Thứ Tư, 16 tháng 9, 2020

PHỎNG VẤN: Đức Hồng y Parolin từ Beirut trở về: ‘Tôi cảm nhận nỗi đau đớn của Li Băng & nhìn thấy sự hủy diệt của ngày tận thế’

PHỎNG VẤN: Đức Hồng y Parolin từ Beirut trở về: ‘Tôi cảm nhận nỗi đau đớn của Li Băng & nhìn thấy sự hủy diệt của ngày tận thế’

Copyright: Caritas Lebanon

PHỎNG VẤN: Đức Hồng y Parolin từ Beirut trở về: ‘Tôi cảm nhận nỗi đau đớn của Li Băng & nhìn thấy sự hủy diệt của ngày tận thế’

Buổi sáng sau khi từ Li Băng trở về, ngài Quốc vụ khanh Vatican chủ tế Thánh Lễ Truyền chức cho 29 tân Linh mục của Opus Dei ở Roma

07 tháng Chín, 2020 00:08

DEBORAH CASTELLANO LUBOV

 

Buổi sáng sau khi từ Li Băng trở về, ngài Quốc vụ khanh Vatican chủ tế Lễ Truyền chức cho 29 tân Linh mục của Opus Dei ở Roma.

Trong một phỏng vấn với phóng viên Vatican của ZENIT và với một vatican insta của hãng thông tấn ANSA của Ý, Đức Hồng y Pietro Parolin chia sẻ với ZENIT những chi tiết xúc động trong chuyến đi của ngài đến Li Băng.

Sau Lễ truyền chức linh mục cho 20 tân linh mục của Opus Dei tại Vương cung Thánh đường San Eugenio ở Roma, ngài Quốc vụ khanh phản ánh về ơn gọi, và xác nhận rằng trong khi các chuyến đi của giáo hoàng tạm thời không thực hiện được do COVID, ngài biết Đức Thánh Cha đang náo nức thực hiện ngay khi có thể.

PHỎNG VẤN: Đức Hồng y Parolin từ Beirut trở về: ‘Tôi cảm nhận nỗi đau đớn của Li Băng & nhìn thấy sự hủy diệt của ngày tận thế’

Đức Thánh Cha Phanxico đã kêu gọi cho ngày hôm qua, thứ Sáu 4 tháng Chín năm 2020, là ngày cầu nguyện và ăn chay đặc biệt cho Li Băng, và để ghi nhớ, ngài phái Đức Hồng y Parolin đến Beirut để thể hiện sự gần gũi của ngài với người dân Li Băng.

Buổi sáng sau hai ngày bận rộn của Hồng y ở quốc gia Trung đông, ngài Quốc vụ khanh sẵn sàng chủ tế lễ truyền chức Linh mục, và động viên những người thanh niên đến từ nhiều đất nước, để trở thành “những người chăn chiên nhân lành” và cảm ơn họ vì sự phục vụ Giáo hội và trung thành với Giáo hội.

Trong phỏng vấn này, Đức Hồng y phản ánh về giá trị của chức tư tế với cương vị là một người linh mục lâu năm, và những gì ngài sẽ nói với một người đang suy tư về ơn gọi. Ngài cũng đề cập đến chuyến đi gần đây của ngài, cùng với lời kêu gọi, cũng như các chuyến đi của giáo hoàng nói chung.

Dưới đây là toàn văn cuộc phỏng vấn:

****

ZENIT: Nói chung, có nhiều người cho rằng không có nhiều linh mục, có ít ơn gọi, ngoài một số ngoại lệ như Châu Á và Châu Phi. Tuy nhiên, Đức Hồng y vừa chủ tế lễ truyền chức cho 29 linh mục của Opus Dei, một con số đáng kể. Thưa Hồng y, người là một linh mục trong một khoảng thời gian khá lâu, người sẽ nói gì với một người trẻ, một người thanh niên, đang cân nhắc về ơn gọi như thế, nhưng vẫn có chút hoài nghi? Người sẽ nói gì với người thanh niên đó trên cương vị một linh mục?

PHỎNG VẤN: Đức Hồng y Parolin từ Beirut trở về: ‘Tôi cảm nhận nỗi đau đớn của Li Băng & nhìn thấy sự hủy diệt của ngày tận thế’

ĐHY Parolin: Tôi tin là có thể chẳng cần nhiều lời, vì lời nói có thể tin được hoặc không tin được. Tôi tin rằng để trả lời cho những hoài nghi của một bạn trẻ – vì đúng là nhiều bạn trẻ có nhiều hoài nghi vì ngày nay thật sự thiếu ơn gọi – cách duy nhất để trả lời cho một bạn trẻ đối diện với vấn đề ơn gọi của mình và tự hỏi sẽ phải làm gì với ơn gọi và cuộc sống của mình, và cảm thấy tiếng gọi của Chúa, cách duy nhất là làm chứng: tức là trở thành linh mục với tất cả những giới hạn, những yếu đuối, những đau khổ của chúng ta, nhưng là người linh mục thật sự yêu mến Thiên Chúa và dành cuộc đời cho những người được trao phó cho họ. Nếu một bạn trẻ thật sự nhìn thấy một người linh mục được viên mãn, một người linh mục cảm thấy mừng vui vì người đó biết rằng đây chính là con đường của mình, người linh mục cảm nhận rằng mình đang đáp lời cho tiếng gọi của Thiên Chúa, và việc hy sinh đời sống cho người khác là có ý nghĩa, thì tất cả các nghi ngờ sẽ biến mất, hay ít nhất chúng sẽ dần dần tan biến.

ZENIT: Thưa Đức Hồng y, Đức Thánh Cha phái người đến Li Băng để bày tỏ sự gần gũi của ngài với người dân Li Băng. Người vừa trở về tối hôm qua. Ở đó người nghe nhiều chứng ngôn và gặp gỡ nhiều người. Chứng ngôn nào để lại ấn tượng mạnh nhất và chạm đến người nhiều nhất?

ĐHY Parolin: Về phần chuyến đi, nó rất, rất xúc động. Nó thật sự làm tôi xúc động. Có hai khía cạnh tôi muốn nhấn mạnh. Điều đầu tiên là sự tàn phá! Có người đã gọi sự tàn phá đó là ngày tận thế. Tôi nghĩ cụm từ có rất phù hợp với tình hình. Có một trái bom, một trái bom tôi không biết [nó có phải là] bom nguyên tử hay không, mà họ nói sức mạnh của nó thậm chí đã bị giảm đi rất nhiều vì có biển ở đó; vụ nổ phần nào đã bị giảm bớt sức mạnh bởi biển, nhưng khi nó xảy ra, nó gây rất nhiều tàn phá.

Và tôi muốn nhấn vào cảm nhận của sự đau đớn, cảm nhận của sự đau khổ mà tôi nhìn thấy trong những lần gặp gỡ của tôi với các gia đình nạn nhân. Có một người phụ nữ mất ba người thân là chồng, em trai và em rể, họ là những người trong nhóm lính cứu hỏa được gửi đến đó sau vụ nổ đầu tiên.

Điều thứ hai tôi muốn nói là sự sẵn sàng cao độ để bắt đầu trở lại mà tôi nhìn thấy, để bắt đầu trở lại càng sớm càng tốt. Vì vậy, tôi cảm nhận được nỗi đau đớn, sự hoang mang, vì nỗi bất hạnh này cộng thêm vào với nhiều vấn đề mà Li Băng đã có trước đây, nhưng tôi hiểu rằng có một khát khao bắt đầu trở lại rất lớn. Nhìn thấy sự gần gũi của Giáo hội làm tôi rất mừng. Giáo hội thật sự gần gũi với người dân.

ZENIT: Còn về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxico? Một số nguồn đáng tin cậy năm 2019 dự báo về một chuyến thăm của giáo hoàng đến đó trong tháng này, tháng Chín năm 2020 này, trước khi thế giới thay đổi. Nghĩ về một chuyến đi của giáo hoàng có thể diễn ra, nếu tình hình đại dịch được cải thiện tích cực, thậm chí có thể có vaccine, người có cho rằng một chuyến đi như vậy đến Li Băng là khả thi? Ngoài COVID, theo ý của người tình hình có cho phép điều đó không?

ĐHY Parolin: Nhiều người đã mời Đức Thánh Cha đến Li Băng, tôi hình dung rằng nếu họ mời, điều đó có nghĩa là có đủ điều kiện, bao gồm cả an ninh, để cho phép Đức Giáo hoàng đến. Bây giờ vấn đề là COVID. Chừng nào tình hình chưa vượt qua được thì chuyến đi sẽ không khả thi.

ZENIT: Phản ánh về những chuyến Tông du khác của Đức Thánh Cha Phanxico, có phải ý người nói rằng chúng ta dường như sẽ không chứng kiến những chuyển đi trong tương lai gần?

ĐHY Parolin: Hiện tại thì không, chúng tôi cần phải xem diễn biến của đại dịch như thế nào, xem nó diễn tiến ra sao. Trong năm nay việc đi lại chắc chắn là tạm hoãn. Tôi nghĩ rằng Đức Giáo hoàng mong muốn khôi phục lại các chuyến đi càng sớm càng tốt. Nhưng dĩ nhiên phải lệ thuộc rất nhiều vào diễn biến của đại dịch, để không đặt sức khỏe của người dân vào vòng nguy hiểm, vì khi có những sự tập hợp rất đông người, thì mối nguy hiểm lớn nhất là điều đương nhiên.

ZENIT: Nhưng Vatican có yêu cầu làm rõ những gì đã xảy ra ở Li Băng và điều gì đã gây ra thảm kịch ở Beirut không?

ĐHY Parolin: Tôi chưa đụng chạm đến điểm này trong nhiều bài phát biểu của tôi, nhưng các giới chức đã đưa ra một sự bảo đảm. Ý tôi muốn nói là, tôi đã đụng chạm đến vấn đề điều tra với các giới chức, sự cần thiết phải có câu trả lời, họ nói với tôi rằng họ đang làm mọi việc có thể. Và có người phân tích rằng tại thời điểm này, không giống như những lần khác, những điều tra cũng chạm tới những cấp cao nhất của tầng lớp chính trị, và vì vậy sẽ không có cục đá nào không bị lật lên. Chúng tôi thật sự hy vọng rằng chúng ta biết được khởi đầu và nguyên nhân của thảm họa hiện còn đang mờ mịt, vì hiện tại có quá nhiều giả thuyết, hết giả thuyết này đến giả thuyết khác, nhưng vẫn chưa có ai biết được nguyên nhân của vụ nổ. Vì vậy nếu chưa là công khai, thì vấn đề này đã được đụng chạm tới trong các cuộc họp với các giới chức.

Grazie, Thưa Hồng y … 


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/9/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét