Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2021

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

26/03/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 37: Nhà thờ nổi tiếng vì kiến trúc hình tròn.



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 37

Vương cung Thánh đường Santo Stefano al Celio được biết đến nhiều nhất với tên Santo Stefano “Rotondo” (“Hình Tròn”) vì kiến trúc hình tròn của nhà thờ. Đây là khởi thủy của ý tưởng cho nhà thờ được xây dựng trên một ngôi đền ngoại giáo. Trong thực tế, nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 trên tàn tích của một trại lính La Mã. Tuy nhiên, hình dáng khác thường của nhà thờ gợi nhớ đến Nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem.

Năm 470, Đức Giáo hoàng Simplicius cung hiến nhà thờ cho Thánh Stêphanô, lòng sùng kính ngài lan rộng sau việc khám phá ra những gì được cho là mộ của ngài ở Giêrusalem. Vương cung Thánh đường đã trải qua những thời kỳ huy hoàng và những khoảng thời gian bị bỏ bê và xem thường. Lần tu sửa lớn cuối cùng là vào thế kỷ 16. Trong số các chi tiết còn hiện hữu cho đến ngày nay có từ thời kỳ đó là loạt tranh vẽ của họa sĩ Pomarancio dọc theo chu vi của vương cung thánh đường, với 34 cảnh tử vì đạo. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta đang rất gần với các địa điểm mà nhiều Kitô hữu đã chịu tử đạo.

Không có thánh tích nào được biết đến là của Thánh Stêphanô trong nhà thờ của ngài. Thay vì vậy, có thánh tích của các vị tử đạo người La Mã là Thánh Primus và Thánh Felicianus, được chuyển đến đây vào thế kỷ thứ 7. Một nhà nguyện được mở ra cho các ngài trong tường vòng chu vi. Vương cung Thánh đường cũng sở hữu một giảng tòa mà người ta cho rằng thánh Grêgôriô Cả đã đứng giảng trên đó, được đặt tên là “Giảng tòa của Thánh Grêgôriô Cả.”

Bắt đầu từ thế kỷ 15 vương cung thánh đường được giao cho các tu sĩ Dòng Thánh Phaolô Ẩn tu Hungary, và sau đó cho Đại học Đức-Hungary vẫn còn quản lý đến ngày nay.

Con yêu mến Ngài, lạy Chúa là sức mạnh của con. Lạy Chúa là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con. (Tv 18:2,3)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio (lối vào). Nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 trên tàn tích của một trại lính La Mã.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio (bên ngoài). Vương cung thánh đường đã có những thời điểm huy hoàng và những thời kỳ bị bỏ bê và xem thường. Lần tu sửa lớn cuối cùng là vào thế kỷ 16.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Vương cung thánh đường còn được gọi là Santo Stefano “Rotondo” (“Hình tròn”) vì kiến trúc hình tròn của nhà thờ.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Trên tường vòng chu vi là 34 bức bích họa của họa sĩ Pomarancio mô tả những cảnh tử vì đạo.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Chi tiết các bức bích họa.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Chi tiết các bức bích họa. Bên trái, phúc tử đạo của Thánh Gioan Thánh sử; bên phải, phúc tử đạo của Thánh Denis.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Nhà nguyện tôn vinh các vị tử đạo là Thánh Primus và Thánh Felicianus.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Nhà nguyện tôn vinh các vị tử đạo là Thánh Primus và Thánh Felicianus. Phúc tử đạo của các ngài được mô tả trong các bức bích họa ở hai bên bàn thờ. Thánh tích của các ngài được lưu giữ dưới bàn thờ.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Bức tranh khảm Thánh Primus và Thánh Felicianus ở hai bên Thánh giá nạm ngọc.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Bên trong nhà thờ nhìn từ nhà nguyện Thánh Primus và Thánh Felicianus.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. Bàn thờ chính giữa nhà thờ.

Viếng Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio, tôn kính các vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santo Stefano al Celio. “Giảng tòa của Thánh Grêgôriô Cả”, nơi Thánh Grêgôriô Cả được cho là đã đứng giảng.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/4/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét