Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Trí tuệ nhân tạo: Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự sống sẽ tìm kiếm ‘thuật toán tốt’

Trí tuệ nhân tạo: Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự sống sẽ tìm kiếm ‘thuật toán tốt’
Giới thiệu sự kiện. Screenshot Youtube Vatican Media

Trí tuệ nhân tạo: Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự sống sẽ tìm kiếm ‘thuật toán tốt’

Ký lời kêu gọi luân lý đạo đức

25 tháng Hai, 2020 18:01

Từ ngày 26-28 tháng Hai năm 2020, Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự sống sẽ khai mạc Đại hội đồng về Trí tuệ Nhân tạo thường niên về ba lĩnh vực: Luân lý đạo đức, Luật pháp, và Sức khỏe. Hội thảo “Thuật toán tốt” được trình bày sáng nay trong Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.

Tham dự trong buổi giới thiệu sự kiện hôm Thứ Ba, ngày 25 tháng Hai năm 2020, là Đức ông Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự Sống; Cha Paolo Benanti, Dòng Ba Phanxico, viện sĩ của học viện Vatican; và Maria Chiara Carrozza, Giáo sư Industrial Bio-Engineering, Đại học Saint Anne’s Higher School Pisa.

Đức ông Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Sự Sống, nhấn mạnh rằng “một khát khao mạnh mẽ về đạo đức” là cần thiết “để làm nhân tính hóa công nghệ và không công nghệ hóa con người” –, thông báo một cách đặc biệt về sự kiện sẽ kết thúc vào Thứ Sáu ngày 28 tháng Hai, trong đó “Lời kêu gọi của Roma” về Đạo đức của Trí tuệ Nhân tạo sẽ được ký, và nó sẽ được trình lên Đức Thánh Cha.

“Lời kêu gọi của Roma”

Đức Giám mục Paglia nói “Lời kêu gọi của Roma” về Đạo đức của Trí tuệ Nhân tạo không phải là một văn bản chính thức của Hàn Lâm viện, nhưng là một “tài liệu của những cam kết chung, được chúng tôi đề xuất,” trong đó “một số cam kết được hệ thống hóa, về căn bản liên kết với ba chương: Luân lý Đạo đức, Luật Giáo dục.”

Ngài Chủ tịch Hàn Lâm viện phân tích rõ rằng cuộc cách mạng kỹ thuật “thật ra đụng chạm đến tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, cả về cá nhân lẫn xã hội; nó tác động đến cách chúng ta hiểu biết không chỉ về thế giới nhưng cả con người chúng ta.”

Các diễn giả quốc tế

Tham dự trong sự kiện với vai trò là người đối thoại, được tổ chức từ Thứ Tư đến Thứ Sáu trong Tân Khán phòng Thượng Hội đồng là: Brad Smith, Chủ tịch Microsoft; John Kelly III, Phó Chủ tịch điều hành IBM; David Sassoli, Chủ tịch Quốc hội Châu Âu; và Dongyu Qu, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương-Nông Liên Hợp quốc (FAO). Ngoài ra, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ được kết nối video trực tiếp từ Điện Tông tòa để phát biểu đôi lời với các tham dự viên.

Sự kiện này được tổ chức để tiếp nối hội thảo mà Hàn Lâm viện đã tổ chức năm ngoái về “Robot, Con người, Máy móc và Sức khỏe,” diễn ra trong Tháng Hai năm 2019.

Đức ông Paglia nói rằng Đức Thánh Cha Phanxico yêu cầu Hàn Lâm viện “gắn kết trong việc phản ánh” về “những công nghệ mới và mang tính hội tụ của vật chất hữu hạn,” chẳng hạn như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ nano, và robotics.

Vị Hồng y người Ý cũng giải thích rằng “những quyết định, bao gồm những quyết định quan trọng nhất, chẳng hạn những quyết định mang đặc tính y khoa, kinh tế và xã hội, là kết quả của ý chí con người ngày nay và của một loạt những đóng góp của thuật toán,” ngài nói. “Cuộc sống con người đang nằm trên điểm hội tụ giữa con người sự tính toán tự động nên nó phức tạp hơn bao giờ hết để hiểu được mục tiêu của nó, nhìn thấy trước được những hậu quả và xác định trách nhiệm của nó.”

Cha Paolo Benanti

“Trí tuệ Nhân tạo không hoạt động để làm một công việc gì đó cụ thể; trước hết, nó được lập trình để thay đổi cách thức chúng ta làm mọi việc," như trong ngành điện, Cha Franciscan nói.

“Nếu chúng ta muốn máy móc hỗ trợ con người và ích chung, nhưng không bao giờ thay thế con người, thì các thuật toán phải mang tính đạo đức, chứ không chỉ là những giá trị của con số," ngài viện sĩ phân tích. Về căn bản, chúng ta cần phải có khả năng chỉ định những giá trị đạo đức thông qua những giá trị thuộc con số cung cấp cho thuật toán," ngài phân tích cụ thể.

Vị linh mục người Ý đưa ra một giả thuyết khác. "Luân lý đạo đức cần phải thấm đẫm vào điện toán," nói thêm rằng chúng ta "cần các thuật toán, cụ thể là cách có thể tính toán được những đánh giá tốt và xấu. Chỉ như vậy thì chúng ta mới có thể tạo ra những máy móc có thể trở thành những công cụ nhân tính hóa thế giới," Cha kết luận.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/3/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét