Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

John Theodor | Shutterstock

 

J-P Mauro

09 tháng Chín, 2020


Chúa Giêsu trải qua 40 ngày trong YeShimon, có nghĩa là “nơi hoang vu.”


Trải dài từ các rặng núi của miền Giuđêa ở phía đông đến Biển Chết ở phía tây, Sa mạc Giuđêa bao quanh phần lớn miền đất có dấu ấn trong các trình thuật Kinh Thánh.

Gioan Tẩy giả là người rao giảng trong Sa mạc Giuđêa, tự gọi mình là “tiếng người hô trong hoang địa,” được Tiên tri Isaia loan báo trước (Mt 3):

Trong những ngày đó Gioan Tẩy giả xuất hiện, rao giảng trong sa mạc Giuđêa và nói, “Anh em hãy sám hối, vì nước Trời đã đến gần!” Chính ông là người mà tiên tri Isaia đã nói đến khi ông nói: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.’”

Sau khi được làm phép rửa bởi Gioan, Chúa Giêsu trải qua 40 ngày trong hoang mạc Giuđêa, nơi Người vượt qua những cám dỗ của Satan (Mc 1):

Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.

Land of the Bible mô tả địa hình Sa mạc Giuđêa là “gồ ghề,” với những hẻm núi sâu ăn lõm vào trong vách đá bởi những con sông; một số con sông có nước chảy quanh năm tạo ra những ốc đảo giá trị nơi người và thú vật có thể tìm được sự nghỉ ngơi tránh môi trường gay gắt, trong khi những con sông khác đã khô cạn từ lâu, để lại những wadis (hẻm núi) để khám phá. Vì các rặng núi và cấu tạo đá hầu hết là sa thạch, phong cảnh thay đổi liên tục vì gió và nước xói mòn.

Về khía cạnh lịch sử, việc khám phá Sa mạc Giuđêa đưa chúng ta đến gần hơn với những bậc tổ tiên của đức tin Công giáo chúng ta. Có rất nhiều khu định cư trong Kinh thánh được tìm thấy bên trong và ngay bên ngoài ranh giới Sa mạc Giuđêa. Ví dụ, Giêrusalem nằm ở biên giới phía tây của sa mạc, trong khi Biển Chết (độ cao thấp nhất trên thế giới ở mức 1.412 feet (hơn 348 mét) so với mực nước biển) là nơi sa mạc kết thúc ở phía đông tại sông Giođan.

Trong sa mạc Giuđêa có những thành trì trong Kinh thánh chẳng hạn Bêlem, Giêricô và Hebron. Cũng nằm trong sa mạc Giuđêa là các hang động của Qumran, nơi các Dead Sea Scrolls (các “cuộn” sách Biển Chết) được phát hiện vào giữa thế kỷ 20, cũng như một số tu viện Kitô giáo sơ khai, một số tu viện vẫn còn hoạt động.

Có rất nhiều địa điểm khảo cổ trong sa mạc, bao gồm cả pháo đài Masada và Horkenya.

Hãy xem loạt ảnh của chúng tôi để chiêm ngưỡng một số cảnh đẹp quyến rũ của Sa mạc Giuđêa.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Những ngọn đồi của Sa mạc Giuđêa

Quang cảnh những ngọn đồi cát của Sa mạc Giuđêa trong một ngày nhiều mây. Những ngọn đồi này dần dần thay đổi hình dạng theo thời gian khi các trận gió lớn thay đổi cảnh quan.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Sa mạc Giuđêa và những đám mây

Đây là một cảnh quan khác của Sa mạc Giuđêa mở rộng, nó là cảnh của những đám mây. Không có cây cối nào cản trở ánh mặt trời, những đám mây này cung cấp cho các cư dân sa mạc chút thời gian có bóng râm ngắn ngủi giúp làm dịu bớt những ngày nóng nực.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Cổng Masada

Địa điểm thu hút du khách, Masada là phế tích của một pháo đài ban đầu bị chiếm đóng bởi Hêrôđê Đại Đế trong cuộc chiến giành quyền lực nổ ra sau cái chết của cha của ông. Khi lên ngôi, Hêrôđê xây dựng hai cung điện trong vùng phụ cận của Masada để bảo vệ cả hai hoàng cung này.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Nhà nguyện Byzantine

Những gì còn lại của một nhà nguyện Byzatine được cho là vào khoảng từ thế kỷ thứ 5 hoặc 6 được khai quật tại Masada.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Tu viện Mar Saba

Tu viện này trong Sa mạc Giuđêa đã hoạt động từ thế kỷ thứ 5. Mar Saba là nhà của dòng Sabait thuộc các tu sĩ Chính thống giáo Hy lạp.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Herodium

Một trong những cung điện của Hêrôđê Đại Đế, Herodium, cũng được cho là nơi ông vua trong kinh thánh này được chôn, mặc dù những lần khai quật vẫn chưa tìm mộ thật của ông. Nó là một địa điểm thu hút du khách với những chuyến tham quan học tập.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Tu viện các Thánh Gioan và Thánh George, ở Wadi Qelt

Tu viện này đã có từ thế kỷ thứ 5. Khoảng 200 năm sau khi tu viện được xây dựng, nó bị cướp phá bởi quân Ba Tư, rồi vùng đất đó bị sang tay nhiều lần. Tu viện được tái thiết lại vào thế kỷ 19.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Bê Lem

Không một chuyến tham quan nghiên cứu kinh thánh nào đến Trung Đông được trọn vẹn nếu không dừng chân tại Bê Lem, nơi Đức Kitô hạ sinh. “Ngôi làng bé nhỏ” đã phát triển trong 2000 năm qua, và cung cấp hàng loạt các chuyến tham quan học tập dẫn đưa bạn đi khắp thành phố này.

Miền hoang vu của Giuđêa: những bức ảnh chụp hoang mạc nơi Chúa Giêsu chống lại Satan

Qumran

Các hang động Qumran là nơi Bedouins khám phá ra những Cuộn sách Biển Chết đầu tiên trong thế kỷ 19, và là nơi những cuộc khai quật sau đó tìm ra thêm nhiều di tích khác thuộc văn bản kinh thánh và các văn bản khác.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 11/9/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét