Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Khu mỏ ngầm này ở Ba Lan là địa điểm của một nhà thờ chính tòa và 40 nhà nguyện

Khu mỏ ngầm này ở Ba Lan là địa điểm của một nhà thờ chính tòa và 40 nhà nguyện

Khu mỏ ngầm này ở Ba Lan là địa điểm của một nhà thờ chính tòa và 40 nhà nguyện

Kanuman | Shutterstock

V. M. Traverso

07/07/21


Mỏ muối Wieliczka ở Krakow, Ba Lan, là minh chứng cho đức tin của những người thợ mỏ.

Thành phố Krakow, Ba Lan, có lẽ được du khách Công giáo biết đến với các điểm tham quan như Nhà thờ Chính tòa Wawel và Bảo tàng Nhà của Gia đình của Đức Gioan Phaolô II. Nhưng ít người trong chúng ta biết rằng một trong những kho báu nguy nga nhất của Công giáo của đất nước nằm dưới lòng đất.


Các nhà nguyện của Mỏ muối Wieliczka

Trong ít nhất 700 năm, một trong những mỏ muối quan trọng nhất ở châu Âu nằm ở Krakow. Mỏ muối Wieliczka là sức mạnh kinh tế quan trọng đằng sau sự phát triển của Krakow. Các hầm và ngăn phòng của nó trải rộng trên một vùng 178 dặm (286,5 km), và hàng ngàn thợ mỏ đã làm việc ở đây từ khi nó được thành lập vào thế kỷ 13 cho đến năm 1996.

Nhưng những người thợ mỏ đã làm nhiều hơn việc cung cấp sức lao động cần thiết để khai thác muối. Họ cũng thể hiện tài hoa và sự khéo léo đáng kinh ngạc trong việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo làm từ muối. Ban đầu chủ yếu là các biểu tượng, các vị thánh và biểu tượng của hoàng gia. Nhưng chẳng bao lâu, các thợ mỏ đã đưa tài năng của họ hướng tới việc thể hiện đức tin Công giáo của mình thậm chí còn mở rộng hơn. Họ đã chạm đục tất cả các nhà nguyện dưới lòng đất để họ có thể có một nơi cầu nguyện. Ngày nay, chúng ta biết có ít nhất 40 nhà nguyện Công giáo làm bằng muối nằm trong khu mỏ muối trước đây. Ấn tượng nhất là Nhà thờ Thánh Kinga, nằm sâu dưới mặt đất 330 bộ Anh (hơn 100 m).

Theo một truyền thuyết, nhà nguyện được xây dựng sau khi Công chúa Kinga, con gái của Vua Bela IV của Hungary, ném chiếc nhẫn đính hôn của mình vào một mỏ muối nằm ở một địa điểm khác, và nó được tìm thấy một cách kỳ lạ tại mỏ muối Wieliczka. Những người thợ mỏ sau đó đã xây dựng một nơi thờ phượng để kỷ niệm Thánh Kinga, vị thánh bổn mạng của những công nhân mỏ muối.


Nhà nguyện Thánh Kinga

Ngày nay, Nhà nguyện Thánh Kinga được coi là nhà thờ ngầm sâu nhất thế giới. Tất cả các bức phù điêu, các bức tượng và đèn chùm tuyệt đẹp đều được điêu khắc bằng muối trong hàng trăm năm. Những cảnh chính trong cuộc đời của Chúa Giêsu như Cảnh Giáng sinh, Bữa Tiệc ly và Khổ hình Thập giá được mô tả trong những bức phù điêu bằng muối rất ấn tượng trong khi một bức tượng bằng muối với kích thước thật của Thánh Kinga được tìm thấy phía sau bàn thờ.

Khu mỏ ngầm này ở Ba Lan là địa điểm của một nhà thờ chính tòa và 40 nhà nguyện


Nhưng ngôi nhà nguyện ở thế giới khác này không chỉ là một điểm tham quan về văn hóa, nó còn là một nơi thờ phượng thành kính. Thánh lễ được cử hành ở đây vào mỗi Chúa nhật và những ngày Lễ quan trọng. Đám cưới có thể được tổ chức tại đây, đón được 400 người. Và nơi đây lưu giữ hai thánh tích quan trọng, thánh tích của Thánh Kinga và của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã đến thăm nhà nguyện hai lần, lần đầu tiên khi còn là một thiếu niên, và sau đó với tư cách là một hồng y.


Di sản thế giới của UNESCO

Ước tính rằng có ít nhất 40 triệu du khách đã đến để chiêm ngưỡng Di sản Thế giới được UNESCO công nhận này kể từ khi nó mở cửa đón khách du lịch vào những năm 1990. Khi đến thăm quan, bạn sẽ có cơ hội chọn “tuyến đường du lịch” hoặc “tuyến đường hành hương”, tuyến này đưa bạn vào chuyến tham quan với một linh mục, người giải thích ý nghĩa tôn giáo của địa điểm này và cử hành Thánh lễ tại một trong các nhà nguyện.

Ngày nay những người công nhân vẫn là trụ cột chính của nhà nguyện. Nếu không có sự trợ giúp của các kỹ sư, khu di sản độc đáo này sẽ bị sụp đổ do áp lực của nước ngọt thấm qua các lớp muối dày.

Nhà thờ Muối Thánh Kinga vừa mở cửa trở lại để đón khách du lịch sau một thời gian dài buộc phải đóng cửa vì đại dịch. Bạn có thể đặt vé và tìm hiểu về các quy tắc an toàn mới ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/7/2021]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét