Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2021

Đức Giáo hoàng kêu gọi vượt qua được sự kỳ thị bệnh tâm thần

Đức Giáo hoàng kêu gọi vượt qua được sự kỳ thị bệnh tâm thần

Đức Giáo hoàng kêu gọi vượt qua được sự kỳ thị bệnh tâm thần

Antoine Mekary | ALETEIA | I.MEDIA

Kathleen N. Hattrup

28/06/21


Đức Phanxicô là một người bảo vệ cho sức khỏe tâm thần, và đã nói về những phương pháp của riêng ngài để đối phó với những điểm yếu.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Hội nghị Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần lần thứ hai, do Bộ Y tế Ý xúc tiến và được tổ chức vào cuối tuần trước, ca ngợi sáng kiến này như một bước tiến tới “hoàn toàn chiến thắng sự kỳ thị mà bệnh tâm thần thường bị ấn định.”

Thông điệp của Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc toàn diện cho con người, nói rằng cần phải củng cố cả hai hệ thống chăm sóc sức khỏe, và nghiên cứu khoa học về bệnh tâm thần phải tăng lên.

Chăm sóc con người không chỉ là một công việc đòi hỏi kỹ năng, mà là một sứ mệnh thật sự, được thực hiện trọn vẹn khi kiến thức khoa học đáp ứng toàn bộ tính nhân văn và biến thành lòng từ bi biết cách quan tâm đến người khác.

Đức Giáo hoàng lưu ý những khó khăn đặc biệt mà người bệnh tâm thần phải chịu đựng trong đại dịch.

Và ngoài việc xóa bỏ sự kỳ thị, Đức Phanxicô còn thúc giục một “văn hóa cộng đồng” — nó phải chiến thắng tâm lý gạt bỏ, theo đó, sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn được dành cho những người mang lại lợi ích sản xuất cho xã hội, mà quên rằng những người gánh chịu khổ đau làm cho vẻ đẹp vốn có của nhân phẩm tỏa sáng trong cuộc đời đầy đau thương của họ.


Đức Thánh cha quan tâm đến sức khỏe tâm thần của ngài

Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay với La Nacion, Đức Thánh Cha đã nói chuyện với một nhà báo-bác sĩ về việc ngài tự chăm sóc cho sức khỏe tâm thần của ngài.

Với vai trò là giám đốc cộng đoàn Dòng Tên ở Argentina, Đức Thánh Cha giải thích rằng “trong những ngày kinh hoàng của chế độ độc tài, khi tôi phải bí mật chuyển mọi người đưa họ ra khỏi đất nước để cứu sống họ, tôi đã phải xử lý các tình huống mà tôi không biết cách đương đầu như thế nào. Sau đó, tôi đến gặp một người phụ nữ — một người phụ nữ tuyệt vời — chị ấy đã giúp tôi thực hiện một số bài kiểm tra tâm lý cho những tập sinh. Sau đó, trong suốt sáu tháng, tôi đến gặp để được tư vấn mỗi tuần một lần”.

Đức giáo hoàng giải thích rằng bác sĩ tâm lý này đã giúp ngài “định hướng bản thân về cách kiểm soát những nỗi sợ hãi trong thời điểm đó. Hãy tưởng tượng tình huống sẽ như thế nào khi bạn chở một ai đó được giấu trong xe của bạn — chỉ được che bằng một tấm chăn — và đi qua ba trạm kiểm soát quân sự trong khu vực Campo de Mayo. Nó khiến tôi căng thẳng vô cùng.”

Tuy nhiên, ngài cho biết, những buổi làm việc với bác sĩ đã giúp ngài hình thành thói quen vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị vào thời điểm đó.

Việc điều trị với bác sĩ tâm lý cũng giúp tôi định hướng bản thân và học cách kiểm soát sự lo lắng của mình và tránh đưa ra quyết định vội vàng. Quá trình đưa ra quyết định luôn phức tạp. Và lời khuyên cũng như những quan sát mà chị ấy dành cho tôi rất hữu ích. Chị ấy là một chuyên gia rất có năng lực, và về cơ bản, là một người rất tốt. Tôi vẫn vô cùng biết ơn chị ấy. Những lời hướng dẫn của chị ấy vẫn có giá trị lớn đối với tôi ngày nay.

Đức Thánh Cha nói rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ của chị ấy không khó khăn đối với ngài, bởi vì về vấn đề này, ngài “rất cởi mở”.


‘Vuốt ve thần kinh của bạn’

Nhà báo hỏi ngài: “Cha đã nhiều lần nói với con về những rối loạn thần kinh chức năng của cha. Cha ý thức như thế nào về chúng?”

Bạn phải chuẩn bị một tách trà maté [trà Argentina] cho chứng rối loạn thần kinh của bạn. Không chỉ vậy, bạn còn phải vuốt ve chúng nữa. Chúng là bạn đồng hành trọn đời của một người.

Tôi nhớ có lần tôi đã đọc một cuốn sách khiến tôi rất hứng thú và khiến tôi bật cười. Tiêu đề của nó là ‘Be Glad You’re Neurotic’ của bác sĩ tâm thần người Mỹ Louis E. Bisch.

Đó là điều mà tôi đã đề cập trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về Rôma từ Seoul. Tôi nói, “Tôi rất thích quan tâm đến vấn đề rối loạn thần kinh chức năng’, và tôi nói thêm rằng sau khi đọc cuốn sách đó, tôi quyết định chăm sóc cho chúng. Điều đó có nghĩa là bạn phải biết xương của mình nó bị cọt kẹt ở chỗ nào và điều đó rất quan trọng. Những căn bệnh tinh thần của chúng ta ở đâu và như thế nào. Theo thời gian, bạn sẽ biết được các chứng rối loạn thần kinh của mình.


Trả lời cho mối lo âu với Bach

Nhà báo tiếp tục hỏi:

“Nhìn chung, các chứng rối loạn thần kinh được phân nhóm thành sự lo âu, trầm cảm, cân bằng và rối loạn sau sang chấn. Trường hợp của cha thuộc hạng mục nào?”

Và Đức Thánh Cha trả lời:

Lo âu. Muốn làm mọi thứ một lần cho dứt và làm ngay lập tức. Đây là lý do tại sao người ta cần phải biết cách cài đặt hệ thống phanh hãm. Chúng ta phải áp dụng câu tục ngữ nổi tiếng của Napoléon Bonaparte: “Cứ từ từ mặc trang phục cho tôi; Tôi đang vội.” Tôi đã kiểm soát được sự lo lắng của mình. Khi tôi thấy mình phải đối mặt với một tình huống hoặc phải đối mặt với một vấn đề khiến tôi lo lắng, tôi cắt ngang nó.

Tôi có các phương pháp khác nhau để làm việc đó. Một cách là nghe Bach. Nó giúp tôi thư giãn và giúp tôi phân tích vấn đề theo cách tốt hơn. Tôi thú nhận rằng trong nhiều năm, tôi đã cố gắng tạo ra một bức tường rào khi đứng trước sự lo lắng tinh thần của tôi. Sẽ rất nguy hiểm và nguy hại cho tôi nếu đưa ra quyết định trong tâm trạng lo lắng. Điều tương tự cũng xảy ra với sự buồn bực do không thể giải quyết một vấn đề. Điều cũng quan trọng là bạn phải kiểm soát được vấn đề và biết cách xử lý. Sẽ có hại không kém khi đưa ra quyết định trong lúc bị chi phối bởi sự lo âu và buồn bã. Đây là lý do tại sao tôi cho rằng con người cần phải chú ý đến thần kinh của họ, vì nó là thứ cấu thành nên con người của họ.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/6/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét