Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sách Tông đồ Công vụ (tiếp theo)

TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sách Tông đồ Công vụ (tiếp theo)
Copyright: Vatican Media

TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Sách Tông đồ Công vụ (tiếp theo)

‘An-ti-ô-khi-a trở thành trung tâm thúc đẩy truyền giáo, nhờ sự rao giảng của hai nhà rao giảng phúc âm — Phaolo và Ba-na-ba — đã tạo được sức ảnh hưởng đối với tâm hồn của người tín hữu’

23 tháng Mười, 2019 13:58

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9 giờ sáng trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm người hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục loạt giáo lý về sách Tông đồ Công vụ, trong huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung vào chủ đề: “Thiên Chúa đã mở cửa cho các dân ngoại đón nhận đức tin” (Cv 14:27), sứ vụ của Phaolo và Ba-na-ba và và Công đồng Giê-ru-sa-lem (Trích đoạn Kinh Thánh: trích Tông đồ Công vụ, 15:7-11).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện. Sau đó ngài đưa ra lời thỉnh cầu cho Chile.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.


* * *

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sách Tông đồ Công vụ thuật lại rằng Hội thánh ở Giê-ru-sa-lem đón nhận Thánh Phaolo, sau sự gặp gỡ với Chúa Giê-su biến đổi ông, và nhờ sự can thiệp của Ba-na-ba. Tuy nhiên, do lòng thù hận của một số người, ông buộc phải đi đến Tarsus, thành quê nhà của ông, nơi Ba-na-ba đã gặp và dẫn đưa ông vào hành trình dài của Lời Chúa. Có thể nói rằng sách Tông đồ Công vụ, là sách chúng ta đang phân tích trong những bài giáo lý này, là Sách về hành trình dài của Lời Chúa: Lời Chúa được loan báo, và được loan báo ở khắp nơi. Hành trình này bắt đầu theo sau một thời kỳ bắt bớ gắt gao (x. Cv 11:19); nhưng sự bắt bớ đó thay vì tạo ra sự thoái lui của việc rao giảng phúc âm, lại trở thành một cơ hội để mở rộng môi trường làm lan truyền hạt giống tốt của Lời Chúa. Người Ki-tô hữu không sợ. Họ không chạy trốn, nhưng họ chạy để mang theo Lời Chúa, và làm lan truyền Lời ở khắp mọi nơi.

Phaolo và Ba-na-ba trước hết đến An-ti-ô-khi-a của Syria, họ ở đó suốt một năm để giảng dạy và giúp cho cộng đoàn đứng vững (x. Cv 11:26). Họ rao giảng cho cộng đoàn Hê-brơ, cho người Do Thái. Từ đó, An-ti-ô-khi-a trở thành trung tâm thúc đẩy truyền giáo, nhờ sự rao giảng của hai nhà rao giảng phúc âm — Phaolo và Ba-na-ba — đã tạo được sức ảnh hưởng đối với tâm hồn của người tín hữu, đến mức ở đây, tại An-ti-ô-khi-a, lần đầu tiên họ được gọi là “người Ki-tô hữu” (x. Cv 11:26).

Bản chất của Giáo hội hiện rõ lên trong sách Công vụ, đó không phải là một pháo đài nhưng là một căn lều có khả năng mở rộng không gian của nó (x. Is 54:2) và mở ra cho mọi người. Giáo hội hoặc là “lên đường” hoặc không còn là Giáo hội, Giáo hội hoặc là một con đường luôn luôn rộng mở không gian để mọi người có thể bước vào, hoặc nó không còn là Giáo hội,’ — “một Giáo hội với những cánh cửa rộng mở” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 46), luôn luôn với những cánh cửa rộng mở. Khi cha nhìn thấy một nhà thờ ở đây, trong thành phố này, hoặc khi cha nhìn thấy nó trong giáo phận khác mà tôi đến, với những cánh cửa đóng kín, đây là một dấu hiệu xấu. Các nhà thờ luôn luôn phải để cửa mở, vì đây là biểu tượng của một Giáo hội: luôn luôn rộng mở. Giáo hội được “kêu gọi để luôn luôn là Nhà rộng mở của Chúa Cha. [...] Để, nếu có ai đó muốn bước theo động lực của Thần Khí và tiến bước, đi tìm Thiên Chúa, người đó sẽ không gặp phải sự lạnh lùng của một cánh cửa đóng kín” (nt., 47).

Tuy nhiên, tính mới mẻ về những cánh cửa rộng mở này cho ai? Cho người ngoại giáo, vì các Tông đồ rao giảng cho người Do Thái, nhưng người ngoại giáo cũng đến để gõ cửa Giáo hội. Và tính mới mẻ của những cánh cửa rộng mở này dành cho người ngoại đã tháo cởi một sự tranh cãi gay gắt. Một số người Do Thái khẳng định sự cần thiết phải trở thành người Do Thái qua phép cắt bì để được cứu rỗi, rồi sau đó lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Họ nói: “Nếu anh em không chịu phép cắt bì theo tục lệ Mô-sê, thì anh em không thể được cứu độ” (Cv 15:1), tức là, bạn không thể lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Trước tiên là nghi thức của Do Thái và rồi sau đó mới đến Phép Rửa tội: đây là trật tự của họ. Và để ngã ngũ cho vấn đề, Phaolo và Ba-na-ba đến xin ý kiến của Hội đồng các Tông đồ và các Kỳ mục ở Giê-ru-sa-lem, và đó được xem là Công đồng đầu tiên trong lịch sử của Giáo hội, Công đồng hay Hội đồng Giê-ru-sa-lem, Công đồng mà thánh Phaolo nhắc đến trong Thư gửi tín hữu Ga-lát (2:1-10).

Một câu hỏi rất nhạy cảm về thần học, thiêng liêng và kỷ luật được giải quyết, cụ thể là mối quan hệ giữa niềm tin vào Đức Ki-tô và việc thi hành Luật Môi-sê. Quyết định dứt khoát trong Công đồng được thể hiện trong bài phát biểu của Phê-rô và Gia-cô-bê, “những trụ cột” của Giáo hội Mẹ (x. Cv 15:7-21; Gl 2:9).

Họ kêu gọi không áp đặt việc cắt bì đối với dân ngoại, nhưng chỉ yêu cầu họ phải từ bỏ các ngẫu thần và tất cả những cách thể hiện về nó. Từ sự tranh luận dẫn đến con đường chung, và quyết định này được thông qua với điều được gọi là Tông Thư gửi đến An-ti-ô-khi-a.

Công đồng Giê-ru-sa-lem cung cấp cho chúng ta một ánh sáng quan trọng trên con đường giải quyết những cái vượt ngoài quy định và tìm kiếm “sự thật trong tình bác ái” (Eph 4:15). Nó nhắc chúng ta nhớ rằng phương pháp của hội thánh để giải quyết những xung khắc được đặt nền tảng trên sự đối thoại qua việc chú ý và kiên nhẫn lắng nghe, và trên sự phân định theo ánh sáng của Thần Khí. Quả thật, chính Thần Khí giúp vượt qua sự khép kín và những căng thẳng và hoạt động trong tâm hồn để họ đạt đến sự hiệp nhất, trong sự thật và sự thiện. Văn bản này giúp chúng ta hiểu được công đồng tính. Cách họ viết Thư rất thú vị: các Tông đồ bắt đầu bằng: “Thánh Thần và chúng tôi nghĩ nghĩ rằng … “Sự hiện hữu của Thánh Thần là thích đáng cho công đồng tính, bằng không nó không phải là công đồng, nó là phòng tranh luận, là quốc hội, là một điều gì đó khác … 

Chúng ta hãy xin Chúa ban thêm sức mạnh cho tất cả người Ki-tô hữu biết khát khao và có trách nhiệm đối với tình hiệp nhất, đặc biệt là các Giám mục và các tư tế. Xin Người giúp chúng ta sống tinh thần đối thoại, lắng nghe và gặp gỡ với anh em trong đức tin và với những người xa cách, để tận hưởng và tỏ lộ sự phong phú của Giáo hội, được kêu gọi để trong mọi lúc là “người Mẹ đông con vui cửa vui nhà” (x. Tv 113:9).

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha

Tôi lo lắng theo dõi những gì đang diễn biến ở Chile. Tôi hy vọng rằng họ chấm dứt những cách thể hiện bạo lực qua việc đối thoại, làm theo cách tốt nhất để tìm ra những giải pháp cho cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khăn đã tạo ra sự khủng hoảng đó, vì ích lợi của toàn dân tộc.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/10/2019]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét