏi con người từ thuở tạo dựng, cũng là hỏi chúng ta, đặc biệt ngày nay liên quan đến những anh chị em của chúng ta đang di cư: “Đây không phải là một câu hỏi đặt cho người khác; nó là câu hỏi đặt ra cho chính tôi, cho bạn, cho mỗi người chúng ta” (Bài giảng tại Trại Thể Thao “Arena”, Salina Quarter, Lampedusa, 8 tháng Bảy 2013). Tình đoàn kết được sinh ra từ khả năng thấu hiểu nhu cầu của anh chị em chúng ta những người đang trong sự khó khăn và gánh lấy trách nhiệm cho những thiếu thốn này. Nói tóm lại, nó đặt trên nền tảng giá trị thiêng liêng của lòng mến khách, thể hiện trong các truyền thống tôn giáo. Đối với chúng ta là những Ki-tô hữu, lòng mến khách dành cho người lữ khách rã rời là dành cho chính Chúa Giê-su, qua một người lạ mới đến: “Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước” (Mt 25:35). Trách nhiệm của tình đoàn kết là chống lại văn hóa loại trừ và dành nhiều chú ý hơn cho những người hèn mọn nhất, người nghèo nhất và yếu đuối nhất. Từ đó “một sự thay đổi về thái độ hướng đến những người di cư và người tị nạn là một phần rất cần thiết đối với mỗi người, bỏ đi những thái độ phòng thủ và sợ hãi, thờ ơ và gạt ra bên lề xã hội – tất cả là tiêu biểu cho một văn hóa loại trừ – hướng đến những thái độ đặt nền tảng trên văn hóa gặp gỡ, một văn hóa duy nhất có khả năng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn và huynh đệ hơn” (Thông điệp Ngày Thế giới những Người Di cư và Tị nạn, 5 tháng Tám 2013).
Tóm kết những suy tư này, cho phép tôi hướng sự chú ý đặc biệt một lần nữa tới một nhóm người di cư, di tản và tị nạn không có khả năng bảo vệ, những người mà chúng ta được kêu gọi để chào đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập cho họ. Tôi đang nói đến những trẻ em và những người trẻ tuổi là những người bị buộc phải sống xa quê hương và bị tách ra khỏi những người thân yêu của các em. Tôi đã dành trọn Sứ điệp Ngày Thế giới những Người Di cư và Tị nạn gần đây để nói về các em, làm nổi bật cách “chúng ta cần phải làm việc hướng đến việc bảo vệ, sự hội nhập và những giải pháp lâu dài” (Sứ điệp Ngày Thế giới những Người Di cư và Tị nạn, 8 tháng Chín 2016).
Tôi tin rằng hai ngày này sẽ trổ sinh nhiều hoa trái của công việc tốt lành. Tôi cầu nguyện cho quý vị; và, xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin cảm ơn quý vị.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Vatican cung cấp]


[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/02/2017]


Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Diễn đàn Di cư và Hòa bình Quốc tế



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét